Điều chỉnh quy hoạch nhà đất Việt Nam 2022
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH NHÀ ĐẤT
Như chúng ta biết, quy hoạch có nhiều tỉ lệ và nhiều loại. Và những quy hoạch tỉ lệ lớn thì mang tính chất định hướng là chính chứ không mang nhiều tính chính xác về mặt pháp lý.
- Quy hoạch tỉ lệ 1/2000 là quy hoạch mang tính pháp lý và chi tiết nhất của nhà nước. Các doanh nghiệp hoặc người dân khi kiểm tra quy hoạch thì có thể dựa vào cái quy hoạch 1/2000 này.
- Quy hoạch tỉ lệ 1/2000 cập nhật định kỳ 5 năm 1 lần, và ngoài ra thì cũng có cập nhật không định kỳ (hay gọi là bất thường). Vì lý do đó, nên nếu muốn biết Quy hoạch nào cập nhật mới nhất thì tốt nhất lên Quân / Huyện hỏi. Và khi mua đất thì buộc phải kiểm tra quy hoạch, vì quy hoạch Loại đất thời điểm làm sổ với quy hoạch hiện tại chưa chắc giống nhau.
VẬY THÌ QUY HOẠCH 1/2000 CẬP NHẬT SO VỚI QUY HOẠCH CŨ SẼ ĐỔI CÁI GÌ, KHÔNG ĐỔI CÁI GÌ?
Đây là một câu hỏi khó, nhưng theo kinh nghiệm cá nhân thì việc đổi quy hoạch nó phụ thuộc vào sự hợp lý, và giải thích được. Có một số thứ có thể tham khảo.
• Đổi chức năng sử dụng đất --> Khó nhất
• Đổi quy hoạch xây dựng --> Khó nhì.
• Khu đang có dân cư --> Ít đổi.
• Khu chưa có dân --> Có thể đổi nhiều hơn.
• Khu có công trình cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh --> Cấp càng cao càng khó đổi.
• Khu công trình cấp Quận, xã, phường --> Ít khó hơn.
Đại khái là đổi mà ảnh hưởng nhiều thì khó, đổi ảnh hưởng ít thì ít khó hơn.
TÓM LẠI: Mua đất thì phải kiểm tra quy hoạch, quy hoạch mới nhất thì lên Quận hỏi, dự báo quy hoạch thì dựa theo cái tình trạng nó sẽ như thế nào.
QUY HOẠCH 1/500.
Cái quy hoạch loại này là do Doanh nghiệp làm, thế nên doanh nghiệp muốn đổi mà không ảnh hưởng đến QH 1/2000 thì dễ, còn ảnh hưởng QH 1/2000 thì lại phải tùy theo việc ảnh hưởng như thế nào.
TÁCH THỬA, GỘP THỬA, XIN LÊN THỔ CƯ.
Như trong bài trước tôi đã nói, thửa đất là để quản lý, và nó mang tính sở hữu. Khi áp quy hoạch vào thì cho ta biết đất đó được quy hoạch loại đất gì.
Nếu là đất nông nghiệp thì không được phép xây nhà, tuy nhiên vẫn có thể xây nhà tạm (nhà cấp 4) mà không cần xin phép. Vậy nên có nhiều thửa đất là đất nông nghiệp, và vẫn có nhà bình thường.
Còn muốn xây các loại nhà mà phải xin phép xây dựng, thì đất đó phải là đất ở. Muốn lên thổ cư từ đất nông nghiệp thì quy hoạch đó phải là đất ở, và từ đó đóng tiền sử dụng đất rồi lên thổ cư.
Nhà nước cho phép tách thửa hay gộp thửa, với điều kiện là diện tích đủ lớn theo quy định. Mỗi địa phương có quy định về diện tích tách thửa khác nhau. Đáp ứng được thì có thể tách.
Khi tách thửa thì bên Điạ chính sẽ đi đo vẽ lại, và ra cái bản đồ giải thửa mới, bổ sung thêm thửa. Theo Anh Đức biết thì thửa được tách thường lấy số thứ tự khá cao, tầm hơn 200. Thế nên khi gặp phải 1 cái sổ có số thửa cao, nghĩa là cái thửa đó mới được tách.
Lưu ý: Kiến thức này rất quan trọng khi bạn muốn tìm kiếm vị trí thửa đất theo sổ đỏ. Đôi khi bạn không tìm thấy thửa cần tìm, nhưng có thể tra thông qua cái thửa ban đầu khi chưa được tách.
Lưu ý tiếp: Phần tách thửa, gộp thửa, lên thổ cư này là dành cho "Dân thường", còn Doanh nghiệp làm Dự án BĐS thì quy trình khác, không áp dụng được cách này. Có một số công ty mang danh doanh nghiệp nhưng làm theo dạng Dân thường, không đúng theo quy trình của Dự án.
(Theo Anh Đức - Remaps)
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận