TẠI SAO PHẢI ĐẦU TƯ 5000 TỶ ĐỒNG KÉO CÁP ĐIỆN ĐẾN CÔN ĐẢO ?!
TẠI SAO PHẢI ĐẦU TƯ 5000 TỶ ĐỒNG KÉO CÁP ĐIỆN ĐẾN CÔN ĐẢO?
P/s: Bài này không liên quan tới BDS nhưng thấy có nhiều ý kiến quá nên share ACE đọc chơi
Ngay khi có thông tin EVN đề xuất làm dự án kéo điện 5000 tỷ đồng để kéo điện lưới quốc gia Côn Đảo thì dân mạng bắt đầu chửi rủa. Các “chuyên gia mạng” đặt ra những câu hỏi như tại sao không làm điện mặt trời/điện gió vì Côn Đảo là vùng biển đảo thừa nắng và gió? Tại sao không kêu tư nhân hóa/nước ngoài vào đầu tư làm điện? Cáp điện đứt liên tục như cáp quang?
Hết dạy cứu hỏa cách chữa cháy, dạy công an cách phá án… giờ lại dạy luôn nhà nước cách làm điện. Nhiều người thì bị truyền thông tẩy não và luôn nghĩ rằng điện mặt trời, điện gió là cái gì đó rất là thần thánh.
Lý do đầu tiên cho việc chi 5000 tỷ đồng kéo cáp ra Côn Đảo vì để bảo tồn khu vực vườn quốc gia tại đây. Vườn quốc gia Côn Đảo - một trong những vườn quốc gia có tính đa dạng sinh học... nhất Việt Nam. Tới 70% diện tích đất Côn Đảo là điện tích vườn quốc gia. Ngoài ra, vùng biển bao quanh khu vực quần đảo cũng là vùng nước cần bảo tồn. Chính vì thế, khu vực này chỉ dành được 2,9 ha để phát triển các công trình năng lượng. Với diện tích như thế này thì không thể làm các nhà máy điện mặt trời, điện gió… được.
Thêm nữa, Côn Đảo là một đảo “xanh”, phát triển du lịch gắn bới cảnh quan tự nhiên, văn hóa, lịch sử. Giờ giữa đỉnh Thánh Giá lại tràn lan các cây tuốc bin gió, rồi đảo thì tràn lan màu đen của pin mặt trời? Làm điện mặt trời ở vùng nước thì lại xâm hại đến bảo tồn thiên nhiên mặt biển, phá tan nát san hô và xâm hại sinh vật dưới mặt nước? Thế thì khác gì phá nát Côn Đảo?
Một lý do nữa là nguồn điện tái tạo không ổn định. Điện mặt trời thì đêm không xài được và Côn Đảo có 6 tháng mùa mưa với những cơn mưa rải rác, điện gió thì Côn Đảo lại là vùng gió mùa và thậm chí có lúc gió không thể khiến tuốc bin quay. Và vì thế cần phải làm nguồn điện dự phòng. Nguồn điện dự phòng thường là nhiệt điện, điện khí… Lại phải xây thêm kho chứa than, khí, nhà máy phát, cảng biển quy mô lớn… Côn Đảo vẫn bị nát bét.
Tại sao không kêu gọi tư nhân hay nước ngoài đầu tư làm điện tại Côn Đảo? Nên nhớ rằng, Côn Đảo là một đảo tiền tiêu có vai trò tối quan trọng trong an ninh quốc phòng. Tại nơi đây lắp đặt Trạm Radar 32 - là trạm radar quân sự trọng điểm bậc nhất của Việt Nam. Trạm Radar 32 quản lý khu vực nhà giàn DK1, bãi Tư Chính, vùng thềm lục địa dầu khí phía Nam, phía Tây Nam quần đảo Trường Sa, kiểm soát vùng biển nhộn nhịp nhất thế giới từ eo Malacca đến phía Nam Trung Quốc… Đây là một trong những lý do mà Côn Đảo chưa triển khai du lịch đại trà bằng mọi giá. Giờ đưa một đống máy móc hiện đại, chuyên gia nước ngoài lên đảo khác gì xâm phạm an ninh quốc phòng?
Cáp điện khác với cáp quang, tiêu chuẩn khắt khe hơn rất nhiều. Cáp điện kéo ra các đảo cũng được bảo vệ rất kỹ càng với tư cách là công trình trọng điểm cấp quốc gia. Hiện nay, lưới điện quốc gia đã được kéo ra các đảo như Lý Sơn, Phú Quốc, Cát Bà, Tiên Hải, Cô Tô… từ hàng chục năm nay nhưng chỉ ghi nhận số vụ đứt cáp điện khá hiếm hoi.
Mang điện lưới quốc gia ra Côn Đảo còn ý nghĩa về sự gắn kết giữa đảo - đất liền. Khoản tiền 5000 tỷ là một con số lớn, nhưng chẳng là gì với những lợi ích được cân đo, đong đếm rất rõ ràng với những lợi ích mạng lại. Trước khi chửi bới điều gì, hãy cố gắng tìm hiểu thật kỹ.
(Theo Tifosi)
Nguyễn Quốc Chiến
Dự án này mình thấy nên làm, cần làm và rất phù hợp với sự phát triển, miễn là mấy đại ca đừng đớp quá tay.
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận