Vì sao CEO John Lê nhà sáng lập công ty bất động sản Propzy xin giải thể hay nôm na phá sản mà thiên hạ đồn đoán ?!
(Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân của tác giả Phan Vi)
Vì sao CEO John Lê nhà sáng lập cty bất động sản Propzy xin giải thể hay nôm na phá sản mà thiên hạ đồn đoán?
Cân nhắc: đáng lý mình chia hai lần post bài vì khá dài, mình ráng cô đọng lại mong các bạn chịu khó đọc nhé.
⭐Cái tên Propzy có lẽ không quá xa lạ trong cộng đồng bất động sản nói riêng mà cả đến người tiêu dùng ít nhiều 1 lần được thấy màu cam chủ đạo của doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông !
Bài này chủ yếu mình nói về áp dụng các công cụ công nghệ vào bất động sản:
Property Technology viết tắt PropTech ( bất động sản công nghệ)
✒ Gửi lời mạo muội nay lấy Propzy (Pz) để có cái nhìn tổng quan về nghành khi áp dụng Tech, dù gì Propzy cũng là top 1 anh cả đi trước, xin phép CEO John Lê và anh em đã từng và đang là nhân viên Propzy. Mình chỉ tổng quan hiện trạng dựa trên những gì Propzy đã làm và chính trải nghiệm của các bạn nhân viên Propzy chia sẽ lại.
Trước khi vào nội dung chính mình xin khái quát sơ thêm một số ý để các bạn nhìn rõ và rộng hơn.
Có bao nhiêu App - Ứng dụng phục vụ cho việc bán hàng trong nghành bất động sản ? Kể sơ sơ cũng hơn 10 app đã phát triển và vài chục anh app vẫn còn nằm chờ phát triển:
Thị trường đang có những ai ?
- Propzy, Rever, Propcom, Cenhomes , Houezy, Ecoe, Ihouzz, Homedy, Thiên Khôi , Remaps, MGi , Mua Bán, GuLand......
Không phải tự nhiên các anh đốt tiền vào công nghệ để làm bất động sản, mà cái này được chia làm hai vế.
- Vế thứ nhất có Bigdata rồi làm Proptech.
- Vế thứ hai làm Proptech để lấy Bigdata.
Hai vế này được ví như con gà và quả trứng làm cái nào trước?
Khái niệm và hành động còn tùy thuộc vào các nhà đầu tư lựa chọn, họ có tiền thì mua Bigdata rồi làm Tech, họ có thực lực thì chọn làm Tech trước để sàng lọc lấy data hoặc song song cả hai nếu mạnh
⭐Trước khi bàn về mô hình PropTech của Propzy bạn đã hiểu gì về bản chất sale hay môi giới bất động sản kiểu truyền thống :
=> Chủ nhà gửi bán cho môi giới địa phương hoặc quen biết nhờ vả người thân giới thiệu, hoặc đăng báo giấy.
=> Môi giới săn nhà qua các kênh listing hoặc dc gửi từ bạn bè người quen.
=> Môi giới chào khách qua các kênh mạng xã hội hoặc cho các nhà đầu tư khu vực quen thân.
Nhưng đó là cá nhân chỉ giải quyết cục bộ một nhóm nhỏ ở địa phương hoặc team nhỏ liên kết, bài toán lớn hơn để quản lý nguồn hàng đa dạng phù hợp hơn với nhu cầu của khách => phần mềm quản lý bất động sản sinh ra đời (CRM và App)
Giải quyết vấn đề : Nguồn _ Khách _Hệ sinh thái
Thực trạng nghe giúp ích cho nghề rất nhiều, kết nối và tiết kiệm thời gian chốt deal cũng như hiệu quả công việc cao hơn mà đến bây giờ các app bđs còn loay hoay giải pháp ?
1. Giữa truyền thống và công nghệ chưa liên kết được với nhau do một phần sự trì trệ trong việc cơ chế quản lý hành nghề Môi Giới tại Vn cũng như giá bán một loại bất động sản không đúng giá trị.
2. Nhân sự : bất kỳ công ty bất động sản thứ cấp nào cũng rất cần một bạn có kinh nghiệm nhưng vì thiếu một số cty đào tạo căn bản rồi để người trước hướng dẫn người sau. Đây mới nói nhân viên kinh doanh bình thường. Còn các vị trí cấp cao khác : nào là gđ chiến lược , giám đốc kinh doanh, giám đốc vận hành, ......
3. Marketing
4. Công nghệ
5. Backoffice
Quay lại mô hình công nghệ của Propzy để các bạn dễ hình dung sau khi mình sơ lược phía trên , mình thú thật hồi xưa thấy Pz cũng thích lắm nhưng hỏi sơ qua các vị trí cũng như chính sách dành cho sale như nào mình quyết định ko vào làm, mặc dù mình đánh giá rất cao mô hình này cũng như sự ngưỡng mộ dành cho John Lê.
Dám tiên phong dám làm, và thực sự bộ máy làm rất tốt vì chịu sự áp lực push liên tục từ chủ tịch John để phát triển Pz . Xin phép mình chỉ nói khía cạnh kinh doanh .
⭐Khối kinh doanh Propzy có các bạn:
- SA ( seller advisor_ nắm chủ nhà)
- BA ( Buyer advisor_ nắm khách)
- CC ( Concierge_ dắt khách)
- ASM _ SM ( Area sale manager _ quản lý vùng, zone lead, team lead)
- Các bạn pháp lý, quảng cáo......
Ngoài lương cứng cách đây khá lâu rồi đã từ 6 triệu đến 12 triệu cho từng vị trí ( Các công ty bất động sản thứ cấp khác thường không có lương và có hỗ trợ marketing khoảng 3 triệu/tháng) và kèm KPI mỗi giao dịch đâu đó có đến 6 bạn được chia tiền theo các vị trí được apply tuyển vào. Nhưng Propzy chỉ làm 1% hoa hồng.
Lúc đó mình nhảy số liền, okay lương ngon đó công việc rõ ràng đó nhưng hơi phiền phức 1 deal mà có quá nhiều vai trò tham gia.
Vì để dễ đánh giá nhân sự cũng như tính hiệu quả công việc đo lường chất lượng từng khâu, cũng như tránh việc mất thông tin và việc luồn cò giữa các khâu. Không phải riêng Propzy mà mấy anh bất động sản bên Trung Quốc cũng chia công việc trong một deal có ít nhất đến 8 vị trí .
Chỉ nhiêu đây thôi mình đã tự thấy Fail khi áp dụng ở Việt Nam (lý do số 1 phía trên)
Áp dụng công nghệ lên hệ thống kinh doanh các khâu: báo cáo dắt khách, úp nhu cầu, khảo sát, .....dựa vào KPI cấp trên giao. Nhưng đây cũng là hệ lụy có một số bạn vì chạy Kpi và kiếm thêm thu nhập đã tìm cách lách luật và bắt tay nhau qua mặt Công ty, nhưng vẫn có các bạn giỏi lên nhờ áp dụng và luôn học hỏi từ hệ thống nhưng chỉ số ít.
=> Hệ thống vận hành quản lý của Propzy mình đánh giá khá tốt việc ai nấy làm, đến khi các bạn từng khâu nghĩ việc qua các cty bds khác làm bạn cũng chỉ biết mỗi việc làm nguồn hoặc dắt khách ?! các công ty bất động sản khác lại training từ đầu nếu muốn các bạn ấy thành best saler.
=> Khi các bạn giỏi tự tách ra làm riêng, tự lập page, mua phần mềm, mua data dữ liệu khách hàng.....
Tổng hộp các pha đi vào lòng đất của các bạn Propzy qua nhiều đợt sàng lọc, thì chính đội ngũ cấp cao cũng sẵn sàng xây lại chiến lược và mời nhân tài các nơi về hỗ trợ vá lỗ hỏng hệ thống nhưng trong môi trường LÝ THUYẾT của các sếp giỏi được mời về mấy ai đã từng lê lếch các quán cafe, các giao dịch chớp nhoáng, chạy cò chạy giấy tờ cho khách? Để hiểu thứ cấp là gì?
Còn các bạn có kinh nghiệm từ thị trường và kinh nghiệm sale thì lại không có tư duy hệ thống.
Hai cái không tương thích mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức.
Tham khảo thêm: CEO John Le đốt 37 triệu đô như thế nào ?!
CÂU HỎI GÂY ĐAU ĐẦU CÁC CÔNG TY PROPTECH
Ủa tại sao em lại phải về công ty của anh làm, ủa tại sao phải tải app , em có nguồn nhà, em có tệp khách hàng ổn định, em cần gì về công ty a làm ? Đâu cần phức tạp vậy.
CÁI KẾT:
Đây không phải là câu chuyện riêng của Propzy mà là vấn đề của hầu hết các anh đã và đang phát triển Proptech, câu chuyện chưa hồi kết, không bàn đúng sai, ai mạnh yếu.Nhưng nhìn lại để rút kinh nghiệm và phát triển doanh nghiệp để phù hợp hơn .
Xu hướng số hóa cũng cần thời gian hoàn thiện bên cạnh tính pháp lý hỗ trợ nghành bất động sản cũng như các nghành khác.
Các trang thương mại điện tử hồi xưa ai mà dùng, bây giờ việc mua hàng online đã quá quen thuộc.
CEO John Lê đăng ký giải thể vào cuối tháng 05 vừa rồi chỉ để thay đổi tái cấu trúc hoạt động kinh doanh cho phù hợp thực trạng sau 6 năm khởi nghiệp.
Bài học của Propzy rất lớn cho những anh làm PropTech nhìn vào. Mình vẫn luôn cập nhật và dõi theo mảng PropTech này cơ hội và thách thức lớn. Giỏi chuyên môn và gọi vốn chỉ mới 50% quá trình 50% còn lại nằm ở chính sự quyết định hướng đi các CEO.
P/s: Bài viết chỉ nói về mảng thứ cấp, sơ lược môi trường công nghệ dành cho môi giới, diễn đạt sâu về Bigdata hoặc vận hành kinh doanh hay chiến lược mình không xoáy vào,nhiêu đây cũng đủ vui nhà vui cửa rồi phải không ?!
Mình cũng thấy khá nhiều vấn đề còn thiếu xót không thể nhắc một lần được. Các bạn vào chia sẽ thêm nha.
CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC BÀI KHÁ DÀI.
...........By Phan Vi............
(Theo Phan Vi)
Proptech Propzy chính thức ngừng hoạt động tại thị trường bất động sản Việt Nam
Ngày 13/9, theo trang thông tin chuyên lĩnh vực khởi nghiệp Tech In Asia của Singapore, proptech này đã thông báo việc giải thể thông qua một email nội bộ, được cho là do ông John Le - nhà sáng lập gửi đến cho toàn bộ nhân viên. Lý do bởi đại dịch cũng như sự bất ổn của tình hình chính trị trên thị trường toàn cầu đã dẫn đến khả năng huy động vốn của công ty bị hạn chế.
Trong bức thư này, ông John Le đã bày tỏ sự trân trọng về nỗ lực đóng góp của công ty, cũng như sự tiếc nuối khi công ty dừng hoạt động. Nội dung của bức thư như sau:
“Gửi tất cả nhân viên Propzy,
Chúng ta đã bắt đầu cuộc hành trình cùng nhau gắn liền với các giai đoạn phát triển khác nhau của Propzy, chúng ta đã tham gia với cùng một mục tiêu chung nhằm xây dựng nền tảng công nghệ bất động sản tốt nhất có thể tại Việt Nam, thậm chí tại khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là một sự thất vọng rằng tôi sẽ gửi thông điệp này đến mỗi người rằng sau 6 năm là một sự cố gắng trong hành trình ủng hộ cao của các đối tác và thật sự ý nghĩa khi hàng trăm con người Propzy đã tạo nên tất cả những điều đó mỗi ngày.
Propzy sẽ kết thúc hoạt động kinh doanh vận hành tại Việt Nam. Chúng ta đã có sự phát triển với 25 triệu USD tài trợ Series A vào giữa năm 2020, thời điểm bất ngờ gặp phải đại dịch kéo dài kết hợp với sự bất ổn thị trường tài chính toàn cầu từ cuộc chiến tranh Nga - Ukraine. Nỗ lực của chúng ta để phát triển kinh doanh trong suốt giai đoạn này đã dẫn đến việc chúng ta không thể khôi phục lại từ khi Việt Nam liên tục bị đóng cửa.
Chúng ta không có khả năng huy động vốn trong bối cảnh môi trường toàn cầu biến động, đây là “nhát dao" cuối cùng đối với một công ty khởi nghiệp non trẻ như chúng ta”.
Cũng theo nội dung trong thư, tất cả hợp đồng người lao động sẽ có hiệu lực chấm dứt vào lúc 0h ngày 13/9/2022. Propzy sẽ nỗ lực cung cấp cho các nhân viên khoản thanh toán tương xứng với thời gian và đóng góp của họ.
Trước đó, vào tháng 9/2021, startup này đã sa thải 50% nhân viên trong bối cảnh tái cơ cấu mô hình kinh doanh. Được biết các nhân viên bị sa thải đều phụ trách lĩnh vực bán hàng. Theo lý giải, Propzy thúc đẩy tự động hoá các dịch vụ môi giới trực tiếp thông qua công nghệ, nên những vị trí này không cần thiết nữa.
Propzy là nền tảng bất động sản được thành lập vào năm 2015 bởi ông John Le, một Việt kiều Mỹ. Đây là công ty tiên phong trong lĩnh vực Proptech (bất động sản ứng dụng công nghệ) với hệ sinh thái bao gồm môi giới các giao dịch mua, bán, thuê, cho thuê nhà đất, cung cấp giải pháp tài chính, vay thế chấp cho khách hàng mua nhà, quản lý và khai thác bất động sản ngắn - trung - dài hạn, quản lý vận hành chung cư.
Theo Crunchbase, tính đến tháng 6/2020, Propzy đã huy động được 33 triệu USD từ 3 vòng gọi vốn. Năm 2020, Propzy huy động vốn với 25 triệu USD tài trợ Series A từ một nhóm các nhà đầu tư bao gồm Gaw Capital và SoftBank Ventures Asia thuộc SoftBank Group. Các nhà đầu tư khác bao gồm Next Billion Venture, RHL Venture, Breeze, FEBE Venture, Insignia...
Gần đây, Propzy được cho đàm phán "giai đoạn đầu" để được mua lại bởi Tập đoàn 99 của Singapore. Tuy nhiên, không chắc liệu 99 Group có còn theo đuổi thỏa thuận hay không. Việc giải thể công ty dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực môi giới để lại nhiều tiếc nuối và cũng là bài học lớn cho sự phát triển của công ty bất động sản công nghệ tại Việt Nam.
(Theo Toàn cảnh bất động sản)
Propzy - startup từng gọi vốn được 30 triệu USD - liên tục lỗ từ năm 2017 đến nay, với vốn chủ sở hữu âm hơn 400 tỷ đồng.
Startup proptech Propzy - đơn vị khởi nghiệp công nghệ bất động sản - vừa thông báo dừng mọi hoạt động ở Việt Nam từ ngày 12/9.
Cũng như nhiều cái tên đình đám trên thị trường, "công thức" thành công ban đầu của Propzy vẫn là "đốt tiền" để mở rộng, với hai chỉ tiêu doanh thu và lãi ròng dịch chuyển ngược chiều.
Năm 2017, năm đầu tiên đi vào vận hành, Công ty TNHH Propzy Việt Nam ghi nhận doanh thu hơn 16 tỷ, nhưng lỗ ròng hơn 24 tỷ đồng. Công ty TNHH Dịch vụ Propzy, một đơn vị khác cùng trong startup này, cũng chịu lỗ hơn 2 tỷ đồng.
Năm 2018, doanh thu của Propzy tăng hơn 26%, trong khi khoản lỗ ròng tăng hơn gấp đôi. Tương tự, Dịch vụ Propzy cũng tăng lỗ gấp 6 lần trong khi doanh thu chỉ gần 1,3 tỷ đồng. Với cả hai doanh nghiệp này, khoản lỗ ròng đều vượt xa doanh thu.
Năm 2019 là năm thành công nhất của Propzy với doanh thu gấp hơn ba lần, đạt hơn 60 tỷ đồng, với khoản lỗ ròng chỉ hơn 58 tỷ đồng. Với Dịch vụ Propzy, doanh thu năm 2019 gấp gần 10 lần cùng kỳ, đạt hơn 11 tỷ đồng.
Với kết quả tăng trưởng đột biến, giữa năm 2020, Propzy đã hoàn tất vòng gọi vốn series A trị giá 25 triệu USD từ các nhà đầu tư Gaw Capital Partners và SoftBank Ventures Asia.
Doanh thu của Propzy năm 2020 giảm gần 90%, còn chưa tới 8 tỷ đồng. Trong khi đó, khoản lỗ ròng tăng đột biến lên hơn 120 tỷ.
Năm 2021, tình hình còn khó khăn hơn. Doanh thu của startup này chưa tới 1 tỷ đồng, trong khi khoản lỗ tăng lên hơn 155 tỷ. Kết quả là đến cuối năm 2021, vốn chủ sở hữu của Propzy âm hơn 420 tỷ đồng. Tổng tài sản của startup này ghi nhận chưa tới 100 tỷ, toàn bộ hình thành từ nợ phải trả.
Propzy không phải startup đầu tiên thất bại, và cũng sẽ không phải cái tên cuối cùng. Tuy nhiên, sự rút lui của Propzy, ngoài việc cho thấy sự khốc liệt để tồn tại của một dự án khởi nghiệp, còn là dấu hiệu rõ ràng hơn cho sự dịch chuyển một xu thế - sự kết thúc của chu kỳ "tiền rẻ" và dòng vốn dễ.
(Theo VnExpress)
Phuc Phan Dinh
Cái khó của Prozy lẫn các Tech bds luôn là cái văn hoá của khách, của sale, của chủ nhà của tất cả trong ngành bds Việt Nam chưa thay đổi đc. Ở Việt Nam cái nào mập mỡ, trắng đen chưa rõ thì sẽ thành công còn làm mà đưa Slogan " Minh Bạch, Rõ Ràng" thì tạch.
Henry Ho
Phuc Phan Dinh văn hóa của khách có công đồng uốn nắn từ từ cộng chính sách của nhà nước dần sẽ đi vào nề nếp
Dao Quoc Viet
Công nghệ là chết , cộng đồng mới là sống . Chừng nào công nghệ không thể làm công cụ thay thế để cộng đồng vận hành thì nó vẫn nằm đó thôi.
Duong Quang Vinh
Năm ngoái mình bán căn chung cư bên q6, Prozy cũng gọi và muốn được bán. Sau đó ko thấy bạn sales nào liên lạc lại để dẫn khách xem nhà, trong khi các công ty môi giới khác thì có khách xem liên tục. Lúc đó mình đã đoán Prozy sẽ dẹp sớm
Tân Phú Vinh
Làm kiểu như Pz trước mắt là rất khó phát triển tốt, tại sao? Vì ở VN có quá nhiều môi giới ở địa phương nên việc cạnh tranh với những người như này thì ko thể hơn họ được. Còn áp dụng công nghệ vào bđs thì tại Viêt Nam chưa có xu hướng nhiều, theo mình nghĩ thì tầm vài năm nữa. Hiện nay cách tốt nhất các startup nên làm nền tảng theo kiểu như Bất động sản, chợ tốt, nhà đất vn, hay alo nhà đất, thì có thể phát triển tốt.
Khanh PT
Thị trường thứ cấp có nhiều cái khó, đặc biệt trong việc quản lý nhân sự kinh doanh. Làm sao tránh việc luồn cò, tuồn thông tin sản phẩm, khách hàng qua bên thứ 3 mới là mấu chốt của vấn đề, tech chỉ hỗ trợ và làm tốt được vai trò của mình khi hệ thống vận hành thủ công ổn định. Còn vừa áp dụng công nghệ, vừa loay hoay tìm mô hình vận hành thì cái kết chỉ là đốt tiền.
Trong Binh
Một khi:
Tiền mua bán bds còn chưa minh bạch, bản đồ địa chính chưa công khai, thống nhất, minh bạch...vv.
Thì dựa vào đâu để chuẩn hoá hàng hoá (số hoá) đầu vào, xác thực doanh số thực cho các mô hình này, nên cuối cùng dựa vào đâu để tính phí ?Thị trường bds còn làm thủ công cho đến khi các bác chỉ làm việc quan không làm việc quán thì may ra...
Henry Ho
Nội dung bài post khá rõ một góc của bức tranh hôm nào cafe chưa sẽ thêm các góc khác của mảng môi giới để có các bài viết hay tiếp theo nhé chủ thớt
Trung Trung
Propzy < bà bán tạp hóa trong hẻm ?! vui thôi nha các propziant
Thành Phạm
Cảm giác có chút mủi lòng
Trang Trinh
Gọi vốn thì xài tiền chùa nên PR hình thức để bên đầu tư tin tưởng. Nhiều start up xài kiểu này lắm rồi. Nhìn Propzycó dáng giá công nghệ gì đâu. Mấy chị bán khoai lang online giờ cũng up, cũng hình, cũng tư vấn.
Không có gì ưu việt với website này. Môi giới thì quan trọng là nguồn tin, giá, áp sát chủ mua, bán.
Ý tưởng anh Le thì nhiều mà thực hiện có bao nhiêu. Hình như nghe đâu còn lừa bạn, gạt tiền. Môi giới mà không thấy uy tín thì tiền tỉ không chảy về được.
Ngọc Nguyễn
Bài khá dài nhưng cho thấy được mô hình Propzy phát triển tại VN cần thêm thời gian thay đổi. Mình có dùng app Pz đã trải nghiệm, mọi thứ không như mong đợi.
Nhất Tiếu Sơn Trà
Propzy Giải Thể - Chờ Ngày Phượng Hoàng Trùng Sinh Trong Tro Tàn
----------
Tôi đã từng là 1 người dùng của Propzy. Khoảng 3 năm trước Cũng đã có 1 vài deal đã được chốt thông qua sản phẩm của Propzy Lúc đó thì có 1 số trang đăng tin chính là Chotot, Batdongsan. Tôi loạn giữa mê hồn trận các tin đăng giả luôn.
Rồi biết tới Propzy Rất thích. Tin đăng rõ ràng, chính xác. Có khâu kiểm duyệt thẩm định sản phẩm nên mọi thứ không bị ảo. Có lẽ cũng chính vì vậy mà doanh thu không bù nổi chi phí. Làm chỉn chu nào có bao giờ mà dễ đâu
Thích nhất là tính năng báo cáo giá trung bình rồi đơn giá thấp nhất trong khu vực của nền tảng này. Nó hữu ích thực sự trong việc cho người dùng 1 cái mốc so sánh.
Tôi cứ tưởng với chừng ấy sự chỉn chu. Propzy rồi sẽ hóa rồng bay lên. Nhưng không nghĩ tới kết quả cuối cùng lại là như thế này
Tôi cũng không quen biết anh CEO hay Founder của Propzy. Nhưng cũng đôi chút thấy chạnh lòng khi 1 sự tâm huyết phải ngừng lại Có lẽ là đồng bệnh tương liên.
Tôi cũng đã từng ký giải thể, phá sản vài doanh nghiệp của mình. Có cái đến hàng triệu đô. Khi ngồi trước bộ hồ sơ giải thể chờ ký. Tôi bần thần thẫn thờ. Tất cả như sụp đổ. Cũng phải mất 1 thời gian mới có thể hồi phục lại tinh thần
Không biết Founder của Propzy có cùng cảm giác thế không. Có thể có. Cũng có thể không. Vì tôi thấy anh xịn hơn tôi là chắc rồi Nhưng tôi nghĩ. Anh đã có thể mở ra 1 nền tảng tốt như vậy thì sau này cũng có thể làm lại 1 cái khác tốt hơn
Chào tạm biệt Propzy. Tạm thời thôi. Và chúc các bạn trùng sinh trong đống tro tàn
Đức Lê
Hôm nay rầm rộ thông báo vụ Propzy nghỉ chơi, tin này mình nghe loáng thoáng tuần trước rồi, nhưng hôm nay mới có vẻ là chính thức.
Nghe đến con số 30 triệu usd rồi mà nghỉ chơi thì không ít người cảm thấy xót xa, giá mà số tiền đó đổ vô bất động sản, chỉ cần chọn đúng sản phẩm rồi đi chơi thì cùng thời gian đấy sẽ được khoảng 100 - 150 triệu. Lưu ý là chọn đúng sản phẩm rồi đi chơi chứ không cần lao tâm khổ tứ, thức khuya dậy sớm... mà vẫn ngon lành. Cơ mà thời đoạn 2016 đến nay thì muốn chọn sai sản phẩm cũng khó.
Điều này cho thấy một thực tế phũ phàng rằng ở Việt Nam thì mua bất động sản sẽ tạo ra lợi nhuận bền vững, an toàn, và khả năng thành công cao nhất. Tệ lắm thì cũng đi ngang chứ không thua nổi, và nếu chọn đúng thời điểm thì muốn đi ngang cũng khó. Đó cũng là lý do lý giải tại sao mà nhà nhà mua bất động sản, người người mua bất động sản.
Nhưng thật ra trong cuộc sống, nhiều người làm cái gì đó không phải mục đích chính là tiền. Các quỹ đầu tư nước ngoài họ thừa biết ở Việt Nam thì mua BĐS bao lời nhưng họ vẫn đầu tư vào ngành khác bởi vì danh mục của họ là thế, và họ có lý do của họ.
Với ngành công nghệ, đốt tiền phần lớn là cho nhân sự, cho quảng cáo, cho hệ thống.... đại khái thì tiền đó cũng rơi vào tay một số cá nhân nào đó, chắc cũng sẽ có một số người nhờ khoản tiền đó mà vượt qua được khó khăn, hoặc cũng có thể trở nên sung túc hơn. Nên về ý nghĩa xã hội, chưa chắc đã là thất bại.
Hồi sinh viên, khoa có tổ chức cuộc thi hát Karaoke, hồi đó mình có đăng ký tham gia và chọn bài "Một rừng cây một đời người", mặc dù hát dở nhưng mình thích cái đoạn "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?", cuộc thi đó mình bị loại ngay vòng gửi xe nhưng mà không sao, hát dở mà.
Thất bại hay thành công nó là một ranh giới mà tùy vào góc nhìn khác nhau thì nó sẽ khác nhau. Giả sử chuyện của Propzy đi, thì ai là thất bại?
_ Các quỹ đầu tư: Đôi khi họ quá nhiều tiền để bấy nhiêu được gọi là thất bại.
_ Founder: Chưa chắc đã là thất bại.
_ Nhân viên Prozy nếu trả lương đủ thì cũng không chắc là thất bại.
_ Còn người dùng? Mất đi 1 cái gì đó đóng góp chút chút cho trải nghiệm của mình.
Nghía qua nghía lại thì đôi khi thất bại lớn nhất chính là của người dùng cũng không chừng.
Quay lại câu chuyện của Propzy, mình nghĩ đó cũng có một số thứ cần lưu ý như sau:
_ Propzy theo mình hiểu là doanh thu từ hoa hồng bán BĐS, nghĩa là Prozy là một sàn như các sàn khác, cho BĐS thứ cấp, chỉ khác là có công nghệ.
_ Nếu Propzy có vấn đề (thu không bù chi), thì vì cơ bản là hoa hồng thu về không đủ để trả tiền vận hành. Mà cái này không chỉ có Propzy gặp khó mà trong thời đoạn này, mọi sàn BĐS từ công nghệ hay không công nghệ đều có những khó khăn tương tự.
_ Theo mình theo dõi, thì thị trường đã chậm lại từ cuối tháng 4 năm nay, có bạn bảo là lượng giao dịch giảm 80%, và nếu ai làm trong ngành đều cảm nhận được chuyện đó. Nếu lượng giao dịch giảm 80% thì đi kèm đó doanh thu từ hoa hồng cũng giảm 80%.
Nhìn chung, thời gian tới là thời gian khó chung cho ngành BĐS, từ NĐT, ngân hàng, môi giới.... Nhưng đó cũng là chuyện bình thường, vì suy cho cùng, cái gì cũng chỉ có một thời dễ kiếm tiền thôi. Sẽ có lúc khó. Nhưng khó mới biết ai hay.
Nguyễn Đức Hòa
Câu chuyện không dùng vốn để đầu tư bds (cho chắc) mà làm thứ khác (đầu tư công nghệ cho ngành bds) là câu chuyện hay. Nhưng chuyện đầu tư hơn 30tr usd rồi đóng cửa mà cho rằng đó không là thất bại thì chưa đúng
Bản chất của kinh doanh là kiếm tìm lợi nhuận thông qua việc giải quyết vấn đề. Chuyện trả lương cho nhân viên, hay mở lối tiên phong cho thị trường,... chỉ là một phần trên con đường đi kinh doanh của doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh mà lợi nhuận lớn hơn chi phí thì phải ngừng lại thôi.
Mai Thao Nguyen
Mình từng trải nghiệm khi đăng ký bán nhà trên Propzy. Từ các bạn chuyên viên hỗ trợ hệ thống, hay các bạn chịu trách nhiệm chính rất chuyên nghiệp và nhiệt tình dù Propzy chưa từng thu bất cứ 1 đồng nào từ KH đăng ký bán.
Đến hôm nay mở app ra thì thấy App ngừng hoạt động.
Thật sự đáng tiếc.
Thuy Bui
Cái khó ló cái khôn. em làm môi giới nhưng cũng k mong người người nhà nhà đổ vào mua Bds. Bất kỳ thứ gì trên đời này đều cần có tính cân bằng. Nếu cả nước k lo sx kd, phát triển kinh tế, học sinh sinh viên k lo học hành chỉ lo buôn đất/ làm môi giới Bds thì tụi em sẽ sớm thất nghiệp mất thôi
Đoàn Việt Hưng
Mỗi quỹ đầu tư đều theo một số “Investment mandates”. Bản chất quỹ cũng là từ những người góp vốn. Người ta góp vốn vào quỹ đó vì quỹ đầu tư vào những lĩnh vực nào đó, theo cách thức nào đó mà quỹ đã tuyên bố. Nên không có chuyện chọn đi mua đất thay vì đầu tư công nghệ. Còn tại sao người ta bỏ tiền vô quỹ vì nó phù hợp với cách thức phân bổ danh mục của người ta.
Nguyễn Đức Minh
thấy rever vẫn bền vững còn phát triển mà prozy tèo thì hơi buồn . trong làng BDS e thấy 2 ông này tiên phong nhiều cái để mở mang tầm nhìn . gọi là thất bại ko hẳn . coi như có đòn bẩy tốt hơn phút ban đầu .
Tuấn Nguyễn Minh
PROPZY – SỰ CÔ ĐƠN CỦA NGƯỜI KHỞI NGHIỆP
Nay mới lại có thời gian để viết, thì viết luôn về một sự kiện đang nóng để kiếm fame. Propzy dừng hoạt động, tôi chợt nhớ đến một câu nói khá nổi tiếng của một loài Cá Mập “Khởi nghiệp là cô đơn, kể cả khi thành công hay thất bại”
Tự thấy trình độ của mình còn kém cỏi. Kiến thức về tài chính, nhân sự cũng như công nghệ của mình chỉ là đồ học lỏm, gọi là có dăm ba câu để múa mép bán hàng, nên cũng chẳng dám phân tích sâu về chuyên môn, về hiệu quả của mô hình mà Propzy đã áp dụng.
Bài viết chỉ là một góc nhìn khác từ một người yêu thích BĐS, đang kiếm cơm bằng nghề liên quan đến BĐS cho một startup BĐS đã gọi được số vốn lên đến 30 triệu tiền Mỹ. Một góc nhìn về startup nói chung, một cách nhìn khác về sự thất bại.
“Đã bắt đầu làm thì phải nghĩ đến thất bại” – Cá Mặp Việt
“Đã bắt đầu làm thì đừng nghĩ đến thất bại” – Cá Mặp Hưng
• Tôi không biết anh John Lê khi bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng Propzy có nghĩ đến thất bại hay không. Nhưng chắc chắn là số những người xung quanh anh nghĩ đến sự thất bại của anh là rất đông. Bởi việc nhìn thấy, dự đoán hay phân tích những khó khăn của một startup dễ hơn rất nhiều việc thực hiện nó.
• Tôi tin là anh John Lê cũng thừa biết mình phải đối mặt với những khó khăn gì ở thị trường VN, một thị trường mà tính minh bạch là thứ xa xỉ, Sales làm việc chuyên nghiệp và có trình độ là của hiếm.
• Nhưng sự khác biệt của những người đã thành công và nổi tiếng trên TG là gì? Nếu không phải là sự kiên định, là sự tin tưởng vào năng lực bản thân thì còn có thể là điều gì khác? Chắc chắn những người đã và đang thành công khi mới bắt đầu những bước đi đầu tiên, xung quanh họ cũng là đầy rẫy những lời bàn tán về sự thất bại. Những bàn tán ấy sẽ dần biến mất khi họ thành công, nhưng sẽ trở lại và lợi hại gấp trăm lúc họ ngã xuống. Thế mới nói, startup là con đường đày sự cô đơn.
• Đây có thể không phải là thất bại về kinh tế của người được mệnh danh là “Phù thủy khởi nghiệp” cũng như của các NĐT. Nhưng chắc chắn nó là thất bại về tầm nhìn, về khả năng hoạch định chiến lược, và thất bại về khả năng lựa chọn thời điểm. Có điều, một startup thất bại sẽ là nền tảng, là bài học cho những startup khác đi lên. Nên có cái nhìn rộng mở và cổ vũ mạnh mẽ hơn cho những người làm startup, chứ đừng hùa nhau mà nói “30 triệu $ ấy nếu đầu tư vào BĐS thì….”
• Đất thì mãi là đất thôi, nếu ai cũng nhìn và đi vào cái lối mòn ấy thì XH có phát triển được không?
Tuan Tran
Propzy là 1 “case” điển hình - chỉ lập nên để đi gọi vốn- gọi hết Seri này tới Seri khác. Bản chất là quăng bom cho người tới sau mà quên đi bản chất kinh doanh cần phải có.
Họ bắt thóp được việc sếp áp đặt KPI cho nhân viên nên cần phê duyệt đầu tư càng nhiều càng tốt nên có tình tạo phông bạt vậy thôi. Nhân Viên đầu tư vừa đạt KPI, vừa có danh tiếng lại ko phải tiền của mình nên vui vẻ ký vội
Đoàn Trung
Thật ra là vì đi quá sớm so với thị trường. Nhảy 1 bước từ no where lên level educated customer thì không thành công.
(Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân của tác giả Thịnh Housezy)
Làm bất động sản Công nghệ (proptech) ở Việt Nam:
KHÔNG GIỐNG VỚI CÁCH STARTUP THÔNG THƯỜNG!
(Cái nhìn của người trong cuộc từ sự kiện Cty P)
===============================
Trong bối cảnh mà hình như là cứ startup BĐS công nghệ (proptech) nào lên sóng "sạc-tanh" là "auto" gọi được v.ố. n (mọi người check lại sẽ thấy tỷ lệ khá cao nhé), thì mới đây khắp các diễn đàn BĐS xôn xao, ngỡ ngàng và ngã ngữa vì tin tức một trong những startup bất động sản công nghệ (proptech) đời đầu ở Việt Nam, sau khi huy động được lượng vốn khủng, đã phải ngậm ngùi rời bỏ cuộc chơi, chấm dứt hoạt động ngày 13/9 và phải giải quyết thủ tục cho hơn 200 nhân viên vì "nhát dao cuối cùng" là không tiếp tục tìm được nguồn vốn mới do thị trường vốn toàn cầu đang bất ổn hiện tại.
Trước đó thì một số lượng lớn hơn các nhân viên kinh doanh cũng thuộc thương hiệu này, ở một pháp nhân khác, cũng đã phải mất việc vì công ty giải thể với lý do "chuyển đổi mô hình hoạt động".
Nói đến đây thì dân trong ngành có thể đã biết là công ty nào rồi, nhưng trong phạm vi bài viết này, tôi xin được gọi đó l
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận