Lãi suất Ngân Hàng giảm, tiền sẽ bơm vào bất động sản khiến cho bất động sản phục hồi ?!
Lãi suất Ngân Hàng giảm, tiền sẽ bơm vào bất động sản khiến cho bất động sản phục hồi?
----
Điều này là không đúng. Lãi suất ngân hàng giảm hay ngân hàng cố gắng bơm tiền ra nền kinh tế không có nghĩa là sẽ bơm trực tiếp vào BĐS. Vì chúng ta vừa chứng kiến 1 kỳ bong bóng BĐS, nếu tiếp tục bơm vào BĐS thì hiện tượng vỡ bong bóng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Điều này dĩ nhiên các nhà điều hành chính sách sẽ không thể để nó xảy ra vì nó gây ra hệ lụy lớn cho cả 1 nền kinh tế
Nói sơ qua 1 chút, vì sao khi bơm tiền trực tiếp vào BĐS để cho BĐS tiếp tục tăng sẽ gây rủi ro cho toàn nền kinh tế. Có nhiều thuyết cho rằng nếu BĐS tăng thì các mặt hàng khác như xây dựng này kia nọ tăng theo là tốt chứ sao đâu. Điều này không đúng, hoặc chỉ đúng với 1 phần nhỏ số người sở hữu BĐS. Nó sẽ gây méo mó cho nền kinh tế. Ví dụ như 1 căn nhà 1 người mua với giá 1 tỷ đồng. Cho thuê với giá 3 triệu/tháng.
Nhưng nếu căn nhà đó tăng thành 2 tỷ thì phải cho thuê với giá 5,6 triệu/tháng. Như vậy số tiền để chi trả cho nhà ở trong cơ cấu thu nhập của người lao động đã tăng cao trong khi tổng thu nhập không tăng. Như vậy họ sẽ phải giảm bớt chi tiêu ở các mặt hàng thiết yếu khác hoặc thậm chí là không còn đủ tiền để mua các loại mặt hàng thiết yếu khác. Điều này gây ra một hệ lụy vô cùng lớn. Người lao động, người tiêu dùng thì khó khăn, đói nghèo. Doanh nghiệp sản xuất thì không bán được hàng, không có vốn tái sản xuất dẫn đến phá sản, giải thể , người lao động mất việc rồi lại quay lại cái vòng luẩn quẩn mất luôn khoản thu nhập ít ỏi ban đầu. Vậy là đi xuống càng đi xuống
- Vậy nên. Khi tổng sản phẩm chưa tăng, tổng thu nhập, tổng cầu chưa tăng thì tín dụng sẽ được điều hướng không cho chảy vào BĐS dù lãi suất có hạ thấp đi chăng nữa
----
Tuy nhiên. Việc hạ lãi suất, các chính sách bắt đầu cho bơm thêm tiền ra nền kinh tế là một dấu hiệu cho thấy "bất động sản có khả năng phục hồi"
Chúng ta lại lấy những ví dụ trực quan. Chẳng hạn như trứng gà 5 ngàn đồng 1 quả. Doanh nghiệp sản xuất trứng gà đang ở quy mô sản xuất là 1.000 quả/ngày. Với giá vốn sản xuất ra là 4.000đ/quả. Giờ khi được ngân hàng cho vay thêm để mở rộng quy mô lên 2.000 quả/ngày và giá vốn hạ xuống 3.000đ/quả. Vậy thì họ sẽ có thể bán với giá 4.000đ/quả mà vẫn có lãi 1.000đ/quả như cũ. Khi này doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh hơn, người tiêu dùng tiết kiệm được 1.000đ ở khoản mua trứng gà này rồi thì 1.000đ này mới quay lại + thêm vào số tiền để thuê/mua nhà ở, bđs thì khi này BĐS mới là tăng bền vững và lành mạnh.
Còn vẫn là 1.000đ dư thừa đó mà nếu đổ ngay vào BĐS từ đầu thì nó lại đem đến hiệu quả trái ngược. Doanh nghiệp không sản xuất ra thêm được trứng gà, tổng tiền của người lao động, người dân không tăng nhưng giá BĐS, giá thuê BĐS lại tăng gây nên 1 sự méo mó cho nền kinh tế. Điều này là điều mà chúng ta vừa trải qua ( do nhiều nguyên nhân)
-----
Dĩ nhiên các nhà điều hành chính sách không thể để cho thị trường đi vào vết xe đổ
Vậy nên. Hạ lãi suất là vui, nhưng chỉ là vui bởi dấu hiệu chứ không nên quá mong chờ rằng động thái hạ lãi suất sẽ ngay lập tức làm phục hồi thị trường BĐS. Dòng tiền cần thời gian để đi đúng hướng, sinh ra giá trị thặng dư rồi sau đó mới quay lại làm phục hồi dần thị trường BĐS. Có lẽ cần ít nhất 1 năm hoặc hơn
-------
Ah. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của ngành BĐS vẫn giữ ở mức 200% chưa có hạ đâu
(Theo Nhất Tiếu Sơn Trà)
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận