Top 10 dạng tâm lý đầu tư bất động sản của những nhà đầu tư thời nay !

Lượt xem: 3399 ||| Lượt thích: 1

 

 

Top 10 dạng tâm lý đầu tư bất động sản của những nhà đầu tư thời nay

 

 

Tâm lý đầu tư bất động sản của những nhà đầu tư thời nay

(Bài viết chia sẻ của tác giả Nguyễn Dũng)

Tự hào là một sinh viên chuyên ngành kinh doanh bất động sản khi được học các môn học có chiều sâu về bất động sản cùng các thầy cô không chỉ có kinh nghiệm về giảng dạy mà còn có kinh nghiệm rất nhiều về thực chiến, một trong những môn nổi bật trong đó và khá hay là môn “Tâm lý đầu tư bất động sản” của thầy Nguyễn Minh Ngọc.

Hôm nay có dịp ngồi xem lại nhận thấy có những phần rất hay và áp dụng vào môi giới trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng rất tốt đó là các dạng tâm lý thường gặp của các nhà đầu tư bất động sản.

 

Em thống kế được hiện có bao gồm Top 10 dạng tâm lý đầu tư bất động sản thường gặp:

- Tâm lý thiên lệch do tình huống sẵn có:

Đây là một dạng tâm lí mà đa số các nhà đầu tư thường mắc phải, không tự tìm kiếm, khảo sát thực tế thị trường tìm kiếm thông tin mà hay bị phụ thuộc vào các nguồn thông tin sẳn có.

Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như lười, bận rộn, không có đủ thời gian,…, các chủ đầu tư thường lợi dụng việc này để thực hiện các chiến dịch quảng cáo với nhiều hình thức khác nhau, đều này dẫn đến rủi ro những thông tin trên những bài đăng đó toàn những thông tin tốt và tích cực, không bao gồm các thông tin tiêu cực.

- Tâm lý tự tin thái quá:

Đây là một dạng tâm lí làm cho các nhà đầu tư đánh giá thấp rủi ro, xuất phát từ nhận thức giỏi và thông thạo về chiến trường này, dẫn đến việc như tự mình cho mình cơ hội và tự mình giết chết chính mình.

[MẸO TÂM LÝ] CHIẾC TỦ LẠNH TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

-  Tâm lý tính toán cảm tính:

Một số ví dụ cho dễ hiểu, ví dụ như các nhà đầu tư thường đưa ra các quyết định riêng lẻ, mà đáng ra chúng nên được kết hợp với nhau.

Ví dụ: câu chuyện nghỉ dưỡng về du lịch, tuyệt đại đa số điều muốn sở hữu một căn ở một khu vực nào đó, mua để dùng và nghỉ dưỡng nhưng vấn đề nằm ở chỗ mua để nghỉ dưỡng hay là để thỏa mãn tâm lí ta có được nơi nghỉ dưỡng.

Một số tâm lí mua để giữ tiền và hoàn toàn cảm tính. Như vậy ngay từ đầu cần xác định mục tiêu là gì đừng làm theo cảm tính.

- Tâm lý lạc quan thái quá:

Là dạng tâm lý mà các nhà đầu tư đánh giá quá cao lợi nhuận, khi khách hàng có tâm lý này chúng ta phải đưa khách hàng về lại “mặt đất”, phải đưa ra những phân tích, có căn cứ và cơ sở để họ có cái nhìn chính xác hơn về giá trị đó.

Tâm lý này xảy ra khi vào giai đoạn thị trường tốt trong một thời gian dài, và khách hàng không phân tích rủi ro, căn cứ cơ sở nền tảng, lạc quan thái hóa phụ thuộc vào trình độ.

  • Trường hợp khi không được coi là lạc quan thái quá khi chúng ta phân tích có căn cứ, cơ sở. Từ đó đưa ra những phân tích khách quan từ nhiều tài sản tương tự như vậy.

- Tâm lý sợ thua lỗ:

Thường xảy ra ở những nhà đầu tư đã từng chứng kiến hay đã trực tiếp bị thua lỗ vài lần thì sẽ làm cho họ rất sợ thua lỗ và làm hạn chế đi cơ hội khi thực sự gặp cơ hội.

Đối với những khách hàng này phải chăm cho kĩ càng, tư vấn cho họ những dự án của các chủ đầu tư uy tín có mức lợi nhuận thấp, nhưng an toàn àtạo ra một môi trường tâm lý tốt cho khách hàng.

- Tâm lý bầy đàn:

Đây là dạng tâm lý khá là phổ biến đối với hầu hết các nhà đầu tư, các chủ đầu tư vận dụng việc này rất tốt họ thường tạo ra đám đông để thu hút khách hàng, dẫn đến việc các nhà đầu tư nhìn nhận được nhiều người đã làm rồi nên cũng không cần nghiên cứu nhiều.

Tâm lý bầy đàn dẫn phản ánh sự phản hồi của con người đối với các vấn đề không chắc chắn và thông tin có giới hạn.

=> Vì vậy mọi người tìm đến đám đông để kỳ vọng giảm rủi ro do thấy có nhiều người làm và nghĩ nó đúng.

 

Tham khảo thêm: Nghệ thuật "đóng khung tâm lý khách hàng"

Nghệ thuật đóng khung tâm lý khách hàng

 

- Thành kiến quê nhà:

Đa số hiện này các nhà đầu tư chỉ thích đầu tư ở nơi mình ở vì họ có tâm lí là rành và am hiểu về nơi mình sống hơn, dễ quản lí, ít rủi ro nên chỉ giới hạn lại đầu phạm vi đầu tư ở khu vực mình sống, mà bỏ qua nhiều cơ hội ở nhiều các khu vực ở các tỉnh thành khác.

- Thiên kiến tự xác nhận:

Ở dạng tâm lí này các nhà đầu tư thường thích nghe những cái tốt, luôn tìm ra những dẫn chứng, thông tin chứng mình là mình đúng.

- Hiệu ứng quán tính giá:

Tâm lí phấn khích nghĩ giá tăng mãi đến tận cùng, bất kì cái gì cũng tăng ở một mức độ nhất định. Cần tìm đưa ra các thông tin minh chứng nó sẽ còn tăng.

- Ảo giác tiền tệ:

Cứ nghĩ giá tăng mà không tính đến các vấn đề như lạm phát, chi phí cơ hội, lãi suất, …

 

Đây là những kiến thức được viết lại trong quá trình học tập, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo nên có gì thiếu sót xin mọi người góp ý thêm nhé.

 


 

Tiếp nối bài viết về 11 dạng tâm lí lúc trước được viết, được sự quan tâm của khá là nhiều người nên hôm nay em xin tiếp tục chia sẻ về một ví dụ về việc ứng dụng tâm lí vào phân tích về một vấn đề “Tâm lí mua nhà trong vùng và khu vực có nhiều trường quốc tế”.

Và trong bài viết này sẽ chia thành 5 tệp khách hàng lớp phổ biến nhất với những diễn biến tâm lí hoàn toàn khác nhau.

- Tệp khách hàng thứ nhất: là những người có tâm chơi sang, chơi chôi, tâm lí tiêu dùng phải phô trương ra bên ngoài, có tâm lí muốn cho bằng bạn bằng bè, tâm lí đua đòi muốn thể hiện, muốn phô trương cho nên họ cho con đi học trường quốc tế. Sẽ có xu hướng tìm nhà gần trường học quốc tế.

- Tệp khách hàng thứ 2: là những người giàu thật, nhiều tiền của nhiều đời, là tầng lớp giàu bền vững, đó là tầng lớp tiếp cận văn hóa phương Tây từ lâu đời, họ đã thấy và chứng kiến được sự ưu việc của hệ thống giáo dục phương Tây, nên họ sẽ quyết định cho con đi học trường quốc tế. Khi một vùng có nhiều trường quốc tế, phần lớn họ là những người văn minh, tỉ lệ những người văn minh ở đó là rất lớn và càng ngày càng thu hút nhiều người cùng tầng lớp văn minh và bỗng nhiên có một tỉ lệ người văn minh khá lớn ở đó. Đối với tệp khách hàng này thì có cả điều kiện đủ là “tiền” và điều kiện đủ là” nhận thức và tư duy”, người có điều kiện cần và đủ càng tốt thì phần lớn họ sẽ cho con đi học trường quốc tế.

Do bài viết lần trước quá dài nên lần này em sẽ rút kinh nghiệm chia nhỏ ra cho mọi người dễ đọc hơn, 3 tệp khách hàng tiếp theo em sẽ nêu trong bài viết sắp tới. Có gì sai sót mong anh chị góp ý thêm để em hoàn thiện bài viết chất lượng hơn nhé.

 


 

 

Tiếp tục với bài viết về diễn biến tâm lí với những tệp khách hàng có “Tâm lí mua nhà trong vùng và khu vực có nhiều trường quốc tế”. Hôm nay em sẽ nêu 3 tệp khách hàng còn lại:

- Tệp khách hàng thứ 3: những người sịnh sống và làm việc từ lâu tại các nước văn minh Châu Âu. Kể cả họ nghèo cũng sẽ cố gắng cho con đi học tại các trường học quốc tế. Họ nhận thức được rất rõ giáo dục ở phương Tây cho con người ta cái gì. Với một khu nhiều trường quốc tế các chủ đầu tư cho xây dựng nhiều căn nhà nhỏ cũng bán được rất chạy, bởi vì các trường quốc tế sẽ trở thành một cái cực hút mọi người có nhu cầu cho con đi học trường quốc tế cực mạnh và sẽ làm cho sự quan tâm về các vấn đề khác giảm bớt đi rất nhiều, điển hình như về mặt diện tích không cần phải quá lớn. Họ muốn vươn lên mặc dù nghèo nhưng phải cố vì cái mục tiêu đó là hệ số lớn.

- Tệp khách hàng thứ 4: là những khách hàng nội vùng đã sống trong những khu vực đó, vì vấn đề trường quốc tế gần nhà thuận tiện nên cho con đi học ở các trường quốc tế.

- Tệp khách hàng thứ 5: người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam 100% sẽ cho con học ở các trường quốc tế, mà không cho con học ở các trường công có nhiều lí do như sự phân biệt màu da, kiểu tóc, hình dáng là người nước ngoài,.., tầng lớp này là mặc nhiên cho con họ học trường quốc tế. Đơn giản là vì các rào cản về mặt tâm lí. Hệ quả của việc này dẫn đến là xung quanh các trường quốc tế tại Việt Nam phần lớn là những người nước ngoài. Và chủ yếu là thuê nên thị trường cho thuê ở vùng đó rất tốt. Và về mặt xã hội ở đó cũng rất là văn minh, yên tĩnh và đặc biệt là thu hút được nhiều các quán bar, hay các chuỗi F&B nổi tiếng từ các thương hiệu nước ngoài tạo nên sự đa dạng về các chuỗi hệ thống nước ngoài nơi đây. Và những người Việt Nam sinh sống trong đây cũng được thụ hưởng, tạo nên một không gian một môi trường nhộn nhịp về vùng đó. Cho nên thông qua những việc này chúng ta thấy những khu như Thảo Điền và Phú Mỹ Hưng có giá đắt đến như vậy. Mặc dù khu Thảo Điền đường sá thì nhỏ, nhấp nhô còn hay bị ngập.

- Việc phân loại những tâm lí khách hàng này phục vụ cho việc bán hàng rất tốt, ví dụ khi thấy thông tin khách hàng hay quan tâm đến các trường quốc tế, và chúng ta muốn bán được các sản phẩm gần trường quốc tế hãy đánh thẳng vào hệ thống trường quốc tế, đánh thẳng vào insight bên trong, mà những môi giới khác không nói. Còn những thông tin về vị trí, chủ đầu tư, .. là những thông tin thô. Môi giới đẳng cấp là những môi giới xoáy được vào những insight mà hệ số lớn của khách hàng.

(Theo Nguyễn Dũng)

 

Tham khảo thêm

BẬC THẦY TÂM LÝ HỌC STARBUCKS VÀ 4 CẠM BẪY CHỰC CHỜ KHÁCH HÀNH TRÊN MENU

 

Minh Le

Cảm ơn bài viết nhé anh bạn trẻ. 
Nên đánh số thứ tự, trình bày kỹ hơn. 
Rủ thầy cô & các bạn vào đây giao lưu. Kkk.

Đặng Xuân Mãnh

10 điểm. Còn gì hay chia sẻ hết luôn đi

Donald Trường

Rất hay, thế hệ các bạn sau này sẽ chuyên nghiệp hơn chúng tôi nhiều!
(Nhưng mà mình đếm mới có 10 dạng thôi nhé)

Đặng Phong

Cho mình xin giáo trình hoặc tài liệu liên quan được không bạn, ngành bạn theo học ở đâu vậy

Nguyễn Dũng

Đặng Phong  dạ, em học chuyên ngành kinh doanh bất động sản khoa thẩm định giá và kinh doanh bất động sản trường đại học tài chính marketing ạ

Phuong Tran

Sinh viên chuyên ngành bất động sản luôn hả ghê vậy

Nguyen Duong Toan

Cái đầu tiên hay gặp: người bán luôn nói tốt về sp, kê giá lên rồi gặp ông quảng cáo đeo bám triệt để là mấy khách lười tìm hiểu dễ mắc bẫy. thành kiến quê nhà và thiên kiến tự xác nhận gần giống nhau> quê hương mỗi luôn đẹp nhất với bản thân, người mua thường tự mình ru ngủ, tự cho là cái gì của mình cũng là tốt nhất.

Huynh Minh Dung

Mười điểm… mười điểmmm

Mạnh Đức

Cảm ơn em vì đã chia sẻ! Trường gì vậy em?

Nguyễn Dũng

Mạnh Đức Centa Vsip dạ em học chuyên ngành kinh doanh bất động sản khoa thẩm định giá và kinh doanh bất động sản trường đại học tài chính marketing ạ

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

[LIKE] Bài viết hay

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình Luận