Tập đoàn chủ đầu tư bị phá sản thì cư dân có được cấp Sổ hồng sở hữu nhà chung cư ?!

Lượt xem: 18787 ||| Lượt thích: 6

 

 

Tập đoàn chủ đầu tư bị phá sản thì cư dân có được cấp Sổ hồng sở hữu nhà chung cư

 

 

Tập đoàn chủ đầu tư bị phá sản thì cư dân có được cấp Sổ hồng sở hữu nhà chung cư

Câu hỏi từ bạn Toan Nguyen

Cho mình xin phép hỏi xíu, vì trước giờ chưa nghe ai tư vấn đến vấn đề này.

Ví dụ mình mua 1 căn hộ hay 1 bđs của tập đoàn A, biết tập đoàn A này trước đã có một số dự án ra sổ, tuy nhiên nếu mình mua trúng căn hộ của Tập Đoàn A này đang ở giai đoạn đang xây dựng hay đã bàn giao căn hộ nhưng chưa nhận sổ.

Trường hợp không may tập đoàn này phá sản thì ai sẽ là người hoàn công để bàn giao hay ai sẽ là người làm sổ về sau để bàn giao cho cư dân. Do gần đây mình thấy tập đoàn Evergrande ở TQ hay VN mới nhất có VTP bị thanh tra. Nên muốn tìm hiểu thêm. Mong các cao nhân rành chia sẻ thêm.

Chin Chin

e cũng đang tò mò xin thông tin về bất động sản Trung Quốc sau khi bị vỡ bong bóng, mn cho e xin review ạ


 

Câu trả lời từ các độc giả:

Hùng Nguyễn

Việc phá sản thì k đơn giản như vậy ! Nhưng nếu bị như VTP thì cũng chỉ chững 1 thời gian, nếu dự án ko có gì sai thì vẫn làm đc bình thường, còn dự án sai phạm thì cho dù k bị như VTP cũng k làm đc sổ

Minh Ngoc

Chủ đầu tư làm sai không đúng qui định trong việc xin cấp phép hoặc chưa đủ điều kiện nghiệm thu thì sẽ không được cấp sổ. Người dân tự chủ mua tài sản đó và phải chịu rủi ro là chuyện đương nhiên và có nguy cơ mất trắng nếu dự án đó bị thu hồi vì có sai phạm và chủ đầu tư phá sản không có khả năng trả tiền lại.

Tham khảo tại đây

Dương Lê

Nếu bạn đã mua rồi và bên a bán có dấu hiệu sai như phá sản bạn sẽ mất hết chứ k làm đc sổ đâu..bởi cái quan trọng là giấy tờ gốc sẽ bị hủy chứ họ k để cho người khác lấy đc nó..còn chuyển sang bên khác bạn có chứng mjh bản gốc hay k..và ai đứng ra nói bạn đúng với ts bạn đã mua và đang giang dở..như vtp nhiều người giờ đang ngồi trên đống lửa đó bạn

Đức Nguyễn

Thường thì công ty phá sản sẽ đem hết tài sản dí ngân hàng bán để trả nợ. Đối với dự án chưa xây thì khả năng đi tong là rất cao. Còn đối với dự án đang xây, tiến độ xây dựng xong móng, lên tầng cao rồi thì ngân hàng sẽ đấu giá dự án chờ CDT mới hốt. Trường hợp CDT có công ty bds khác thâu tóm (ko qua ngân hàng), mua lại thì NĐT có thể liên hệ vs CĐT mới để hối thúc họ xây tiếp. Gặp CĐT có tâm thì nó còn xây tiếp còn ko thì vứt. Nếu xây tiếp thì hồ sơ gốc của các NĐT cũng sẽ bị chậm bàn giao. khiến cho việc cấp sổ còn tốn nhiều thời gian hơn

 NĐT nên cân nhắc lựa chọn mua bán thời điểm này. Hiện tại có rất nhiều CĐT đang mở bán dự án mới ồ ạt mà chưa có pháp lý rõ ràng (giấy phép xây dựng, chủ trương đầu tư, 1/500, bản đồ nước, điện..) để kiếm vốn đắp dự án cũ, và trả lãi cho kì hạn trái phiếu năm sau. Lựa chọn đầu tư hợp lý nhất hiện tại là dự án đã thành hình và đã có sổ

Gia Nguyen

Đức Nguyễn cảm ơn bạn, bạn cho mình hỏi thêm nếu là dự án nhà phố, biệt thự… đã bàn giao, cư dân đã ở mà chưa có sổ, chủ đầu tư phá sản thì sẽ thế nào ạ?

