Top 7 bí quyết thương lượng hợp lý với chủ nhà - chủ bất động sản
Top 7 bí quyết thương lượng hợp lý với chủ nhà - chủ bất động sản
Thương lượng là một khâu quan trọng trong việc mua nhà vì nó liên quan đến quyền lợi cả bên bán và bên mua. Trước khi thương lượng người mua cũng cần phải xác định khoảng giá ‘hòm hòm’ căn nhà mình mua trị giá bao nhiêu để mua không bị ‘hớ’ hay trả giá quá thấp thì lại mất cơ hội sở hữu căn nhà ưng ý.
1. Tìm hiểu kỹ về thị trường giá cả khu vực bạn mua
Mỗi khu vực thường có giá nhà đất khác nhau. Vì thế bạn cần nắm bắt kĩ giá chung của thị trường, từ nhà, đất đến căn hộ. Tìm hiểu được giá càng kĩ bạn càng tránh được việc bị hớ giá khi mua. Việc định giá được căn nhà khoảng bao nhiêu cũng sẽ giúp bạn có tâm lý chủ động hơn trong khi giao dịch với chủ nhà.
2. ‘Đọc vị’ được tâm lý chủ nhà
Mức giá người bán nhà đưa ra một phần phụ thuộc vào động cơ bán. Điều này giúp bạn thương lượng với người bán một cách có lợi nhất, mua được giá rẻ nhất. Tất nhiên với các chủ nhà cần bán gấp vì bất kỳ lý do gì như phá sản, cần tiền gấp thì lợi thế càng thuộc về bạn.
Ngoài ra, xác định động cơ người bán cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu một số rủi ro lừa đảo trong đó. Với các động cơ bán mập mờ loanh quanh, bạn nên xác định lại căn nhà mình muốn mua có yếu tố bất ổn gì trong đó không sau đó mới quyết định.
3. Khéo léo tìm điểm ‘xấu’ của căn nhà
Ngôi nhà nào cũng có ít nhất 1 vài khuyết điểm như: Kiến trúc, kết cấu, phong thủy, vị trí ngôi nhà,…Có thể ‘vin’ vào các điểm như: Nhà xây hơi cũ, kết cấu nhà không được thông thoáng, không có giếng trời, vị trí nhà ở, khu bếp có hướng không phù hợp với tuổi của bạn,…Khi tìm được lỗi để ‘chê khéo’ bạn hãy thương lượng với chủ nhà với giá bớt khoảng từ 10 -30%.
4. Kéo dài thời gian thanh toán
Từ thực tế diễn ra khi mua bán nhà, các chuyên gia bất động sản cho rằng kéo dài thời gian thanh toán cũng là cách mặc cả khi mua nhà.
• Đối với người bán không vì lý do tài chính: người mua có thể tận dụng điều này và trả giá với một mức giá cao hơn giá chung. Nhưng người mua cũng phải giải thích thêm rằng việc kéo dài thời gian nên tiền sẽ đẻ ra tiền.
• Đối với người bán vì lý do tài chính: người bán nhà có thể sẽ hạ thấp giá nhà vì cần tiền và tránh việc người mua nhà tìm được căn nhà khác tốt hơn nhà mình.
• Hoặc bạn nên chia sẻ sự khó khăn về tài chính của mình nhằm tác động đến người bán suy nghĩ về hạ mức giá để cuộc đàm phán đi đến thành công.
5. Không bộc lộ cảm xúc dù bạn đã rất ưng
Đừng đặt cọc vội hay đừng khen căn nhà bởi chủ nhà sẽ dễ nắm thóp rằng bạn đã ưng căn nhà này. Dù thích đến mấy, bạn cũng nên tìm lỗi để chê bai căn nhà.
Từ đó chủ nhà chắc chắn sẽ đưa ra giá thấp hơn so với mức giá niêm yết ban đầu và từ đó bạn có thể tiếp tục hạ giá xuống.
Tuy nhiên, không chê bai quá đà khiến chủ nhà muốn hủy bỏ giao dịch với bạn.
6. Nêu chi phí thủ tục hành chính
Nếu như chủ nhà quá cứng nhắc trong việc thương lượng giá cả, hãy nêu ra một số chi phí khi làm thủ tục hành chính, và nếu thiện chí nếu chủ nhà sẵn sàng chi sẻ khoản tiền đó. Chủ nhà hoàn toàn sẽ giảm bớt cho bạn một chút nếu nhận thấy được thiện chí mua nhà của bạn.
7. Lựa chọn thời điểm đi xem nhà phù hợp
Thời điểm xem nhà luôn là yếu tố để bạn dễ dàng thương lượng, thỏa hiệp giảm giá.
• Nên đi xem nhà vào những ngày nắng nóng hay sau cơn mưa rào để đánh giá chính xác hơn mức độ chịu ảnh hưởng của căn nhà.
• Hoặc có thể, nên xem nhà vào giờ cao điểm để xem ngôi nhà có bị ô nhiễm tiếng ồn hay môi trường ô nhiễm khói bụi, rác thải.
(Theo Propzy)
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận