QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU QUẢ THEO MÔ HÌNH BALANCED SCORECARD

Lượt xem: 1638 ||| Lượt thích: 1

 

 

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU QUẢ THEO MÔ HÌNH BALANCED SCORECARD

 

 

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU QUẢ THEO MÔ HÌNH BALANCED SCORECARD

 

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ THEO MÔ HÌNH BALANCED SCORECARD

  • Xây dựng và quản trị chiến lược hiệu quả là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp nhằm xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động và đảm bảo hiệu quả của các hoạt động đó. Chính vì thế, nhà quản trị luôn tìm kiếm công cụ hỗ trợ tối ưu quá trình này.
  • Balanced Scorecard là trợ thủ đắc lực được nhiều tổ chức áp dụng để quản trị chiến lược hiệu quả. Chỉ dựa vào 4 khía cạnh cơ bản nhưng mô hình này có thể định hướng doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động. Hãy cùng chuyên gia tư vấn doanh nghiệp Chợ Đất tìm hiểu qua bài chia sẻ bên dưới nhé

BALANCED SCORECARD LÀ GÌ?

Vào những năm đầu của thập niên 1990, hai giáo sư của trường Đại học Harvard là Kaplan & Norton đã phát hiện ra vấn đề khá nghiêm trọng trong việc quản trị của nhiều doanh nghiệp. Đó là họ có khuynh hướng quản lý công ty chủ yếu dựa vào các con số tài chính. Thế nhưng chỉ số này là không còn phù hợp với thời đại hiện nay. Và đây chính là năng lượng thúc đẩy Kaplan và Norton xây dựng nên hệ thống thành tố giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Balanced Scorecard (BSC) dịch ra Tiếng Việt là thẻ điểm cân bằng. Đây là mô hình bao hàm các khía cạnh tài chính và phi tài chính nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về năng lực tổ chức. Hệ thống Balanced Scorecard cho phép quản trị chiến lược ở mức độ cơ bản nhất, định hướng trong suốt quá trình thiết lập, tiến hành, giám sát và đo lường mục tiêu chiến lược hiệu quả.

 

BỐN THÀNH TỐ CỦA MÔ HÌNH BALANCED SCORECARD (BSC)

THÀNH TỐ TÀI CHÍNH

Khía cạnh đầu tiên để doanh nghiệp tồn tại, duy trì và phát triển là tài chính. Thành tố này liên quan đến các chỉ số như doanh thu, lợi nhuận, chi phí… Điển hình như ngân sách cố định, lợi tức đầu tư, tăng trưởng doanh thu, tỷ suất hoàn vốn, chi phí biến đổi. Dựa vào báo cáo tài chính, nhà lãnh đạo có cơ sở để xác lập mục tiêu chiến lược như giảm thiểu chi phí đầu ra, tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường kinh doanh. Trong kỷ nguyên hiện đại hóa, tài chính chiếm vị trí vô cùng quan trọng nhưng không có nghĩa là tất cả. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài, doanh nghiệp cần lưu ý 3 thành tố phi lợi nhuận trong Balanced Scorecard.

THÀNH TỐ KHÁCH HÀNG

Khách hàng chính là người tạo nên doanh thu cho công ty. Đa số doanh nghiệp hiện nay xem khách hàng là trung tâm để thu hút họ bằng chiến lược tiếp thị, làm họ hài lòng bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ và biến họ trở thành khách hàng trung thành của tổ chức. Vì thế, thước đo khách hàng thúc đẩy quá trình nghiên cứu sở thích, thói quen, hành vi tiêu dùng và nhu cầu của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá, phân tích và xây dựng chiến lược hấp dẫn người tiêu dùng.

THÀNH TỐ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG NỘI BỘ

Một quy trình hoạt động suôn sẻ và hiệu quả. Sẽ thúc đẩy hiệu suất làm việc và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Thẻ điểm cân bằng BSC thực hiện đánh giá hệ thống hoạt động nội bộ. Quá trình sản xuất, trước và sau khi tiêu thụ hàng hóa. Mô hình này giúp doanh nghiệp nhận thấy lỗ hổng trong quá trình hoạt động, kinh doanh từ đó đưa ra giải pháp thay thế phù hợp. Việc tối ưu hóa hiệu quả hệ thống sẽ là lợi thế đưa công ty nhảy vọt về doanh số,. Cũng như năng lực cạnh tranh.

THÀNH TỐ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC

Sở hữu mạng lưới nhân viên triển vọng với năng lực chuyên sâu. Kỹ năng nghiệp vụ tốt là yếu tố giúp nền móng công ty thêm vững chắc và vươn xa. Mô hình xây dựng và quản trị chiến lược Balanced Scorecard quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao năng lực nguồn nhân sự. Mô hình này tạo điều kiện để doanh nghiệp nhìn nhận thực tế khả năng hiện tại của đội ngũ. Từ đó đề ra những phương án phù hợp để họ phát triển bản thân. Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tích cực, năng động sẽ tác động mạnh mẽ đến hiệu suất. Thành quả hoạt động của công ty.

Balanced Scorecard là mô hình giúp nhà lãnh đạo định hướng đúng đắn mục tiêu. Chiến lược cũng như liên kết chặt chẽ các khía cạnh quan trọng. Nhằm tạo nên bức tranh tổng thể cho doanh nghiệp. Vì lẽ đó, Thẻ điểm cân bằng đã trở thành một trong những hệ thống xây dựng và quản trị chiến lược hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyến khích lựa chọn.

(Chợ Đất sưu tầm)

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

[LIKE] Bài viết hay

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình Luận

Tư vấn bất động sản khác