Tóm tắt sơ bộ cuộc giải cứu thị trường bất động sản với Ngân hàng Nhà nước ngày hôm qua 7-2-2023
-
Tóm tắt sơ bộ cuộc họp giải cứu thị trường Bất động sản đầu năm 2023
Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam kết luận cuộc họp :
- Về điều chỉnh hệ số rủi ro: Cơ quan thanh tra GS đứng trên quan điểm cơ quan quản lý, chưa thể đồng thuận với đề xuất của các doanh nghiệp
- Phó Thống đốc tóm tắt một số khó khăn vướng mắc của thị trường bất động sản, của các doanh nghiệp bất động sản đang gặp phải.
- Phó Thống đốc tóm tắt các đề xuất các Ngân hàng Thương mại đi sâu vào khó khăn của thị trường tín dụng bất động sản như:
+ Hạn mức cấp tín dụng phải cởi mở: Hiện room tín dụng đã dư dả, không còn vấn đề về hạn mức room tín dụng ảnh hưởng đến cho vay bất động sản nữa. Ngân hàng Nhà Nước chỉ quy định tăng trưởng tín dụng cho toàn nền kinh tế, không quy định riêng room tín dụng cho lĩnh vực Bất động sản, các Ngân hàng Thương Mại chủ động cấp tín dụng cho vay cho lĩnh vực bất động sản.
+ Cơ cấu nợ: Các nội dung thuộc thẩm quyền Ngân hàng Thương Mại thì các Ngân hàng Thương Mại chủ động thực hiện. Về cơ chế của Ngân hàng Nhà Nước cũng rất cần thiết, do không phải một sớm một chiều nguồn vốn quay lại thị trường, và người mua quay trở lại thị trường BĐS.
- Việc cơ cấu nợ là rất có ý nghĩa đối với Doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu làm chính sách này, các doanh nghiệp khác, các ngành khác như du lịch, hàng không… cũng sẽ có ý kiến, cũng yêu cầu cơ chế tương tự, không thể chỉ ưu ái chỉ riêng cho lĩnh vực bất động sản. Bất động sản cũng chưa phải là đối tượng ưu tiên cấp tín dụng, nên đề xuất này là rất khó, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp thu ý kiến và nghiên cứu. Vấn đề này cần Chính phủ điều hành.
+ Ổn định lãi suất: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa thể khẳng định sẽ hạ lãi suất, tuy nhiên sẽ cố gắng kiểm soát lãi suất, kiểm soát chặt lạm phát.
+ Đề xuất Ngân hàng Thương Mại được mua lại trái phiếu bất động sản: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không tán thành do phải đảm bảo tính an toàn cho toàn hệ thống.
(Theo Jun Trần tổng hợp)
Tóm tắt cuộc họp Ngân Hàng Nhà Nước sáng nay với các đại gia ngành Bất động sản
-----------------
BÌNH TĨNH, CHÈO LẠC NHỊP SẼ BỊ CHÌM
- (dẫn lời 1 lãnh đạo NN thương mại CP nói trong cuộc họp NHNN với doanh nghiệp Bất động sản sáng nay)
Giống như cuộc họp giao ban đầu năm chung chung:
NHNN tổng kết hoạt động cho vay, cấp tín dụng các năm; BĐS là loại hình kinh doanh như những nghành nghề khác, vẫn cấp vốn bình thường. Nhấn mạnh đặc biệt ''Chưa có văn bản nào từ NHNN là dừng cấp tín dụng cho BĐS'' Chỉ là KIỂM SOÁT (!) đầu cơ bong bóng BĐS.
Tham khảo thêm về Cơn sốt đầu cơ Bong bóng Bất Động Sản :
- Dư nợ tín dụng cho nghành BĐS tính đến cuối 2022 khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng với năm 2021 khoảng 24,27%. Tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua (Vậy mà các anh vẫn kêu không giải ngân)
- Đối với các doanh nghiệp dự án tốt, không bị TT hay ĐT vẫn cho vay bình thường.
