GÓP Ý KHÔNG CẦN PHẢI GIẢI CỨU BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT CHỈ CẦN NHÀ NƯỚC LÀM TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH
(Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân của tác giả Thái Hòa)
KHÔNG CẦN PHẢI GIẢI CỨU BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT LÀM GÌ, CHỈ CẦN NHÀ NƯỚC LÀM TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH
Gần đây có rất nhiều người nói là có nên giải cứu thị trường bất động sản hay không ?, tại sao các Doanh nghiệp BĐS khi có lãi thì không nói gì, khi gặp khó khăn lại phải yêu cầu giải cứu?
Quan niệm của mình là không cần giải cứu, chỉ cần nhà nước làm tốt việc của mình, điều hành kinh tế vĩ mô tốt thì ngành BĐS tự nhiên tốt lên, khỏi cần giải cứu.
1. Điều hành về lãi suất.
So với lạm phát 2022 3.5%, lãi suất cho vay tới 12-13%, chênh lệnh tới 10% là cực lớn, có lẽ là một trong những nước lãi suất dương cao nhất thế giới. Mỹ lạm phát 2022 là 8%, lãi suất cho vay chỉ 6%-7%, lãi suất âm. TQ lạm phát 2%, lãi suất cho vay khoảng 4.5%, lãi suất dương chỉ 2%.5.
Vậy tại sao lãi suất dương của Việt Nam lại tới hơn 10% (chưa kể bảo hiểm xã hội)?
-
Chính sách điều hành room tín dụng không giống ai của VN, có lẽ VN là nước duy nhất trên thế giới còn điều hành theo kiểu room tín dụng này, các nước khác đã điều hành tín dụng theo lãi suất/tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ hàng chục năm khác rồi. Cơ chế room tín dung dẫn tới tiền vay không phải là hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường mà là hàng phân phối, với lãi suất (giá bán) ngân hàng áp bao nhiêu cũng được, dẫn tới lãi suất cực kỳ cao, ngân hàng lãi lớn.
-
Các ngân hàng thương mại ăn lãi nhiều quá, làm giàu trên lưng của các công ty, người dân gồng mình lên trả lãi. VCB 2022 lãi tăng 36% so với 2021, BIDV lãi tăng 70%, VP Bank tăng 48%... Nghịch lý là nền kinh tế khó khăn thì các ngân hàng lãi cực lớn, vậy có phải do chính sách quản lý của nhà nước chưa tốt hay do lợi ích nhóm? Thủ tướng đã nhiều lần kêu gọi các ngân hàng giảm chi phí để giảm lãi suất, nhưng thực ra chỉ cần ngân hàng ăn lãi bớt đi là các doanh nghiệp mừng lắm rồi.
Lãi suất cao quá mức như vậy làm kinh tế/sản xuất không phát triển được (toàn bộ nền kinh tế, không riêng gì lĩnh vực BĐS). Người dân thấy lãi dương cao, bỏ tiền vào tiết kiệm chứ tội gì đem ra sản xuất kinh doanh để tiếp tục nuôi béo ông ngân hàng.
2. Cơ chế room tín dụng cà giựt của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Trong 6 tháng đầu năm 2022, mỗi tháng trung bình room tín dụng 1.5%. Tới cuối tháng 6, NHNN giật mình thấy như vậy nhiều quá, bóp lại, 5 tháng sau mỗi tháng chỉ 0.5%, giảm bằng 1/3 so với những tháng trước. Tới T12 lại bung lụa ra 3%. Cái cần nhất với doanh nghiệp là sự ổn định, chứ điều hành theo kiểu cà giựt, bí hiểm như vậy thì không đơn vị nào có thể lên kế hoạch, kinh doanh có hiệu quả được.
Chưa kể ngày 6/12, bà Hồng thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói là room tín dụng cả năm sẽ tăng thêm 1.5-2%, trong khi thực tế chỉ tăng có 0.5%, vậy không biết là bà thống đốc chỉ nói giỡn hay có lý do gì mà việc làm không đi với lời nói?
3. Trái phiếu, nghị định 65.
- Trái phiếu là một kênh huy động vốn quan trọng của ngành BĐS, năm 2021 toàn ngành huy động 212K tỷ qua kênh này.
Thấy hoạt động phát hành trái phiếu có rủi ro, nhà nước bắt đầu siết chặt việc phát hành trái phiếu trong 2022 bằng nghị định 65 và những truyền đạt bằng miệng. Điều này dẫn tới
2022, phát hành trái phiếu của các cty BĐS chỉ có 52K tỷ (chủ yếu mấy tháng đầu năm, nửa sau 2022 gần như ko có), dẫn tới doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Doanh nghiệp họ vận hành, lên kế hoạch theo cơ chế hiện tại, khi nhà nước thay đổi cơ chế nhanh quá, doanh nghiệp ko thích ứng được, gặp khó khăn, lỗi của nhà nước hay lỗi của doanh nghiệp?
Hậu quả của việc thay đổi chính sách quá chóng mặt dẫn tới doanh nghiệp gặp khó khăn, trái chủ cũng kêu trời, dẫn tới nhà nước phải sửa đổi nghị định 65, hoãn thi hành một số điều khoản. Nếu như nghị định 65 từ đầu đã bao gồm các điều khoản hoãn thi hành như vậy thì cty BĐS đâu có gặp khó khăn như vậy, trái chủ đâu có lo lắng như hiện nay. Vậy nghị định 65 ban đầu đúng hay sai?
Doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, và nền kinh tế nói chung, muốn thay đổi phải có thời gian cho họ thích ứng, không phải nói hôm trước, hôm sau làm luôn thì doanh nghiệp gặp khó khăn là phải rồi. Toàn bộ nền kinh tế như là một đoàn tàu lớn, muốn chuyển hướng phải bẻ lái từ từ, còn phanh gấp, bẻ lái đột ngột thì đương nhiên là trật đường ray, thậm chí đổ tàu.
BĐS là một ngành kinh tế lớn, chiếm 11% GDP của cả nước, 2022 đóng góp cho ngân sách qua hoạt động chuyển nhượng 41K tỷ, chưa kể số thuế của các cty nộp cho ngân sách nhà nước cũng rất lớn, ví dụ thuế thu nhập doanh nghiệp (chưa bao gồm VAT) của Vinhomes 2022 là 9700 tỷ, Novaland là 800 tỷ. Do đó không nên phủ nhận đóng góp của lĩnh vực BĐS đối với nền kinh tế.
Không phủ nhận một phần những khó khăn là do chính các doanh nghiệp BĐS tự tạo ra, như sử dụng đòn bẩy tài chính quá nhiều, tuy nhiên đó mới là một nửa của sự thật.
Nửa sự thật còn lại là do cách quản lý, điều hành vĩ mô của nhà nước dẫn tới việc tiếp cận tín dụng khó khăn, lãi suất cao quá mức và việc thay đổi các chính sách quá nhanh dẫn tới các doanh nghiệp không thể thích ứng kịp.
Do vậy, quan niệm cá nhân của mình là không cần giải cứu BĐS, mà nhà nước chỉ cần làm tốt các việc của mình, vì các chính sách đó gây khó khăn không chỉ riêng cho BĐS mà cho toàn bộ nền kinh tế. Nếu nhà nước điều hành kinh tế vĩ mô tốt hơn thì ngành BĐS sẽ tự nhiên vận hành tốt, trơn tru, khỏi cần giải cứu
(Theo Thái Hòa)
Tham khảo thêm:
Trần Vũ
Doanh nghiệp BĐS có cần giải cứu. Thực ra họ chả cần
Nhưng điểu hàng kiểu này thì DN đang vay nhiều họ chết cũng k có gì là ngạc nhiên
Hà Như
Bài viết nói lên là chưa có cách giải quyết an toàn cho DN
Trung Việt
Cứ cho là nhà nước sau này sẽ làm tốt việc của mình đi, thì thị trường bđs sau này cũng sẽ tốt lên. Nhưng đó là sau này. Câu hỏi nóng hổi hiện tại a lại ko nói rõ, lúc này có nên cứu hay ko cứu?
Vu Thi Huong
Quá đúng. Đang bon bon chạy, quẳng luôn cục bê tông, đứa nào nhẹ thì trèo qua đc, còn nặng thì phải bỏ bớt đi mà trèo chứ nhất quyết không dời cục bê tông.
Thanhson Thai
Mấy phân tích của anh có vài điểm cần bàn thêm nhưng tất cả chỉ là nguyên nhân cho tình trạng khó khăn hiện giờ. Vấn đề giờ phải có "cứu" chứ không thì nhiều DN BĐS không biết sẽ "xuống" đến đâu luôn (cùng với đó là bất ổn của cả nền kinh tế). Đương nhiên "cứu" không phải là xuất tiền ngân sách ra cho tặng hay cho vay bất chấp với DN BĐS (như nhiều người đọc lớt phớt rồi nhầm tưởng (chắc liên tưởng các loại nông sản ế)). Giờ Chính phủ (các cơ quan quản lý) có thể làm được gì với các đề xuất của DN BĐS, của các Hội đoàn, không? Còn nếu có giải pháp khác hay ho hơn nữa thì càng tốt!
Pham Thanh Nga
Ăn nói phiến diện, trách nhiệm của doanh nghiệp thì không thấy nói đến, nếu k phát hành tpdn vô tội vạ còn là 3 không, đầu tư dàn trải k cơ cấu đông tiền tốt thì liệu có mắc như bg, đúng là bài viết của môi giới bđs
Thái Hòa
Pham Thanh Nga
1. Mình ko phải là môi giới
2. Bàn về bản chất câu hỏi, các cty bds phát hành trái phiếu trước kia ko sai, họ làm đúng theo qui định của nhà nước, pháp luật. Nhà nước muốn thay đổi qui định phải có thời gian cho doanh nghiệp thích ứng.
3. Cuối cùng, Hãy tranh luận một cách có hiểu biết, văn minh, ko nên chụp mũ khi chưa biết người kia là ai
Hoàng Chung
Thái Hòa chà chà anh Hoà làm mg từ khi nào mà em không biết vậy
Hien Vuong
Thái Hòa đúng anh , không nên chấp những người ngu dot.
Hồ Ngọc Tùng
Pham Thanh Nga ad trang này nó vậy bạn ah :))
Nguyễn Minh Long
Pham Thanh Nga từ bài hôm qua nói về Agribank là Ngân hàng giảm lãi suất vay rồi hi vọng Ngân hàng TMCP cũng giảm có liệt kê như Big4 mà ảnh còn ko biết Big4 có Agribank trong đó thì cũng hiểu ổng nghiên cứu tới đâu rồi
Phan Văn Khánh
Pham Thanh Nga chị này chắc mới vào group mới vào thị trường
Ngọc Vương
Nhà nước đi vay để xây cơ sở hạ tầng. Vay vốn ODA làm tàu điện.
Ngân hàng cho vay để xây nhà bỏ không.
Phạm Quang Ba
Lúc thì đe siết cổ, lúc thì lại cứu! Chả bít đâu mà lần
Nguyễn Tuấn Anh
Bắt cá biển lên bờ bỏ vào lồng nuôi chim. Đợi cá hấp hối sắp chết mang ra hồ nước ngọt hỏi nên thả hay không?
Nguyễn Văn Toản
Bóp chặt cổ nó vào xong bảo nó tự tìm cách thở đi.
Saigon Chang
Bài viết hay nhưng các doanh nghiệp BDS cũng nhìn lại mình. Tại sao lại đến nỗi như vậy?!
Jen Dao
Ai in stus này ra mai tui đem đưa Thủ tướng đọc coi
Hien Vuong
Bạn nói hay và rất chính xác.
Tăng lãi suất cao và những chính sách bất cập quá tiêu cực sẽ lũng đoạn , kìm hãm và ảnh hưởng đến nền kinh tế đang phát triển. Nhìn bài học từ nước Mỹ về chính sách Siết chặt và lãi suất năm 2006 và 2007 dẫn tới khủng hoảng của nền kinh tế nước Mỹ và thế giới. Khi muốn hồi phục nước Mỹ phải bỏ ra số tiền rất lớn nhiều năm GDP cộng lại và thời gian vài năm mà vẫn chưa hồi phục.
Linh Kim
Năm vừa rồi mà chèo chống ko tốt thì tỷ giá đã vọt lên 27k, vốn ngoại chạy sạch. Đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá để làm nền cho 2023. Ko đánh sớm FLC, THM, VTP mà để 1-2 năm nữa thì khéo còn vỡ to hơn với tốc độ phình to của bong bóng nợ trong bối cảnh kinh tế đầy rủi ro và khoa khăn. Mấy ông BđS chết vì tham và bất chấp liều lĩnh là chính chứ đổ lỗi cho CP điều hành là sao?
Co AlexandMe
Anh đã cho cộng đồng 1 góc nhìn bao quát. Em cảm ơn anh ạ!
Hình Văn Hoàng
Đồng ý với chủ tus. 1 stt hay và chất. Trong triết học có nói rõ quản điểm biện chứng giữa thực tiễn và lý luận. "Lý luận" (hiểu rộng từ này) khi ko bắt kịp sự pt của thực tiễn nó sẽ kìm hãm và gây ra hậu quả thụt lùi. Ở mình hay có kiểu thấy khó quản quá cấm luôn. Hoặc cái này chưa có văn bản hướng dẫn nên chưa biết triển khai sao về đợi vậy
Đỗ Quang Việt
Cừu nuôi đã lớn, phải thịt, xén bớt lông. Gây dựng lứa mới kkkk
Tan Hoang Nam Quang
Kaka Ông nhà nước ông cũng bị động thôi! Vừa điều hành vừa run theo ông Tư bản mỹ ấy mà!
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận