TẬP TRUNG ĐỂ XUẤT SẮC – HOẶC HIỂU ĐỦ ĐỂ DẪN DẮT TRONG KINH DOANH - KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG
TẬP TRUNG ĐỂ XUẤT SẮC – HOẶC HIỂU ĐỦ ĐỂ DẪN DẮT
Trong thế giới kinh doanh, rất nhiều founders bắt đầu với chuyên môn vững chắc: Người làm sản phẩm, dân bán hàng, dân tiếp thị chuyên nghiệp, kỹ sư, nhà khoa học, chuyên gia tài chính...
Nhưng khi công ty mở rộng, họ tâm sự với tôi khi phải đối mặt với một câu hỏi quan trọng:
Có nhất thiết phải trở thành CEO chuyên nghiệp không?
Hai con đường dành cho Founders:
1) Trở thành chuyên gia hàng đầu:
- Nếu bạn có khả năng xuất sắc trong một lĩnh vực, hãy đào sâu và để chuyên môn của bạn tỏa sáng.
- Nhiều công ty công nghệ thành công có những người sáng lập không đảm nhận vai trò CEO từ đầu mà tập trung phát triển sản phẩm, công nghệ, R&D...
Ví dụ: Larry Page & Sergey Brin sáng lập Google nhưng giao vai trò CEO cho Eric Schmidt để vận hành công ty.
2) Trở thành nhà lãnh đạo có tầm nhìn và dẫn dắt đội ngũ
- Nếu bạn không phải chuyên gia giỏi nhất trong từng mảng, hãy học cách tập hợp và dẫn dắt đội ngũ mạnh.
- CEO không cần biết lập trình giỏi hơn CTO, không cần giỏi tài chính hơn CFO, nhưng phải có khả năng ra quyết định, vạch ra chiến lược, huy động vốn và thúc đẩy công ty đi đúng hướng. CEO phải hiểu đủ chuyên môn để cùng giao tiếp và đối thoại được với các giám đốc chức năng để giúp ích cho việc ra quyết định và công nhận đối tác/cộng sự của mình.
Ví dụ: Steve Jobs không phải lập trình viên giỏi nhất tại Apple, nhưng ông có khả năng truyền cảm hứng, định hướng sản phẩm, và xây dựng một tổ chức mạnh.
Sự thật:
- Nhà đầu tư cần một đội ngũ mạnh – Không phải một cá nhân siêu nhân.
Những nhà đầu tư chuyên nghiệp không đặt niềm tin vào một founder “làm tất cả”, họ đặt cược vào một team có khả năng thực thi. Vì sao?
Kinh doanh là cuộc đua tốc độ:
- Một công ty không thể chỉ có một người xuất sắc mà thiếu một đội ngũ giỏi để triển khai. Nhà đầu tư cần thấy một bộ máy có thể vận hành hiệu quả, không phải một founder ôm đồm mọi thứ.
- Ý tưởng hay không đủ – thực thi nhanh mới quan trọng.
Founder giỏi chưa chắc là CEO giỏi:
- Kinh nghiệm quản trị, tài chính, vận hành, bán hàng, pháp lý ... là những kỹ năng mà một CEO cần phải có.
Chỉ cần bạn đọc bản pháp lý giáp lai của NDT 90 trang hoặc điều lệ công ty 45 điều thì bạn sẽ thấy làm dân chuyên nghiệp nó ... ngán đến mức nào: Vừa tổng thể lại phải vừa chi tiết.
Chi tiết là tư duy không dễ được hình thành cho các nhà sáng lập nếu chưa từng đi làm ở các tổ chức tương đối lớn và có tiêu chuẩn cao. Do đó giai đoạn này rất thách thức đối với founders khi phải chuyển hoá nhiều thói quen trái với sở trường của mình (linh hoạt, hoàn thành hơn là tốt nhất, thông minh đường phố và cực kỳ hiệu quả để sóng còn).
- Nếu một founder giỏi chuyên môn nhưng yếu quản trị, công ty sẽ dễ rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm, mất kiểm soát tài chính, khó mở rộng quy mô, công ty cũng khó đi xa; một công ty làm ra lợi nhuận không có nghĩa là 01 công ty lành mạnh (healthy) về mặt tài chính (Nếu bạn đã tham gia lớp tài chính và học rất nhiều case Studies của Equitix).
Do đó, nhà đầu tư nhìn vào team, không chỉ vào Founder:
- Khi gọi vốn, câu hỏi quan trọng nhất của nhà đầu tư không phải là: “Founder giỏi đến đâu?”
- Mà là: “Đội ngũ này có thể triển khai kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả không?”
- Một công ty có CEO giỏi nhưng thiếu một team mạnh thì vẫn khó đưa ý tưởng thành thực tế.
Vậy Founder nên làm gì?
Nếu bạn muốn làm CEO: Hãy đầu tư vào kỹ năng quản trị, tài chính, chiến lược, nhân sự...
CEO không chỉ là chức danh, mà là một vai trò đòi hỏi năng lực cao, nhất là trong giai đoạn chuyển mình chuyên nghiệp trong bối cảnh nhân sự thì luôn không hoàn toàn đồng thuận 100% với bạn nếu bạn không giỏi nói cho họ biết dẫn dắt công ty theo hướng như vậy #để_làm_gì?! Họ cần biết chứ Why - tại sao phải làm; chứ không phải chỉ là What - Bạn muốn họ làm gì đó.
Mà để giải thích chữ Why: Đòi hỏi bạn phải có nền tảng lí luận và kiến thức + trải nghiệm hết sức vững chắc để trả lời cho họ chữ ... Why - một cách thuyết phục.
Tóm lại:
a) Nếu bạn không muốn làm CEO: Hãy tìm một CEO chuyên nghiệp để vận hành công ty, trong khi bạn tập trung vào thế mạnh của mình.
b) Luôn xây dựng một đội ngũ giỏi: Nhà đầu tư không chỉ muốn thấy một người xuất sắc, họ muốn thấy một team có thể triển khai nhanh chóng và hiệu quả kế hoạch tài chính mà bạn chào cho họ.
Kinh doanh không phải trò chơi solo. Founder giỏi đến đâu cũng không thể thay thế một đội ngũ xuất sắc. Bạn cần đồng đội để thực thi và chiến thắng!
Do đó các lớp vận hành của Equitix theo trường phái ETA (Entrepreneur Through Acquisition) được thiết kế để bạn điều hành công ty ở quy mô đủ phức tạp về mặt con người và dẫn dắt họ bằng 01 phong cách lãnh đạo khác hoàn toàn với thời gian khởi nghiệp đã giúp bạn tồn tại ở giai đoạn trước đây.
Điều hành công ty chuyên nghiệp: Không dành cho những người "biết một ít về mọi thứ nhưng không giỏi gì cả". Hoặc bạn đào sâu và trở thành top đầu trong lĩnh vực của mình, hoặc bạn phải có tầm nhìn để xây dựng một đội ngũ mạnh cho riêng mình.
Không giỏi quan hệ? Hãy giỏi đến mức không ai có thể bỏ qua bạn.
Không giỏi chuyên môn? Hãy học cách quy tụ nhân tài và dẫn dắt họ đi xa hơn.
Hình đính kèm: Xây dựng chiến lược kinh doanh và đẩy xuống chi tiết mục tiêu của HDQT tới từng phòng ban và cá nhân theo BSC - KPIs và lương 3P (Position, Person, Performance) trong mô hình công ty chuyên nghiệp đòi hỏi quy trình hoá và làm việc lớp lang, bài bản.
(Theo Phùng Lê Lâm Hải)
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận