[Tư vấn Luật] : Giải quyết vụ tranh chấp thừa kế trong gia đình

Lượt xem: 420 ||| Lượt thích: 0

 

 

Trong các vụ tranh chấp thừa kế trong gia đình mà mình đã, đang giải quyết hoặc tư vấn mấy năm nay tuy tình tiết, nội dung khác nhau, nhưng có những đặc điểm

 

 

Trong các vụ tranh chấp thừa kế trong gia đình mà mình đã, đang giải quyết hoặc tư vấn mấy năm nay tuy tình tiết, nội dung khác nhau, nhưng có những đặc điểm sau:

- Tài sản của người chết không được làm thủ tục phân chia/khai nhận sớm, mà nhiều năm sau gia đình khi cần làm gì đó với tài sản mới đi làm thủ tục. Khi này mới biết phát sinh một số phức tạp, không đơn giản như: sau đó có người thừa kế khác tiếp tục chết dẫn tới kéo theo tài sản đó có nhiều người thừa kế hơn ban đầu, mà những người này mỗi người một nơi hoặc không đủ giấy tờ hoặc không chịu ký, không hợp tác làm thủ tục…lời khuyên của luật sư tôi là ngay sau khi lo ma chay cho người chết thì gia đình nên họp sớm để làm thủ tục thừa kế để sang tên giấy tờ từ người chết qua người còn sống theo thoả thuận. Việc này đơn thuần là làm thủ tục giấy tờ, còn hơn đến khi tranh chấp thì mới không hay.

- Khi có người đi làm thủ tục thì mới biết tài sản này đã được một người thừa kế nào đó làm thủ tục sang tên cho họ từ khi nào rồi. Mà việc sang tên tài sản này có nhiều khuất tất như không thông báo cho mọi người, giấu người thừa kế, có chữ ký của những người mà họ còn không nhớ có ký vào văn bản phân chia hay không, có di chúc của người chết mà trước đó không nghe nói về di chúc này…

- Tình trạng nhiều người (nhất là những người già hoặc người ở thôn quê) ký vào văn bản (có công chứng, chứng thực ở VPCC hoặc UBND xã luôn) như từ chối di sản thừa kế, phân chia di sản thừa kế, thừa nhận nguồn gốc đất đai mà không biết, không hiểu tính chất của văn bản đó. Tới khi tranh chấp, kiện tụng cho rằng mình không ký, không nhớ có ký hay không. Nhưng kỳ thật đó là chữ ký của họ, dấu công chứng, chứng thực hẳn hoi. Khi này “bút sa Gà chết”.

Lời khuyên của luật sư vẫn là cần phải cẩn trọng, coi kỹ, hiểu được tính chất văn bản mà mình ký khi giao dịch, ngay cả khi ký ở công chứng. Nếu tài sản có giá trị mà không rành nên có luật sư tư vấn, hỗ trợ. Tuy nhiên điều này nói vậy nhưng không phải sớm thực hiện được, nhất là những bà con ở quê.

- Khi còn sống, người chết đã phân chia tài sản trong gia đình nhưng trong đó có tài sản lại chỉ nói miệng hoặc làm giấy tay, chưa hoàn tất sang tên giấy tờ ở cơ quan nhà nước cho người được chia. Việc này dẫn tới giấy tờ vẫn mang tên người chết, sau khi chết người được chia tài sản đó muốn qua được tên mình phải có sự hợp tác, chữ ký của nhiều người khác.

Lời khuyên của luật sư là khi cha mẹ phân chia tài sản cho con khi còn sống nên hoàn tất giấy tờ luôn hoặc ít nhất lập di chúc đầy đủ cho việc phân chia khi còn sống.

- Có người tham lam, không hiểu phần, quyền thừa kế của họ với người, tài sản được để lại, dẫn đến người này đòi vô lý hoặc cao hơn phần họ đuọcq hưởng. Hoặc đơn thuần do những mâu thuẫn khác mà có người không chịu hợp tác để phân chia tài sản thừa kế.

Lời khuyên của luật sư là nên có người có tiếng nói trong gia đình, dòng tộc, cùng luật sư, đến giải thích, thương lượng với người đó để tìm được giải pháp, thống nhất.

 

Trên là một số điều nhận thấy cùng lời khuyên của luật sư tui. Vẫn câu nói cũ, mọi người nên có luật sư tư vấn từ đầu khi giao dịch. Bà con hoàn tất công việc, bớt rủi ro mà luật sư tui có công việc, có tiền, mặc dù không nhiều như giải quyết tranh chấp. Hehe

 

(Theo Luật sư Đỗ Thanh Lâm)

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

[LIKE] Bài viết hay

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình Luận