Đức Nguyễn

Gia Nguyên Khi CĐT nộp đơn phá sản thì NĐT sẽ có một khoảng thời gian để nộp đơn để thực hiện quyền đòi nợ (đòi nợ thiệt hại vì chưa ra sổ) hết thời hạn mà ko nộp đơn thì coi như bỏ quyền lợi. Cái này anh nghiên cứu luật phá sản 2014. Nhưng theo tôi thấy thì khả năng là ko có cách nào lấy dc sổ cả. Do CĐT hết vốn, cắm sổ ngân hàng và ko trả dc vốn và lãi, ko trả dc thuế nên ko có khả năng tách sổ.

Liên Phạm

Đức Nguyễn anh cho e hỏi là mua dự án đang bàn giao hoặc mới bàn giao, chưa có sổ có thể coi là đỡ rủi ro hơn không, vì dự án đã thành hình 100%. Cám ơn anh

Xóm Nhà Đẹp

NÓI CHUNG LÀ MÌNH CHƯA GẶP NÊN CHƯA CÓ KINH NGHIỆM, MÀ CÓ LUẬT NHƯNG CHƯA THẤY TRƯỜNG HỢP NÀY CŨNG KHÔNG BIẾT SAO. Trước có Đức Khải xây Era Town ở Quận 7, nợ ngân hàng nên ngân hàng thu hồi bán phát mãi, giờ vẫn chưa thấy sổ, rất nhiều căn chưa sổ.

Nguyễn Thăng Long

CĐT còn sống sờ sờ còn chả ra đc sổ nữa là CĐT phá sản, hỏi những câu nó ngu ngơ ngù ngờ, luật quy định thì dài lắm, quan trọng là thời điểm, ở HN đã có trường hợp CĐT phá sản nhg cư dẫn vẫn ra đc sổ, nhg cái đó quá hi hữu, hạt cát giữa bể sa mạc


Đinh Minh Tuấn

NGƯỜI MUA BẤT ĐỘNG SẢN SẼ ẢNH HƯỞNG GÌ KHI LÃNH ĐẠO BĐS VƯỚNG VÀO LAO LÝ?

Gần đây thông tin nhiều lãnh đạo cấp cao của các Chủ đầu tư bất động sản lớn vướng vào lao lý hoặc có tin đồn liên quan tới bắt bớ, tạo ra tâm lý hoang mang không chỉ trong phạm vi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản mà còn tạo ra sự lo lắng không ngừng cho các khách hàng đã mua các sản phẩm của các chủ đầu tư này.

Doanh nghiệp có bị phá sản khi lãnh đạo bị bắt hay không?

Hầu hết các chủ đầu tư phát triển dự án chủ yếu là công ty cổ phần, nghĩa là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần khác nhau và số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế tối đa. Do đó, trong trường hợp các lãnh đạo dính vào pháp lý thường có giai đoạn từ chức và chuyển giao cho người khác, đặc biệt những doanh nghiệp đại chúng trên sàn chứng khoán các thông tin này thường được công bố một cách minh bạch rộng rãi một phần trấn an cổ đông và một phần chứng minh hoạt động doanh nghiệp vẫn được tiếp tục.

Khi thị trường tốt, dường như người mua dễ dàng hơn trong việc chấp nhận thông tin và có độ kiên nhẫn cao hơn, tuy nhiên, khi tin xấu xảy ra dồn dập sẽ có tình trạng người mua lục tìm các thông tin ở internet, người thân và thậm chí các bạn môi giới dự án và tính kiên nhẫn trong việc chấp nhận thông tin cũng giảm sút, liệu một chủ đầu tư có dễ dàng bị phá sản hay không?

 1. Sai phạm của cá nhân liên quan tới pháp lý thì cá nhân phải chịu trách nhiệm, trường hợp có bồi thường thì phải khắc phục những gì mình gây ra theo quy định pháp luật;

 2. Hoạt động các chủ đầu tư (uy tín và lớn) thường có hàng nghìn người lao động, ngân hàng cho vay, người lao động và không đơn giản có thể phá sản ngay lập tức.

 3. Doanh nghiệp thường có bộ máy sẵn sàng thay thế vị trí bỏ trống và đảm bảo hoạt động kinh doanh xuyên suốt or có thể chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn.

Thực tế cho thấy nhiều lãnh đạo cấp cao của các chủ đầu tư bất động sản/tài chính vướng vào vòng lao lý, tuy nhiên, quyền lợi của khách hàng vẫn đảm bảo và tình hình kinh doanh vẫn diễn ra tốt đẹp.

Thứ tự ưu tiên của khách hàng khi doanh nghiệp bị phá sản?

Trong trường hợp xấu nhất khi lãnh đạo bị bắt gây ra ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp, tình hình kinh doanh trì trệ, khách hàng không có niềm tin vào doanh nghiệp, lúc này rủi ro phá sản có thể xảy ra khi dòng tiền kinh doanh không đảm bảo trả các khoản nợ cho nhà cung cấp, người lao động hay các nghĩa vụ khác của nhà nước [Sợ công ty thiếu tiền hơn]

Doanh nghiệp được coi là phá sản khi thỏa mãn cả 2 điều kiện:

 1. Doanh nghiệp mất thanh khoản trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày thanh toán

 2. Doanh nghiệp bị tòa án ra quyết định tuyên bố giải thể

Thứ tự ưu tiên chi trả khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản (i) chi phí phá sản (ii) khoản nợ liên quan tới người lao động (iii) nợ phát sinh sau thủ tục phá sản (iv) nghĩa vụ với nhà nước và sau đó mới tới các khách hàng/chủ nợ của doanh nghiệp.

Tóm lại, khi xảy ra sự cố doanh nghiệp phải nhanh chóng thông tin những sai phạm của lãnh đạo doanh nghiệp và nhanh chóng công bố người thay thế và tách biệt giữa sai phạm cá nhân và đảm bảo tình hình kinh doanh thì sẽ khó dẫn tới tình huống phá sản và giảm thiểu tối đa rủi ro xảy ra đối với người mua bất động sản.


 

Luật sư Do Thanh Lam

  • Người mua nhà trong dự án mà chưa được cấp sổ sẽ bị mất nhà khi chủ đầu tư phá sản?

Có một bạn môi giới gửi mình video này, lo lắng và hỏi ý kiến mình. Theo ý kiến một luật sư trong video tiktok thì khi Novaland phá sản, người dân trong các dự án chưa ra sổ sẽ bị thiệt thòi, sẽ có nguy cơ bị mất nhà vì bị xếp sau cùng khi được chia tài sản trong thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Mình lại phải trấn an bạn ấy và đăng stt này để "giải độc" cho các bạn vì mấy ông nói pháp lý trên tiktok .

Nếu bạn đã ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư và thanh toán đúng theo quy định hợp đồng, đã nhận nhà thì các căn hộ/nhà riêng lẻ đã mua sẽ được coi là tài sản của người mua, không còn là tài sản của chủ đầu tư. Vì khi đã đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán (kể cả hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai) được pháp luật thừa nhận. Luật nhà ở đã quy định rõ phần sở hữu chung, riêng trong dự án. Vì thế cho dù chưa có sổ thì pháp luật vẫn đã công nhận căn hộ của người mua nhà là tài sản của người mua. Mà đã không còn là tài sản của chủ đầu tư thì không thể xếp nó vào tài sản của doanh nghiệp khi mở thủ tục phá sản.

Mặc dù khi chưa làm sổ cho các người dân thì sổ khu đất vẫn đứng tên chủ đầu tư. Nhưng theo quy định của luật, trước khi chủ đầu tư bán nhà ở hình thành trong tương lai, nếu đất đang được thế chấp ở ngân hàng, thì chủ đầu tư phải giải chấp trước khi bán hoặc có văn bản của ngân hàng đồng ý cho chủ đầu tư bán mà không cần giải chấp. Mà ngân hàng đã đồng ý điều này thì đồng nghĩa công nhận quyền sở hữu của các người mua nhà (trường hợp này ngân hàng sẽ kiểm soát việc chủ đầu tư trả nợ bằng dòng tiền thanh toán của người mua nhà).

 

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

[LIKE] Bài viết hay

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình Luận