Phía sau Câu chuyện kinh tế vĩ mô của Paul Krugman
(Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân của tác giả Trần Vũ)
------------------------------------------------
Ở một thị trấn nhỏ đang bị suy thoái ông chủ một khách sạn đang ngồi ngáp vì vắng khách. Một vị khách sang trọng bước vào nói ông ta muốn thuê một phòng xin nhất cho mấy ngày làm việc ở vùng này, để lại $100 tiền cọc rồi hẹn chiều quay lại lấy phòng. Khi vị khách vừa đi khỏi chủ khách sạn liền cầm tờ $100 chạy qua cửa hàng thịt bên cạnh trả cho một khoản ông ta nợ hàng thịt, chủ hàng thịt cầm đúng tờ $100 đó chạy sang hàng bánh mì trả nợ cho bà chủ bên đó. Đến lượt bà này cầm tờ tiền đi trả nợ cho một anh thợ nề tháng trước đã xây lò nướng bánh cho tiệm. Anh thợ nề có tiền ghé qua nhà một cô gái làng chơi trả tiền mấy lần "mây mưa" vừa rồi. Cô gái cầm tờ $100 chạy đến khách sạn trả nợ tiền phòng cho những lần thuê khách sạn tiếp khách tháng trước.
Đúng lúc đó vị doanh nhân quay lại khách sạn nói ông ta phải đổi kế hoạch không thuê phòng nữa và lấy lại $100 tiền cọc. Như vậy sau một vòng chạy loanh quanh tờ $100 được trả lại cho người chủ ban đầu nhưng trong thị trấn không còn ai nợ ai và các hoạt động kinh tế khởi sắc trở lại. Nghe có vẻ vô lý nhưng lại khá thuyết phục bởi vì các bạn nên nhớ nợ của người này là tài sản (asset) của người khác. Trong một nền kinh tế (đóng) "net debt" luôn bằng không. Điều này đúng cho thị trấn nhỏ bên trên, "net debt" của thị trấn bằng không trước và sau khi vị khách xuất hiện.
Vấn đề của thị trấn là họ không có liquidity (mình thích sử dụng từ iquidity hơn là cụm từ Thanh Khoản vì nó đa nghĩa hơn) để giải quyết nợ nần. Khi ông khách đến khách sạn đặt cọc vô hình chung nền kinh tế của thị trấn được bơm một lượng liquidity trong vòng vài tiếng để các chủ thể tranh thủ trang trải công nợ. Liquidity không phải là tài sản, mỗi chủ thể phải có sẵn asset (là tiền người khác nợ mình) còn liquidity chỉ có chức năng giúp họ chuyển đổi asset của mình để thanh toán liability với người khác. Đến đây hi vọng chắc ai cũng sẽ liên hệ mẩu truyện trên với vai trò của SBV bơm liquidity vào nền kinh tế mỗi khi nó đình trệ
Cũng không biết từ lúc nào câu chuyện này thường được anh em Môi Giới hay các sàn giao dịch hay kể cho nhau nghe trong những giai đoạn tình hình tài chính vĩ mô thắt chặt. Một mẩu chuyện mà ở đó là niềm hy vọng SBV bơm Liquidity vào và MG sẽ có một cái tết ấm no.
------------------------
Nhưng sự thật trong câu chuyện này có 2 góc khuất mà Paul Krugman không nêu ra cho mọi người thấy
1/ Góc khuất thứ nhất:
Tại sao trong nền kinh tế mà mọi người lại nợ nhau dẫn đến mọi hoạt động đều bị đình trệ. Vậy thì Vũ cho rằng câu chuyện đã thiếu đi phần mở đầu.
Và phần đầu đó sẽ được xây dựng dựa trên 2 yếu tố:
- Ông chủ khách sạn mở rộng quy mô kinh doanh
- và sử dụng điểm uy tín của mình để vay nợ
Người đàn ông giàu nhất thị trấn muốn mở rôngj khách sạn và nâng cấp dịch vụ ăn uống, ông ta xây lại khách ạn và hết tiền. Khách sạn có dịch vụ ăn uống nhưng hêt tiền nguyên vật liệu nên chủ khách sạn chạy sang mua chịu $100 của hàng thịt bên cạnh, hứa sẽ trả sau khi có khách thuê phòng. Ông chủ hàng thịt tin và cũng thấy kinh doanh khách sạn sẽ khả quan nên đồng ý bán chịu, nhưng sự thật là đang cho vay $100 bằng hiện vật nhưng k có tài sản đảm bảo (nghe quen k ạ, vâng đây cứ như câu chuyện của ông Trái phiếu thôi)
Đến lượt tiệm thịt cần bánh mì nên chạy sang tiệm bánh nói bà bán chịu cho tôi $100 bánh, khi nào ông chủ khách sạn trả tiền nợ thịt thì tôi sẽ thanh toán cho bà. Chuỗi mua chịu này tiếp diễn đến khi cô gái làng chơi đến khách sạn thuê phòng tiếp khách rồi xin nợ tiền phòng. Cho đến thời điểm đó các hoạt động kinh tế diễn ra bình thường dù thị trấn không có tiền mặt. Mấu chốt ở đây là mọi người tin nhau và tin vào business model của người mình cho cho vay.
Nếu chuỗi niềm tin này cứ tiếp tục thì hoạt động kinh tế vẫn diễn ra, ông chủ khách sạn sẽ vay tiếp $100 tiền thịt nữa (tổng nợ thành $200), cô gái làng chơi tiếp tục tiếp khách rồi nợ tiền phòng. GDP của nền kinh tế tiếp tục tăng trong khi total asset của nền kinh tế tăng song song với total liability (total debt), net debt luôn bằng 0.
Ok! Đến đây chắc nhiều bạn sẽ liên tưởng đến cách một nền kinh tế vận hành rồi đúng k? Vâng, đây chính là cách một nền kinh tế thị trường vận hành. Mọi người lưu ý giúp mình, Bedt lớn không có nghĩa là nó xấu đâu nhé bở vì nếu Debt (nợ) nhỏ thì Assets it, lúc đó GDP sẽ giảm thê thảm (tưởng tượng nếu ban đầu mọi người chỉ chấp nhận bán chịu $50 thì total debt sẽ giảm một nửa nhưng GDP cũng chỉ còn một nửa).
2/ Sự đổ vở điểm tín nhiệm và chu kỳ suy thoái nhỏ
Giống như mình nói ở trên, điểm tín nhiệm và niềm tin là mấu chốt trong việc nở rộng nền kinh tế Nhưng nếu 2 điểm này gãy vỡ thì điều gì sẽ xảy ra. Chúng ta tiếp tục với câu chuyện
Vào một ngày trời k đẹp cho lắm, total debt đạt đến một ngưỡng nào đó các chủ thể trong thị trấn sẽ lo ngại vì cho vay quá nhiều (mặc dù họ vẫn sống bình thường đấy thôi) nên một mắc xích sẽ quyết định k cho người khác vay nữa mà muôn thu về trả bớt nợ chẳng hạn thì toàn bộ chuỗi gãy vỡ. Lúc này ai cũng trở thành con nợ và tâm lý ảm đạm bao trùm, và ai cũng sẽ kỳ vọng một ÔNG KHÁCH PHƯƠNG XA nào đó đến với thị trấn để có Liquidity
3/ Kết luận:
- liquidity về bản chất đều là một thứ mà mọi người cùng tin và chấp nhận. Trên thực tế các hoạt động kinh tế của thị trấn đó phải dựa vào những thứ có thực (khách sạn, lò bánh mỳ, "dịch vụ" của cô gái...) nhưng về lâu dài khi mức độ kinh tế lớn/phức tạp (GDP cao) cần phải có liqudity (đáng tin cậy) làm công cụ điều phối những hoạt động đó
Câu chuyênj của Paul cho chúng ta thấy cách mà một nền kinh tế vĩ mô vận hành (local, National, Global liquidity tất cả đều có một tính chất chung trong việc "Bơm tiền” là thông qua các kênh Credit của Ngân hàng thương mại, khi total debt còn nhỏ thì ai cũng vui vẻ nợ lẫn nhau…. Nhưng nếu vì một lý do đặc biệt nào đó như dịch bênh chiến tranh v.v…. thì bơm lượng lớn tiền ra sẽ khiến total Debt tăng cao, dẫn đến Liquidity cạn kệt, lúc này chúng ta cần một Liquidity UY TÍN hơn là Ngân hàng Trung Ương
Hy vọng qua góc nhìn này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách một nền kinh tế vận hành, và các khó khăn hay cơ hội sắp tới khi độ tin cậy của DN đi xuôngs dẫn đến ít ng dám cho vay qua kênh trái phiếu, hoặc nếu NHTU bơm Liquidity thì thị trường sẽ diến biến thế nào.
Hẹn gặp lại các bạn ở bài 2: “Sự đổ vỡ của niềm tin trái phiếu và chúng ta nên làm gì trong thời gian tới”
(Theo Trần Vũ - S.P.E.R)
Chương Lê
Phạm Hồng Phong đấy bố,hiểu rõ chuyện hay kể.mấu chốt là nó đã =O rồi.vơi kiểu kể chuyện kia thì để dành về quê kể mấy đứa chăn trâu nghe
Trần Vũ
Chương Lê kaka mấu chốt ở chỗ đó nhưng ng ta chỉ kể cho nhau chứ k ai chịu giải thích kaka
Chương Lê
Trần Vũ thôi giờ ko nghe mấy ông nhiều tóc kể chuyện nữa,hok hấp dẫn
Trương Anh Tú
Chương Lê cái chuyện này cả trăm group đăng mà nay mới có bài phân tích để đọc, chứ ai ai cũng copy paste :)))
Chương Lê
Trương Anh Tú thế mới biết ranhk Kim Cương khác Thách Đấu ở chổ nào í
Phạm Hồng Phong
Chương Lê kaka dạ vâng, mai mốt em viết bài sẽ trau chuốt và để kiếm khách, chứ không phải viết bài qua loa để kiếm địa chỉ quán bún bò nữa ạ.
Chương Lê
Phạm Hồng Phong chau truốt cỡ 6 tháng,thêm 6 tháng thử nghiệm rồi lên bài e nha
Hoàng Nhật
Nôm na cho những bạn chưa rõ vĩ mô thế này:
Giờ muốn thì trường ấm lên thì cần có tiền mặt thổi vào để dòng tiền vận hành, mà tiền mặt hiện tại chính xác thì trông cậy 2 kênh chính là Ngoại tệ và tiền từ Ngân hàng bơm ra bằng cách vay lãi thấp !
Theo em nghĩ thì cần các Việt kiều rót tiền về VN mua BĐS hoặc đầu tư kinh doanh sản xuất, còn Ngân hàng thì giảm lãi vay, nới room thì khả năng thị trường không những BĐS mà chính trị, xã hội sẽ ổn định trở lại !
Ý kiến cá nhân nên ae nào có gì bổ sung thì xin chia sẻ nha
Nguyễn Cường
Hoàng Nhật viet kiều củng sấp mặt rồi
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận