Hiện tượng lựa chọn ngược trong cho lĩnh vực ngân hàng hiện nay

Lượt xem: 231 ||| Lượt thích: 1

 

 

Góp phần gia tăng nợ xấu và đẩy các khoản tín dụng tốt ra khỏi thị trường, đồng thời tác động đến các thị trường bất động sản, sản xuất kinh doanh

 

 

Hiện tượng lựa chọn ngược trong cho lĩnh vực ngân hàng hiện nay 

Góp phần gia tăng nợ xấu và đẩy các khoản tín dụng tốt ra khỏi thị trường, đồng thời tác động đến các thị trường bất động sản, sản xuất kinh doanh.

Disclaimer: Bài viết dựa trên các hiện tượng kinh tế: thông tin bất cân xứng (asymmetric information), lựa chọn ngược (adverse selection), rủi ro đạo đức (moral hazard) và trải nghiệm cá nhân ở thị trường tài chính- bất động sản Việt Nam hiện nay.

Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch có 1 bên có thông tin đầy đủ và tốt hơn so với bên còn lại. Nó xảy ra trong nhiều lĩnh vực trong đó có ngân hàng (NH): khi mà người đi vay là người năm rõ tình trạng tài chính cá nhân của mình như thu nhập, tài sản, khoản nợ, dòng tiền, khoản chi trả hàng tháng,… Và khi đi vay ngân hàng có thể họ sẽ tìm cách che giấu các điểm bất lợi để bức tranh tài chính của họ được tốt với các Ngân hàng. Về phía ngân hàng để làm giảm tình trạng bất cân xứng này, họ cũng có nhiều biện pháp như: thẩm định tài sản đảm bảo, đánh giá điểm tín dụng CIC, sao kê các nguồn thu nhập, đóng Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH),… Về nguyên tắc, nếu việc này được làm tốt thì sẽ tránh các thất bại thị trường của vấn đề bất cân xứng này. Tuy nhiên, hiện này người đi vay đang chịu một ngoại tác tiêu cực từ các NH đó là việc yêu cầu mua bảo hiểm (BH) (hoặc khoản bôi trơn tương tự): cho dù người vay đã có bảo hiểm trước đó rồi và điểm số tín dụng tốt họ vẫn bị ép mua Bảo Hiểm thì mới duyệt khoản vay.

Điều này dẫn tới tình trạng: người đang có tình hình tài chính khó khăn sẽ chấp nhận khoản phí đội thêm này trong chi phí vay nhằm giải quyết tình trạng khó khăn kinh tế cấp bách, còn người có tài chính đảm bảo và không bị áp lực dòng tiền họ sẽ cân nhắc khoản chi phí này so với lợi nhuận có được khi đầu tư hay độ hữu dụng khi chi tiêu cho sản phẩm cần mua để ra quyết định. Điều này dẫn tới: người có chất lượng tín dụng tốt sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường và gia tăng người có chất lượng tín dụng xấu. Trong ngắn hạn, các NH có thể có lợi nhuận từ nguồn bán Bảo Hiểm, tuy nhiên trong dài hạn sẽ gia tăng nợ xấu và dẫn đến thất bại thị trường.

Thực tế đã trãi nghiệm: khi đi vay, đặc biệt khi muốn đáo khoản vay=> biết người vay ở thế dưới, thì đều bị đề xuất mua gói Bảo Hiểm. Ngay cả khi mở thẻ tín dụng hạn mức cao (>60 triệu): có bank đưa ra khung cho nhân viên để tư vấn chọn gói BH tương ứng với hạn mức thẻ cao muốn đề xuất.

Thị trường bất động sản cần nguồn vốn lớn từ các tổ chức tín dụng cho cả nhà phát triển dự án và người vay để mua ở. Tuy nhiên, đang rất khó để tiếp cận nguồn vay với chi phí phù hợp.

Kiến nghị: Đây là lúc chính phủ và NH nhà nước can thiệp với các chính sách mạnh mẽ để làm giảm tình trạng này. Đồng thời, thành lập 1 kênh để nghe những feedback của người đi vay đang gặp phải (hay hiệp hội bảo vệ quyền lợi người đi vay chẳng hạn) => giảm tình trạng bắt chẹt.

Ps: bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả theo như kiến thức và trãi nghiệm thực tế hiện nay. Mặc dù, tình trạng nợ xấu và khó khăn của nền kinh tế đến từ nhiều nguyên nhân nhưng đây vẫn là 1 trong những nguyên nhân còn tồn đọng và chưa được giải quyết triệt để mặc dù đã có công văn từ Nhà Nước cấm tình trạng ép mua Bảo Hiểm.

(Theo Khoi Vo)


 

Trung Việt

Bài viết tốt. Còn nhiều chiêu trò khác nữa chứ ko chỉ ép mua BH. Ví dụ như bắt tay với CĐT mượn tay khách hàng vay vốn thanh toán khi dự án chưa đủ điều kiện kinh doanh, cấp bảo lãnh cho khách hàng nhưng lại giành quyền ưu tiên xử lý tài sản dự án khi CĐT mất khả năng tài chính... Các sai trái của doanh nghiệp bđs hiện nay đều có tiếp tay của NH. Liên minh này đang kiểm soát và lủng đoạn thị trường bđs, hệ lụy khôn lường, Vạn Thịnh Phát và SCB là một ví dụ

Khoi Vo

cảm ơn anh đã chia sẻ thêm những vùng tối mà những ai có kinh nghiệm và trãi nghiệm ở lĩnh vực này mới biết được!!

KT Lylk 

Cứ từ từ, bộ ban ngành nào rồi cũng sẽ tới lượt, 2024 là năm của bank, lót dép hóng thôi.

Khoi Vo

chỉ sợ tới lúc đó, người người, DN cầm cự không nổi nữa. lúc đó có hồi sức - cấp cứu thì không còn hiệu quả nữa vì quá muộn

 

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

[LIKE] Bài viết hay

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình Luận