- Năm 2022 BĐS biến động, đặc biệt DƯ THỪA các sản phẩm (chắc đất nền với nghỉ dưỡng*), nhưng lại thiết các sản phẩm thiết thực như NƠXH, các kênh huy động vốn gặp khó khăn, nhiều dự án và chủ đầu tư vướng thủ tục pháp lý.
- Đặc biệt: 90% dư nợ BĐS có thời hạn vay lên tới 10 đến 25 năm, trong khi đó 80% tiền gửi các ngân hàng là tiền dân gửi ngắn hạn. Nếu không có biện pháp cân đối, ngân hàng sẽ mất thanh khoản.
=> Các doanh nghiệp nêu ý kiến:
Vingroup: Hiện tại kênh huy động trái phiếu bị khó, nhiều chi phí ban đầu của dự án phát sinh, không hoạch toán được để vay, đề nghị NH xem xét giải ngân chi phí ban đầu.
- Về tài sản đủ pháp lý đầy đủ không rủi ro gì, về hạn mức cho vay đề nghị trên vốn được vay cao hơn.HT: Đề nghị nới Room, cơ cấu lại nhóm nợ, lãi suất vay mua nhà cao, về NƠXH thì đang bị bế tắc...
Sungroup: Kiến nghị 65 mong muốn nới lỏng, nghành xây dựng chịu hơn 100 luật, nghị định, đầu tư... ban hành lang pháp lý cho Condotel.
Xong tới 1 loạt ngân hàng diễn giải, ngân hàng nào cũng cấp tín dụng cho vay các loại hình BĐS. Các ngân hàng bảo giờ đang trên 1 cái xuồng, chúng ta đang trên một chiếc xuồng, phải cùng chèo một nhịp, phải hết sức bình tĩnh, chỉ cần chèo lạc nhịp là có thể bị chìm. Các doanh nghiệp phải chủ động cơ cấu.
Đợi kết luận cuộc họp!
(Theo Đặng Duy Linh)
Thị trường bất động sản: 'Nín thở' trước cuộc họp giải cứu
- Doanh nghiệp và người dân hy vọng Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 8/2 sẽ đưa ra giải pháp cụ thể. Theo đó, nhiều đơn vị kiến nghị hàng loạt vấn đề liên quan tín dụng doanh nghiệp, dự án.
Bộ Xây dựng kiến nghị
Trước khi diễn ra Hội nghị tín dụng với bất động sản sáng 8/2, ngày 6/2, NHNN tổ chức cuộc họp kín để nghe báo cáo về tình hình cho vay bất động sản. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp. Đây là cuộc họp nội bộ nhằm ghi nhận ý kiến của các đơn vị liên quan để NHNN chuẩn bị cho hội nghị quan trọng ngày 8/2.
Báo cáo của NHNN cho thấy, đến 31/12/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản lên đến gần 800.000 tỷ đồng. Con số này tại thời điểm cuối năm 2021 là khoảng 700.000 tỷ đồng.
Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 7/2, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, tại cuộc họp sáng 8/2, ông đại diện Bộ Xây dựng tham gia phát biểu với hàng loạt kiến nghị liên quan vốn cho thị trường bất động sản.
Đánh giá về sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản, ông Sinh cho rằng, doanh nghiệp hiện gặp nhiều khó khăn về vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá nguyên vật liệu tăng khiến một số doanh nghiệp thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản lao động, nhà thầu phải dừng thi công…
Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản chờ cuộc giải cứu. |
Theo ông Sinh, thị trường bất động sản khó khăn cũng khiến một số lĩnh vực khác như nguyên vật liệu, trang trí nội ngoại thất bị ảnh hưởng theo. Thêm một khó khăn nữa là xuất phát từ tâm lý khách hàng gặp phải một số dự án không đảm bảo pháp lý khiến các nhà đầu tư, người dân mất lòng tin.
Ông Sinh đánh giá, những khó khăn kể trên dù mang tính thời điểm nhưng cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nhà đầu tư. Trước thực tế khó khăn của cả doanh nghiệp và khách hàng mua bất động sản trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, ông cho biết, Bộ Xây dựng đã kiến nghị các bộ, ngành liên quan khơi thông điểm nghẽn về vốn.
Đối với NHNN, Bộ Xây dựng đề nghị xem xét phương án điều hành room tín dụng phù hợp để hỗ trợ cho nền kinh tế; đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
“Bộ Xây dựng cũng đề nghị NHNN hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng cho vay, giải ngân nhanh chóng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật; ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ”, ông Sinh nói.
Ông cho biết, Bộ Xây dựng là thành viên Tổ công tác của Thủ tướng về lĩnh vực bất động sản và đã đưa ra kiến nghị với các địa phương. Thị trường bất động sản cần vốn như ô xy và nếu không được bơm kịp thời sẽ khó hồi phục.
Thúc đẩy 2 thị trường
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết: “Tôi tham dự và đại diện cho tiếng nói doanh nghiệp nêu ra tại cuộc họp. Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản chờ đợi cuộc họp này từ đầu năm 2023.
Tôi cho rằng, thị trường bất động sản thời điểm này cần có vốn cho các dự án cần thiết của xã hội, dự án quan trọng với nhu cầu tối thiểu của người dân. Vì vậy, từ doanh nghiệp cho đến người dân chờ ngân hàng mở room tín dụng mới”.
Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, bất động sản là câu chuyện dòng tiền rất lớn gắn chặt với thị trường tài chính, hệ thống tài chính ngân hàng. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước cần thúc đẩy cả thị trường tài chính và bất động sản.
Theo ông Thành, Nhà nước cần tạo dựng lại lòng tin khi nguy cơ thị trường đóng băng và minh bạch các vấn đề pháp lý liên quan đến tài chính, tiền tệ. Nếu xử lý được hai vấn đề trên sẽ giải quyết được mối quan hệ giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp bất động sản. Theo đó, dòng tiền bất động sản mới dịch chuyển một cách bình thường.
Theo vị chuyên gia này, NHNN phải đảm bảo rằng, các điều kiện để dòng tiền có thể tiếp sức, “bơm máu” cho các dự án bất động sản không quá ngặt nghèo.
(Theo Ngọc Mai)
Tham khảo thêm Lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng
Nguyen Trung
Cuộc họp thành công tốt đẹp
Nguyễn Việt Hoàng
Tóm tắt cho ai lười đọc là không có gì thay đổi và sẽ tiếp tục lún thêm ít nhất là 2 năm nữa
Cao Anh
Cũng đúng thôi, mục tiêu về tiền tệ nó nằm sẵn con số và theo từng năm, điều chỉnh rất khó. Nếu 1 ngành nó nằm trong đó nhưng đa ngành kéo nhau nó khó vô cùng.
Nguyen Tat Thang
Tóm lại là ổn định
Bùi Anh
Rốt cuộc là ko giải quyết gì :)))
Trung Việt
Cá nhân tôi đồng ý với các quan điểm của phía Ngân hàng.
Ngân hàng: Khó khăn của doanh nghiệp bất động sản không do chính sách tín dụng.
..."Chúng tôi không thiếu room, lãi suất cũng luôn có những chương trình ở mức chấp nhận được", ông Lưu Trung Thái, CEO Ngân hàng Quân đội (MB) khẳng định với các doanh nghiệp bất động sản.
Sự lệch pha và khó khăn thanh khoản, theo ông, là do cấu trúc của thị trường bất động sản "đang có vấn đề" và cũng do chính từ phía các doanh nghiệp.
Ngoài ra, một phần lý do, theo CEO MB là việc quản lý dòng tiền và xây dựng kế hoạch của nhiều doanh nghiệp. Ba năm gần đây, trái phiếu riêng lẻ trở thành kênh dẫn vốn với quy mô lớn. Tuy nhiên, việc huy động vốn quá dễ dàng khiến nhiều doanh nghiệp chủ quan, không có kế hoạch, dự báo phù hợp."...
Room tín dụng không thiếu, vậy tại sao các doanh nghiệp bất động sản khó vay vốn? Vấn đề phần nhiều nằm ở pháp lý của các dự án, tài sản đảm bảo cho khoản vay - điều kiện quan trọng để được ngân hàng chấp thuận vay vốn.
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình luận