Cái bẫy Hợp đồng đặt cọc công chứng mua bán nhà đất
(Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của tác giả Trần Sơn)
CẢNH BÁO - [ BẪY "HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC CÔNG CHỨNG" ]
Chắc nhiều người thấy lạ "Hợp đồng đặt cọc công chứng" ( gọi tắt là HDDCCC) là ra phòng công chứng ký thì có gì mà bẫy ở đây. Nhưng mà không, cái bẫy này toàn bộ bất lợi đều nằm ở người bán còn người mua là nắm đằng cán hết.
Nếu bên mua là người đàng hoàng thì không sao nhưng nếu là bên lừa đảo thì bây giờ mới là bắt đầu phát sinh vấn đề.
Trong HDDCCC - Hợp đồng đặt cọc công chứng có 1 câu "nếu bên mua không mua nữa thì sẽ bị mất cọc" chính câu đó khiến bên bán yên tâm ra ký. Ấy vậy mà tới khi bên mua không mua nữa thì bên bán phải lạy lục năn nỉ bên mua ra ký hủy HDDCCC thì bên phòng công chứng mới chịu hủy đi cái HDDCCC còn không hủy thì bên bán không thể bán người thứ 3.
Và bây giờ mới là cái BẪY thường gặp :
- Bên mua lướt cọc mà lướt không được không có tiền để công chứng sẽ chơi kèo câu giờ. Xin lại tiền cọc mới ra hủy công chứng.
- Trường hợp bên bán không biết phải hủy HDDCCC mới bán được cho người khác. Bên bán cứ tưởng bên mua không mua nữa thì mình cứ việc bán cho người khác thế là đi nhận cọc viết tay với bên thứ 3 ( cũng có thể là người của bên mua cắm vào ). Và lúc này bên Bán rơi vào thế bí phải chấp nhận theo yêu cầu của bên mua.
Nghe buồn cười đúng không?. Tài sản của mình nhưng vô tình rơi vào tay người khác định đoạt chỉ vì HDDCCC.
Còn nếu bên bán muốn đơn phương hủy HDDCCC thì chỉ có 1 nước duy nhất là khởi kiện ra toà. À mà ra toà thì cứ xác định trung bình 2 năm đến 10 năm mới xử xong nha.
Cái Bẫy Hợp đồng đặt cọc công chứng này chắc chắn sẽ xảy ra nhiều nhất khi sốt đất đi qua. Khi hạ nhiệt thì đây sẽ là chiêu trò được xài nhiều nhất để thao túng người bán.
Và đôi khi mình sẽ thấy rõ luật của việt nam còn nhiều kẻ hở cho kẻ bất lương trục lợi.
(Theo Trần Sơn)
Tham khảo thêm:
“BẪY” HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC CÔNG CHỨNG – KHUYẾN CÁO TỪ LUẬT SƯ?
Tình hình giá đất lên cao rất nhiều trường hợp nhờ tư vấn liên quan đến xử lý Hợp đồng đặt cọc trong đó oái ăm nhất là trường hợp xử lý Hợp đồng đăt cọc có công chứng mà bên mua bỏ cọc. Chủ đất muốn bán cho người khác nhưng không VPCC nào chịu ký mà hướng dẫn đi kiện bên đặt cọc trước đây và có bản án thì mới giải quyết? Chủ đất lắc đầu chào thua.
Lý giải vấn đề này, giải thích ngắn gọn cho Cộng đồng hiểu là khi các bên ký HĐ đặt cọc tại Tổ chức hành nghề công chứng thì trên hệ thống công chứng đã treo thông tin “thửa đất …./TBD số… đã ký HD đặt cọc ngày….”
Thông thường các bên thỏa thuận chi tiết tại HDDC là đến hạn ký HD mua bán mà bên bán ko bán thì đền xxx lần cọc, bên mua không mua thì mất cọc. Tuy nhiên khi bên mua bỏ cọc (không đến ký công chứng/không liên hệ được/tắt điện thoại….) thì việc hủy Hợp đồng đặt cọc đã công chứng phải theo quy định tại Luật Công chứng quy định việc hủy Hợp đồng phải được cả 2 bên đồng ý (Điều 51 Luật Công chứng 2014), mà bên mua đã bỏ cọc thì đời nào chịu phối hợp ký hủy với bên bán. Công chứng viên trên thực tế không thể biết được các bên đã giải quyết hậu quả của HD Đặt cọc này như thế nào nên không thể xác nhận cho chủ đất chuyển quyền tiếp được.
KHUYẾN CÁO TỪ LUẬT SƯ:
• Pháp luật hiện hành không quy định hợp đồng đặt cọc bds bắt buộc phải công chứng mới có hiệu lực, có nghĩa là việc ký tay giữa các bên vẫn có hiệu lực như Hợp đồng đặt cọc công chứng, việc ký hay không là do các bên thỏa thuận không ảnh hưởng đến hiệu lực của Hợp đồng.
• Nếu đã công chứng hợp đồng này thì khi huỷ hợp đồng, hai bên lại phải thực hiện thủ tục huỷ hợp đồng tại văn phòng công chứng nơi đã công chứng hợp đồng ban đầu và do CCV tiến hành. Trường hợp bên bán không phối hợp ký hủy thì bắt buộc bên mua phải liên hệ Tòa án để đề nghị chấm dứt hiệu lực HĐ đặt cọc do bên đặt cọc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình. Theo quy định hiện hành của pháp luật tố tụng dân sự, thời gian Tòa án giải quyết theo quy định là từ 4 – 6 tháng (cấp sơ thẩm) và trên thực tế có thể nhanh hoặc chậm hơn thời hạn nêu trên;
• Việc ký Hợp đồng đặt cọc công chứng như đã phân tích sẽ đảm bảo quyền lợi – sự ràng buộc cho cả 2 bên tuy nhiên NẾU phát sinh tranh chấp thì BÊN BÁN sẽ rất tốn thời gian công sức để xử lý – do đó BÊN BÁN nên cực kỳ quan tâm vấn đề này và BÊN MUA ở chiều phân tích ngược lại;
• Khuyến cáo đối với các bất động sản có giá trị lớn và tỷ lệ đặt cọc cao (trên 30% tổng giá trị) thì BÊN BÁN hãy cân nhắc đến việc ký HĐ nhận cọc tại Tổ chức công chứng;
• Nếu gặp trường hợp BÊN MUA không đến Tổ chức công chứng để ký Hợp đồng mua bán như cam kết. Thì BÊN BÁN yêu cầu CCV lập biên bản sự việc hoặc liên hệ liên hệ Thừa Phát Lại lập vi bằng tại thời điểm đó để làm chứng cứ (chi phí loanh quanh khoảng 5 triệu đồng/lần)- việc này cực kỳ quan trọng và sẽ giúp BÊN BÁN đẩy nhanh quá trình giải quyết tại Tòa án sau này.
• Lưu ý một số nội dung thỏa thuận tại HD đặt cọc công chứng nên ghi nhận rõ địa chỉ liên hệ của Bên đặt cọc (để gửi thông báo sau này); các thông tin về nhân thân, số điện thoại liên hệ (lưu lại các thông tin nội dung trao đổi thông qua tin nhắn các nền tảng MXH) và ghi rõ Tổ chức công chứng sẽ ký kết Hợp đồng mua bán sau này làm cơ sở chứng cứ cung cấp cho Tòa án đẩy nhanh quá trình giải quyết các vấn đề sau này tại Tòa án.
“Mỗi ngày một vấn đề pháp lý chia sẻ cùng cộng động bất động sản – hi vọng sẽ giúp ích cho Cộng đồng trong quá trình đầu tư bất động sản”.
(Theo Luật sư Trần Minh Cường)
Tham khảo thêm:
An Cát
Ko có hđ công chứng thế trao tiền xong bên bán ko bán, ko trả tiền nữa thì bên mua đòi đến khi nào.
Có hđ công chứng mà kiện mất tới 2 năm thì ko có hđ công chứng kiện tới bao h mới xong.
Đây là kẽ hở nên chỉ mong các bác ở trên có biện pháp xử lý bảo vệ quyền lợi cho cả 2 bên bán và mua.Trần Sơn
An Cát Cái trường hợp đó để bữa sau mình viết 1 cái cách để bắt bên bán đền cọc nếu vi phạm hợp đồng đặt cọc. Nhưng phải đúng quy trình thì mới lấy được.
An Cát
Trần Sơn quy trình nào cũng lâu và rắc rối hết á bác. Mà luôn bị phụ thuộc vào tòa án phân xử. Mà tòa thì bận lắm. Nộp đơn chờ khi nào tới lượt mới đc.
Trần Sơn
An Cát cái đó chính là rủi ro. Cho nên khi đi mua bán đất cũng nên nhìn nhân tướng học của người mua người bán nữa cả đấy.
Lâm Lý
Xin file Word nguyên mẫu để đọc ạ
Trần Sơn
Lâm Lý phòng công chứng có sẵn mẫu. Bạn có thể ra đó nhờ họ in. Vì mỗi phòng công chứng có 1 mẫu hợp đồng khác nhau.
Nguyễn Xuân Tú
Là ng bán mình luôn rất ngại việc phải kí cái hợp đồng cc cọc này , thà cọc 200 thôi cũng đc , nhiều khách cứ đòi cọc 1 tỷ trở lên rồi đòi cc cọc các kiểu . Sau này đến hôm chồng tiền đủ lại phải đến phòng đó hủy xong mới đi cc đc . Tốn thêm chi phí cho 2 lần cc . Rủi ro đủ thứ chuyện
Quốc Vương
Trong hợp đồng ko có nội dung liên quan đến thời gian, hết hiệu lực của giấy cọc à.
Trần Sơn
Quốc Vương có thời gian luôn nhưng phòng công chứng vẫn bắt phải có bên mua ra ký hủy và họ sẽ thu hồi cái bản hợp đồng đặt cọc đã ký trước đó. Đây là quy định rất cứng nhắc cho nên mới là kẻ hở
An Huynh
Chiêu này dân lướt cọc hay dùng, lướt ko được cù nhầy đòi lại cọc..????
Quoc Vuong
An Huynh ôi rồi, cọc vài trăm củ ra đấy mà đòi lại cọc, chủ nó cú gửi ngân hàng lấy lãi tiêu nếu ko cần bán, cần bán thì cắt cho tòa 50% , xử trong nốt nhạc
Quoc Anh Nguyen
Thay vì ra công chứng làm HD đặt cọc. Thì ra thừa phát lại , lập vi bằng HD cọc thì có rủi ro gì không?
Tran Son
Quoc Anh Nguyen lập vi bằng ý nghĩa chỉ đơn giản là làm chứng. Nó cũng chỉ có giá trị pháp lý tại toà.
Tran Tuan
Quoc Anh Nguyen cái này em có gặp và cungz chưa biết giải quyết sao. Bên kiến thuỵ mấy phát rồi. Thừa phát lại có khi giải quyết được. Nhưng nếu có mờ ám thì cũng bó tay :))
Oanh Le
Quoc Anh Nguyen ra TPL lập vi bằng ko có giá trị pháp lý như CC. Chủ đất nếu định lừa đảo có thể nhận cọc bán cho hàng chục người 1 lô đất. Khi chủ đất bị tóm đi tù vì lừa đảo thì người mua cũng mất tiền.
Nguyễn Liên
Ủa nhưng khi ký CC đặt cọc thì phải ghi rõ là nếu bên mua ko mua thì đúng ngày hết hạn trong hợp. đồng thì bên bán có quyền đơn phương huỷ HĐ chứ
Nguyen Thanh Binh
Thực ra vụ này do luật VN ko chặt chẽ thôi. Việc bên mua ko mua nữa mà hết hạn hợp đồng cọc thì còn giá trị gì nữa mà phải làm thủ tục huỷ công chứng?! Cám ơn chủ post.
Trí Nguyễn
Nguyen Thanh Binh bài này ko có giá trị pháp lý. Tới ngày công chứng mà ko thực hiện là mất cọc thôi chứ ko phải lăn tăn gì hết
Nguyen Ngoc Kieu
Mình cũng thấy luật bất cập chố này. Đáng nhé hết thời gian đặt cọc thì hợp đồng hết giá trị
Nguyen Ngoc Chuong
Yêu cầu Bên Mua ủy quyền cho Môi Giới để hết hạn hợp đồng cọc thì có thể Hủy HDC. (Môi giới phải làm để nhận đc đủ tiền hoa hồng, Bên Mua đàng hoàng thì cũng chấp nhận điều khoản này, còn không thì hiểu rồi đó) :p
Phong Triệu
Nguyễn Ngọc Chương thế nếu như môi giới là người của 1 Bên mua thì sao? Hoặc nếu như môi giới có ý đồ không tốt thì sao? do biết mình Quan trọng nên cố tình vòi tiền quá tiền môi giới mới hủy hđ cho Bên bán thì sao? Khi đó thì bạn chỉ vừa chuyển " đối tượng" năn nỉ từ Bên mua sang bên môi giới. Chưa kể nếu Bên mua tranh chấp thì vừa phải hầu cả Bên mua lẫn môi giới. Quá tội.
Nguyễn Ngọc Chương kể cả đưa hay chưa đưa thì cũng không làm theo cách này được bạn. Rất nhiều bất cập. Bất cập về luật biết trước rồi thì tránh. Chứ dính vào con người thì không biết thế nào.
PC Nguyen
Ai ngu mà không thêm câu điều kiện rằng hđcc đc chỉ có thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký. Hết thời hạn này, nếu hai bên không tiến hành việc mua bán, hợp đồng công chứng đc tự thanh lý và hết hiệu lực.
Tran Son
PC Nguyên Bạn cứ làm thử xem. Với điều kiện Phòng Công Chứng chấp nhận.
PC Nguyên Mọi người nên hiểu rằng. Khi đã ký HDDCCC thì hợp đồng đó đã treo trên hệ thống chung. Nếu không có Phòng Công Chứng hủy đi thì hợp đồng đó sẽ được treo mãi mãi. Cho nên đừng có nghĩ ghi vô câu sau thời gian bao lâu sẽ hết hiệu lực. Quan trọng nhất là Phòng Công Chứng có hợp tác để hủy hay không. Hay lúc đó họ vẫn theo đúng nguyên tắc cứng nhắc là cần bên mua ra ký và thu hồi lại bản hợp đồng đặt cọc công chứng trước đó thì mới ra hủy. Còn mình có thích viết cái gì trong hợp đồng thì cũng vậy thôi.
Kathy Cao
Trần Sơn cái này thì pcc vô trách nhiệm và sai luật. Nó là dv đc trả tiền để chứng thực. Và nó cũng đã chứng thực với nội dung HĐ sau thời gian hiệu lực sẽ tự huỷ. Tức là nó phải có trách nhiệm tự đi huỷ chứ, nếu có cái vụ treo trên hệ thống. Nó làm như ông nội ng ta à.
Kim Thanh
PC Nguyên không có đâu nhé bạn ra phòng công chứng hỏi xem nó không có trách nhiệm giải quyết đâu nó treo trên hệ thống giống như mấy người vay tiền không trả trốn nợ treo trên CIC
Trần Sơn mình đang theo vụ kiện mà không biết khi nào xong đây vì phòng công chứng không có trách nhiệm nếu 2 bên không lên hủy thì ra toà án giải quyết
Hùng Đậu
Mình cũng bị trường hợp này, ngưởi mua ko mua nữa mà ko chịu ra kí, bên pcc nói sau này mua bán cho người khác thì mang ra pcc khác kí chuyển nhượng bình thường ko biết đúng ko
Trần Sơn
Hùng Đậu Ai tư vấn bậy vậy???. Có 1 hệ thống chung được kiểm soát. Một khi đã ký đặt cọc công chứng là hợp đồng được niêm yết trên hệ thống. Có qua phòng công chứng khác họ mở hệ thống ra cũng không có cho chuyển nhượng đâu
Phong Triệu
Thực trạng đúng là có. Dù trong hợp đồng có ghi rõ hiệu lực của hợp đồng, điều khoản chấm dứt nhưng công chứng vẫn yêu cầu phải lập hủy bỏ hđ cọc mới được công chứng chuyển nhượng. Đây là cách hiểu sai của Bên công chứng, đối lập với quý định của Bộ luật dân sự.
Trần Sơn luật công chứng ( luật chuyên ngành) nhiều khoản trái bộ luật dân sự( luật chung) và không đồng nhất với luật nhà ở, luật kinh doanh bđs nhưng sửa đổi thì chậm. Có nhiều điểm còn không thay thế.
Kathy Thuy Cao đấy là nghiệp vụ, quy định của Bên tổ chức hành nghề công chứng đưa ra. Ở đây mọi người chỉ nói thực trạng. Còn ai muốn phản đối thì liên hệ bên bộ tư Pháp, sở tư Pháp, Tổ chức hành nghề công chứng trả lời thôi bạn.
Tran Chien Thang
Đúng rồi vì nó là HDDCCC
Còn nếu mà HDDC của môi giới như việc mua bán thường ngày thường thấy thì quá ngày CC mất cọc là đương nhiên
Nguyen Nguyen
Hay quá chủ tus ơi, hôm mình đi nhận cọc 300 triệu bán nhà, cũng tự tin chắc ăn vì đi công chứng.... ngồi hỏi 1 hồi mới lồi ra cái điều : " khi bên mua không mua nữa thì bên bán phải lạy lục năn nỉ bên mua ra ký HUỶ HDDCCC thì bên phòng công chứng mới chịu hủy đi cái HDDCCC còn không hủy thì bên bán không thể bán người thứ 3"
nhận có vài trăm mà rui rỏ dính luôn cái nhà không bán được.
Kim Nguyen
Nguyen Nguyen giống kiểu cố nhà vài trăm ra công chứng làm hợp đồng thuê nhà không có trả tiền nhà ở free 2-3 năm rất rủi ro nói chung phòng công chứng không có trách nhiệm hủy hợp đồng cho mình
Thanh Kha
Xem cho rõ nhé. HDĐCCC. Có thời han do 2 bên thương lượng giao kèo được hiển thị rõ trong HĐCC. Đến ngày bên Mua ( B ). Ko thực hiên nghĩa vu xem như tự bỏ cọc. Và HĐCC đó ko còn hiêu lực. Bên A thực hiên mua bán bình thường
Trần Sơn
Thanh Kha Mọi người nên hiểu rằng. Khi đã ký HDDCCC thì hợp đồng đó đã treo trên hệ thống chung. Nếu không có Phòng Công Chứng hủy đi thì hợp đồng đó sẽ được treo mãi mãi. Cho nên đừng có nghĩ ghi vô câu sau thời gian bao lâu sẽ hết hiệu lực. Quan trọng nhất là Phòng Công Chứng có hợp tác để hủy hay không. Hay lúc đó họ vẫn theo đúng nguyên tắc cứng nhắc là cần bên mua ra ký và thu hồi lại bản hợp đồng đặt cọc công chứng trước đó thì mới ra hủy. Còn mình có thích viết cái gì trong hợp đồng thì cũng vậy thôi.
Trần Tuấn
Vậy giờ không làm HD cọc nữa mà làm HĐ mua bán thanh toán tiền theo giai đoạn thì sao bác
Trần Sơn
Trần Tuấn Phần này phải hỏi phòng công chứng có chịu chứng hay không thì mới biết được.
Duong Khoi
Vậy nếu hợp đồng cọc qua môi giới, chỉ giao tiền và ký cọc, ko qua công chứng thì sao các bác?
Quá hạn cọc mà ko phát sinh giao dịch (do bên mua không đủ tiền) thì coi như mất cọc và bên bán có thể bán cho người khác đúng không ạ?Tran Son
Duong Khoi đúng. Trừ phi bên mua không có đem tờ đặt cọc đi kiện mình. Cho nên nếu bên mua không mua nữa thì bên bán nên gửi tin nhắn để bên mua xác nhận qua tin nhắn điện thoại để làm bằng chứng pháp lý nha.
Nguyen Huyen
Duong Khoi nhắn tin báo sẽ mất cọc, nếu quá hạn cọc nhé.
Thường thì mất cọc, trừ phi 2 bên tự thoả thuận lại với nhau.
Nguyen Xuan Tu
Là ng bán mình luôn rất ngại việc phải kí cái hợp đồng cc cọc này , thà cọc 200 thôi cũng đc , nhiều khách cứ đòi cọc 1 tỷ trở lên rồi đòi cc cọc các kiểu . Sau này đến hôm chồng tiền đủ lại phải đến phòng đó hủy xong mới đi cc đc . Tốn thêm chi phí cho 2 lần cc . Rủi ro đủ thứ chuyện
Bui Hanh
Thì tới ngày công chứng call thừa phát lại qua lập vi bằng. Sau đó nộp lên tòa để công nhận giao dịch bị hủy. Rồi ký mua bán cho bên khác bình thường á anh.
Tran Son
Bùi Hạnh quan trọng là thời gian ấy. Việc khởi kiện nó phiền ở điểm là thời gian. Khi bán đất chủ đất có xu hướng đang cần tiền mới bán cho nên việc kiện sẽ làm lỡ việc thậm chí trường hợp chủ nhận cọc viết tay bên thứ 3 và dễ rơi vào tình trạng đền cọc
Ngo My Ha Giang
Em đã gặp TH cho thuê nhà công chứng, người thuê vi phạm nên chủ lấy lại nhà và trả cọc lại cho bên thuê nhưng ko biết rằng phải ra PCC chấm dứt HD.
Sau cho bên khác thuê ko được, phải đi năn nỉ người thuê cũ và cho thêm tiền để họ ra ký tất toán HD.
Nên cho thuê nhà có ký HDCC thì cũng nên lưu ý ạ.
Tấn Đậu Đỗ
Theo luật công chứng thì muốn hủy bỏ hợp đồng hay giao dịch cần phải có xác nhận của 2 bên, vậy nên họ cũng không thể tự hủy hợp đồng mặc dù quá thời hạn cọc.
Ngược lại bộ luật dân sự lại cho phép hợp đồng giao dịch quá thời hạn cọc được phép hủy.2 luật đá nhau vậy, biết làm sao
Hieu Thanh
Tấn Đậu Đỗ đá nhau đâu. Luật công chứng dành cho công chứng. Còn ký giấy tay thì nếu kiện sẽ xử theo luật dân sự. Ngay cả ký công chứng nữa thì vẫn kiện ra toà để huỷ mà. Chủ yếu đã nói luật thì cần bằng chứng là bên kia vi phạm hợp đồng.
Tấn Đậu Đỗ
Hieu Nguyen Thanh cọc ký giấy tay thì dễ, đang nói văn bản cọc công chứng mới khó. Tất nhiên cùng đường thì bên bán khởi kiện ra tòa nhưng mất nhiều công sức
Nguyen Viet Vinh
Luật VN đúng là hở nhiều để các tiến sĩ luật lạng lách. Như chủ tus nói , giả sử hết thời hạn cọc công chứng ông khách cùng với các hàng thừa kế nhà khách đi chầu ông bà hết , rồi chủ đất chỉ biết khóc tiếng mán à, bán không được, đành lấy tiền cọc đó đầu tư sản xuất vào đất đến muôn đời... haizz
Dung Tien
Gặp các trường hợp này, bạn phải làm thêm 1 hợp đồng ủy quyền tại thời điểm công chứng hợp đồng đặt cọc. Bạn cứ bảo công chứng làm hợp đồng ủy quyền từ thằng mua cho mình (thời hạn ủy quyền là sau ngày hết hạn mua bán), khi đó công chứng sẽ chấp nhận hủy hợp đồng đặt cọc mà ko cần chữ ký của thằng đặt cọc. Nói chung khi mua hay bán mà hợp đồng có thời hạn thì yêu cầu công chứng làm kèm 1 hợp đồng ủy quyền là ko sợ bị gì hết (lách luật)
Phong Trieu
Dung Tien cái này không làm dc nhé bạn. Do 1 chủ thể chỉ được quyền thực hiện duy nhất 1 Bên. Không có công chứng nào dám xác nhận 1 hđ mà Bên bán( nhân danh mình) giao kết với tư cách là bên nhận uq của Bên mua và là cùng 1 người cả. Còn nếu bạn yêu cầu Bên mua uq cho người của Bên bán thì chắc gì Bên mua đồng ý ( do sợ Bên được Uq của bạn tự ý thanh lý, hủy bỏ hđ cọc theo giấy Uq )
Kim Nguyen
Phong Triệu giấy ủy quyền cũng không làm gi được trong trường hợp này và không có phòng công chứng nào làm được giấy ủy quyền dạng nay vì tài sản vẫn là bên bán nên bên mua không có gì để ủy quyền cho bên bán mà phải ủy quyền cho bên thứ 3 thường chỉ ủy quyền thay mặt 2 bên đi làm giấy tờ sang tên đăng bộ đóng thuế thôi chứ chưa ai làm được cái ủy quyền cho bên bán tự hủy hợp đồng cọc công chứng
Thắm Thọ
Khi đã ký công chứng kể cả công chứng chờ bên mua phải đưa đủ tiền người bán mới ký , còn ông mua chờ đến bao giờ thì chờ chứ, giờ dân họ khôn lắm , ra phòng cc cán bộ cc họ cũng giải thích cho bên bán điều này mà
Hieu Thanh Nguyen
Kiện ra toà ko rõ bao lâu sẽ dc giải quyết nhưng khá là lâu đấy. Nên thiện chí mua bán là quan trọng. Và cọc thì cọc luôn 10-20% giá trị. Còn cái nhà 4 tỷ mà cọc 20 tr thì viết giấy tay cho đỡ làng nhàng. Kkk
Còn cho ai không biết. Chứ ký hđ cọc công chứng rồi chỉ có 2 cách huỷ. 1 là cả 2 cùng ra ký. 2 là nộp đơn kiện (đơn phương) ra toà để huỷ.
KimNg Nguyen uỷ quyền là vấn đề khác nha bạn. Đây đang nói về cọc mà quá hạn ko ra công chứng cũng không muốn thực hiện hợp đồng. Cái này có nhiều biện pháp để chứng minh hơn. Còn mấy cái khác rắc rối hơn nhiều.
Tham khảo thêm:
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận