Bất động sản sẽ tăng hay giảm giá khi lạm phát và mất thanh khoản

Lượt xem: 10685 ||| Lượt thích: 0

 

 

 

 

Bất động sản sẽ tăng hay giảm giá khi lạm phát và mất thanh khoản

(Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân của tác giả Lê Quốc Kiên)

BẤT ĐỘNG SẢN TĂNG HAY GIẢM GIÁ KHI LẠM PHÁT VÀ MẤT THANH KHOẢN ?!

Từ cuối đầu năm đến nay, giá xăng dầu, sắt thép đều tăng cao và chưa có dấu hiệu dừng lại, kéo theo tất cả hàng hóa đều tăng giá. Đà tăng sốc này cùng biến động lớn của giá vàng có thể tác động tiêu cực đến giá nhà đất và thổi bùng làn sóng đầu cơ tích trữ tài sản.

 

1. Về nhu cầu

- Một điều chắc chắn là càng lạm phát, vật giá càng leo thang, người có tiền lại càng không giữ tiền mà bỏ hết vào tài sản, trong đó bất động sản luôn đóng vai trò chủ lực để tích trữ tài sản chống trượt giá.

- Với những người sản xuất kinh doanh, lợi nhuận trung bình hàng năm của họ thường rơi vào khoảng 15%-18% trên vốn đầu tư. Với tình hình lạm phát tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào sẽ tăng nhanh, trong khi g.i.á thành bán ra chưa chắc đã tăng theo kịp, bên cạnh nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng sụt giảm do túi tiền bị ảnh hưởng, dẫn đến lợi nhuận sản xuất kinh doanh của họ bị tụt giảm. Ví dụ, g.i.á nguyên liệu đầu vào của tô phở có thể tăng 30%, nhưng g.i.á bán ra rất khó tăng từ 40.000 lên 50.000 ngay trong vòng một năm. Trong khi đó, chỉ cần tích trữ tài sản để đó là trong 1 năm có thể dư cover được phần lạm phát. Điều này sẽ làm nản lòng những người sản xuất kinh doanh, làm họ tiếp tục đẩy tiền vào việc giữ tài sản.

THAM KHẢO THÊM:  LẠM PHÁT CAO ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG BĐS NHƯ THẾ NÀO?

 

2. Về cung

- Với những người không bị áp lực nợ ngân hàng thì họ cũng không có nhu cầu bán, trừ khi được giá thật tốt, Vì bán xong rồi họ lại phải đi kiếm mua chỗ khác chứ không thể giữ tiền mặt trong thời điểm lạm phát như vậy.

Cập nhật Lãi suất ngân hàng cho vay mua nhà đất Tháng 3 2022 !

- Nguồn cung sẽ đến nhiều hơn từ những người sử dụng đòn bẩy ngân hàng và không còn dòng tiền đủ đóng cho ngân hàng. Sau 2 năm dịch bệnh, sản xuất kinh doanh khó khăn, túi tiền bị ảnh hưởng, nhiều nhà đầu tư bắt đầu rơi vào trường hợp hết tiền đuối vốn. Với nhóm nguồn cung này thì chỉ cần giảm 5%-10% (nhà phố) hay 15%-20% (đất tỉnh, vùng ven) là sẽ có nhóm tích trữ tài sản chống lạm phát mua ngay.

 

3. Về giá

- Với những người đang nắm giữ tài sản bất động sản, thì càng lạm phát, vật giá càng leo thang, thì họ lại càng tăng giá bán để chống trượt giá (trừ những người bị kẹt tài chính phải giảm 5%-10% Để ra hàng)

- Khi toàn thị trường ai ai cũng đẩy giá bán lên thì tự khắc sẽ lập mặt bằng giá mới.

- Khi thị trường có mặt bằng g.i.á mới thì tự khắc cơ sở định giá của các đơn vị thẩm định và ngân hàng cũng tăng lên theo.

- Các dự án bđs hình thành trong tương lai khi mở bán cũng tính sẵn giá tương lai của 2-3 năm sau khi bàn giao sản phẩm, và chắc chắn họ cũng tính luôn phần lạm phát vào mức giá này. Điều này vô hình chung cũng đẩy g.i.á hiện tại của toàn bộ khu vực lên theo.

Do đó, dự đoán trong 1-2 năm tới sẽ có 2 nghịch lý: Giá bất động sản sẽ tiếp tục được neo cao nhưng thanh khoản chậm, ai cũng sở hữu tài sản nhưng không ai có tiền.

(Theo Lê Quốc Kiên)

Giá bất động sản và lạm phát có mối liên hệ như thế nào ?


 

(Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân từ tác giả Lucy Nguyen)

LẠM PHÁT CAO, BẤT ĐỘNG SẢN SẼ TĂNG GIÁ hay GIẢM GIÁ?

 

Bài này gồm 2 chương:

1- Mối quan hệ giữa Lạm Phát và Giá bất động sản : Công thức tính toán

2- Giá BĐS sau giai đoạn 2022-2024 sẽ Tăng hay Giảm do ảnh hưởng của Lạm Phát

----//----

 

1- Mối quan hệ giữa Lạm Phát và Giá BĐS : công thức tính toán

"Lạm phát" và Giá bất động sản có mối liên hệ với nhau như thế nào ?! 

Có lúc lạm phát Tăng thì Giá bất động sản cũng tăng Nhưng cũng có lúc lạm phát tăng mà Giá bất động sản lại Giảm.

Đấy là vì mối quan hệ giữa Lạm Phát và Giá bất động sản không phải là mối quan hệ 2 bên mà là mối quan hệ 4 bên: (2 bên còn lại là : % Tăng Trưởng GDP và % Lãi suất huy động của ngân hàng)

Nhiều bác cứ bảo là tăng lãi suất thì BĐS sẽ đóng băng vỡ bong bóng. Điều này cũng gần đúng.

Nhưng cần phải hiểu  thế nào mới là tăng lãi suất?

Tăng 1-2 % không phải là tăng (vì nếu lạm phát tăng 3% lãi suất tăng 2% thì tính ra đồng tiền vẫn mất giá: gửi tiền ngân hàng vẫn thiệt hơn dùng tiền mua tài sản).

Sau đây chính là Công thức:

"Giá BĐS sẽ Giảm khi:

 (Lãi suất huy động" > = Tỉ lệ % lạm phát" + Tỉ lệ tăng trưởng % GDP)"

(vì khi ấy bán BĐS lấy tiền gửi ngân hàng sẽ có lợi hơn là tiếp tục giữ BĐS)

Năm 2022 này đang giống với giai đoạn nhà nước bơm tiền năm 2008-2009 nhé:

Năm 2008 giá hàng hóa thế giới cũng tăng phi mã, giá dầu thô vào tháng 7-2008 lên đến 147,27 USD/thùng, khi đó lạm phát trong nước lên 22,97%.

Cuối năm 2010 là kết thúc giai đoạn giải ngân gói bơm tiền : lúc đó T10/2010 lãi suất huy động nhảy 1 bước khoảng 7% thì bất động sản xì hơi luôn :

Vì Khi đó là lúc đạt đủ tiêu chuẩn của công thức:

Lãi suất huy động > = tỉ lệ % lạm phát + tỉ lệ tăng trưởng % GDP.

Khi ấy BĐS đã đóng băng và kết thúc chu kỳ tăng trưởng.

*Xét đến mối quan hệ của 4 yếu tố : "Tỉ lệ % lạm phát" & "% Tăng Trưởng GDP" & "% Lãi suất huy động của ngân hàng" & "Giá bất động sản":  

Trong 3 biến số ấy thì chỉ có 1 biến số mà chính phủ có thể can thiệp trực tiếp được : đó là "Lãi suất Huy Động". Đây chính là yếu tố then chốt: muốn biết được sắp tới giá bất động sản sẽ tăng hay giảm thì phải nhìn vào hành động của chính phủ :

  • Nếu "Tăng lãi suất  huy động" vượt quá ngưỡng Critical Point thì thị trường BĐS sẽ đảo chiều (giống như thời kỳ cuối năm 2010).

*Đa số các "chuyên gia" thường dự báo  BĐS tăng hay giảm là nhờ kinh nghiệm thực chiến, hoặc phát biểu một cách mù mờ , võ đoán mà không thể đưa ra 1 quy luật rõ ràng nào: đây chính là điểm yếu của ngành BĐS Việt nam khi các "Chuyên gia BĐS" thì không có kiến thức về kinh tế vĩ mô và các "Nhà kinh tế" thì lại không có kinh nghiệm thực chiến về bds. Vậy nên mỗi ông phát biểu 1 kiểu.

Còn mình thì đưa ra được công thức tính toán cụ thể chính xác và có thể áp dụng trong mọi trường hợp. 

*Nếu ai không có kinh nghiệm thực chiến nhưng học được công thức này của mình thì có thể tính toán được chính xác khi nào BĐS sẽ tăng hay giảm:

  • Dựa trên 03 biến số là Tỉ lệ % Lạm Phát, Tỉ lệ % tăng trưởng GDPLãi suất Huy Động: bằng CÔNG THỨC này:

** Giá BĐS sẽ Giảm khi:

Lãi suất huy động > = Tỉ lệ % lạm phát + Tỉ lệ tăng trưởng % GDP.

** Giá BĐS sẽ Tăng khi:

Lãi suất huy động < = Tỉ lệ % lạm phát + Tỉ lệ tăng trưởng % GDP

----//----

 

2- Giá bất động sản sau giai đoạn 2022-2024 sẽ Tăng hay Giảm do ảnh hưởng của Lạm Phát 

Bởi vì giá BĐS ở Việt Nam Tăng hay Giảm không phụ thuộc vào các yếu tố "khách quan" như "Lạm Phát" mà phụ thuộc vào yếu tố "chủ quan" là "lãi suất huy động":

Do vậy chính phủ VN sẽ nắm quyền quyết định khi nào Tăng giá BĐS hay Giảm Giá BĐS

Bản chất của lạm phát là vòng quay tiền rất nhanh ; muốn hấp thụ được lạm phát thì chính phủ phải rút tiền về ;

Cách hút tiền tốt nhất là bán đất cho dân :

Dân bỏ tiền ra mua đất từ chính phủ khi ấy dân có đất:  còn tiền từ lại quay về kho bạc nhà nước.

Chính phủ các nước tư bản không có đất nên không thể bán cho dân để thu tiền về; Chính phủ các nước cộng sản là kẻ đầu cơ đất lớn nhất : quỹ đất mênh mông nên khi cần Hút tiền về thì cắt đất bán cho dân.

Giảm bớt được số tiền lưu thông trên thị trường thì sẽ hấp thụ được lạm phát.

Nếu áp dụng hợp lý phương pháp hấp thụ lạm phát bằng cách tăng giá bất động sản thì có thể hạn chế việc lạm dụng tăng lãi suất để hấp thụ lạm phát bởi vì chỉ có hai công cụ hấp thụ lạm phát hiệu quả nhất:

  • Đó là tăng giá bất động sản và tăng lãi suất ngân hàng nếu công cụ này hiệu quả rồi thì có thể giảm bớt công cụ kia (Vì bản chất của việc hấp thụ lạm phát chính là làm sao để hút tiền từ thị trường về kho bạc nhà nước Nhằm giảm bớt số tiền lưu thông trên thị trường)

* Chu kỳ BĐS lần này 2022-2024 rất giống với chu kỳ 2008-2010 : đều là chu kỳ bds tăng giá do bơm tiền:

* Năm 2008 nhà nước bơm tiền cho các "quả đấm thép- là các tập đoàn kinh tế nhà nước" , còn năm 2022 thì bơm tiền qua gói "đầu tư công kích thích kinh tế": đây chính là sự khởi đầu của chu kỳ Tăng giá bất động sản chu kỳ mới (2022-2024)

*Vì thời điểm bắt đầu của 2 chu kỳ này là đỉnh của 2 cơn sốt bất động sản của 2 chu kỳ tăng trước đó: (là cơn sốt đất 2020-2022 và cơn sốt đất 2006-2008) : đáng lẽ sau các cơn sốt đất thì thị trường phải tạm lắng xuống để chờ tích luỹ. nhưng không: nhờ có sự can thiệp của nhà nước bằng cách "bơm tiền" nên sẽ lại tạo 1 cơn sốt mới với đỉnh giá bds cao hơn cơn sốt đất trước đó.

* Lúc giải ngân gói bơm tiền thì ko thể tăng lãi suất nhiều.

  •  Vì tăng lãi suất là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chết đầu tiên chứ ko phải là bọn đầu cơ BĐS. (Mục đích của gói Bơm tiền kích thích kinh tế là để cứu doanh ngiệp, nếu tăng lãi suất thì là giết doanh nghiệp à ?! )

* Vậy nên để cứu nền kinh tế, cứu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì trong giai đoạn 2022-2024: Chính Phủ VN sẽ buộc phải chấp nhận việc "BĐS sẽ tăng giá" vì KHÔNG thể tăng "Lãi suất huy động" vượt ngưỡng Critical Point : vậy nên:

(Lãi suất huy động < = Tỉ lệ % lạm phát + Tỉ lệ tăng trưởng % GDP)

Do đó BĐS vẫn sẽ tăng giá trong chu kỳ BĐS lần này 2022-2024 (có thể kéo dài đến 2025 hoặc  dài hơn cho đến khi nhà nước ngừng bơm tiền)

(Theo Lucy Nguyen)

 

Nguyen Khanh

Bài phân tích bám sát theo lý thuyết nhung thực tế chúng minh năm 2011, lp phi mã, ls bank lên 28%. bđs coi như chết đứng. Đó mới là thực tế.

Lê Quốc Kiên

Nguyễn Khanh Cám ơn chia sẻ của anh. Mình cũng nghĩ trong 1-2 năm tới, tính "thanh khoản" quan trọng hơn "lợi nhuận".

Tuong Phuc

Nguyễn Khanh Nếu ls bank lên 28% , chắc chắn bds tèo, nhưng nhà nước khó có khả năng để ls lên cao vậy.

Chien Tran

Và khi lạm phát tăng lên , 6% thì ngân hàng tăng ls tiền gửi lên 7 8 %, ls cho vay lúc này cũng nhích lên 10 tơie 12% thả nổi 14 15%

Trần Đình Thành

Khi lạm phát xảy ra thì NHNN sẽ tăng lãi suất. Đây mới là cú chí mạng với BDS
Chứ làm gì có cái logic là lạm phát tăng thì tăng giá bds lên.

Cuong Nguyen Ngoc

Cảm ơn bài viết của Chiên Gia. Này mà có thêm số liệu về dư nợ để bít áp lực lên cung khi lãi suất tăng nữa thì ngon nhỉ.

Lê Quốc Kiên

Cuong Nguyen Ngoc Cám ơn bạn đã động viên. biết được cái đó thì chắc vô tổ Tư vấn làm luôn rồi kkk

Nguyễn Vịnh

Tiền lạm phát, bds tăng
Hậu lạm phát, giải quyết hậu quả, hút tiền về, lãi suất tăng: bds giảm hoặc ko có thanh khoản.
Hiện nay tiền lạm phát. Nên múc bds.

Phạm Thị Thuỳ Dương

cái này là " lê văn chạy " và " nguyễn thị đuổi theo "

Việt Nhân

Bác chủ tus phân loại bất động sản tăng giá và giảm giá khi lạm phát sẽ thuyết phục hơn. Còn câu chuyện lạm phát dẫn đến bất động sản nào cũng tăng giá thì không hợp lý. Nhìn về lịch sử các lần đóng băng trước của bất động sản sẽ thấy rõ dấu hiệu của các bất động sản sẽ đóng băng nếu lãi suất tăng mạnh.
Tiền không phải vô hạn. 
Cái gì đến ngưỡng giá trị cũng sẽ vỡ hoặc chuyển dịch qua dạng khác

Alex Huang

Nhưng chưa thấy tác giả đề cập sâu vào mối quan hệ với % tăng GDP, mà chỉ thấy quan hệ giữa giá BĐS với lãi suất NH và lạm phát thôi

Giang Nguyễn

Bài viết hay, note lại để quan sát. Mình cũng đồng suy nghĩ với tác giả, 

Khi nào lạm phát chưa vượt 2 con số thì khi đấy bđs còn tăng..
Đang giai đoạn đẩy mạnh đầu tư công, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, tiền bơm ra còn chưa kịp hấp thu, kênh sx còn chưa hút được nguồn vốn fdi...thì lúc này chưa vội tăng lãi suất.

Hoang Nguyen

Công thức này tuy chưa thật sự thuyết phục nhưng cũng dễ hiểu,  dễ tham khảo nhanh đối với những người chưa đủ kiến thức về kinh tế vĩ mô. Xét về vĩ mô là hoàn toàn có cơ sở. Còn về ý kiến biện pháp giảm nhẹ lạm phát bằng giải pháp bán đất công hút bớt tiền tuy cũng là cách nhưng giống như con dao hai lưỡi giữa kỳ vọng bán được giá cao nhất có thể với mối lo đổ thêm dầu vào lửa kích thích mặt bằng giá bđs tăng mất kiểm soát gây ảnh hưởng tiêu cực đối với các công trình phát triển hạ tầng phải thu hồi đất của dân để tạo quỹ đất  công.

Dung Phan

Bác đang võ đoán giữa quả trứng và con gà rồi, con gà có trước hay quả trứng có trước. Ở đây cũng vậy, bác sẽ hok biết dc lạm phát, lãi suất, gdp, giá bds cái nào có trước cái nào đâu. 
Nên công thức kia hok xài dc đâu

Lucy Nguyen

Dung Phan Xét đến mối quan hệ của 4 yếu tố : "Tỉ lệ % lạm phát" & "% Tăng Trưởng GDP" & "% Lãi suất huy động của ngân hàng" & "Giá BĐS":  Trong 3 biến số ấy thì chỉ có 1 biến số mà chính phủ có thể can thiệp trực tiếp được : đó là "Lãi suất Huy Động". Đây chính là yếu tố then chốt: muốn biết được sắp tới BĐS sẽ tăng hay giảm thì phải nhìn vào hành động của chính phủ : Nếu "Tăng lãi suất  huy động" vượt quá ngưỡng Critical Point thì thị trường BĐS sẽ đảo chiều (giống như thời kỳ cuối năm 2010).

*Đa số các "chuyên gia" thường dự báo  BĐS tăng hay giảm là nhờ kinh nghiệm thực chiến, hoặc phát biểu một cách mù mờ , võ đoán mà không thể đưa ra 1 quy luật rõ ràng nào: đây chính là điểm yếu của ngành BĐS Việt nam khi các "Chuyên gia BĐS" thì không có kiến thức về kinh tế vĩ mô và các "Nhà kinh tế" thì lại không có kinh nghiệm thực chiến về bds. Vậy nên mỗi ông phát biểu 1 kiểu.
Còn mình thì đưa ra được công thức tính toán cụ thể chính xác và có thể áp dụng trong mọi trường hợp. 

*Nếu ai không có kinh nghiệm thực chiến nhưng học được công thức này của mình thì có thể tính toán được chính xác khi nào BĐS sẽ tăng hay giảm: dựa trên 03 biến số là Tỉ lệ % Lạm Phát, Tỉ lệ % tăng trưởng GDP và Lãi suất Huy Động: bằng CÔNG THỨC này:

** Giá BĐS sẽ Giảm khi:
Lãi suất huy động > = Tỉ lệ % lạm phát + Tỉ lệ tăng trưởng % GDP.
** Giá BĐS sẽ Tăng khi:
Lãi suất huy động < = Tỉ lệ % lạm phát + Tỉ lệ tăng trưởng % GDP

Quý Trần

Nói chung lãi suất tăng là mấy ông vay ngân hàng ôm đất trả ko nổi thì phải bán để trả lãi thôi , mà kiểu này kiểu gì ko tăng lãi suất ????????  mà cũng lạ , 3 năm nay dịch chết mẹ ra mà dự án , khu đất nào cũng ngày chốt mấy chục lô , bộ dân mình giàu dữ vậy sao. 

Lucy Nguyen

Minh Chúc Đa số các "chuyên gia" thường dự báo  BĐS tăng hay giảm là nhờ kinh nghiệm thực chiến, hoặc phát biểu một cách mù mờ , võ đoán mà không thể đưa ra 1 quy luật rõ ràng nào: đây chính là điểm yếu của ngành BĐS Việt nam khi các "Chuyên gia BĐS" thì không có kiến thức về kinh tế vĩ mô và các "Nhà kinh tế" thì lại không có kinh nghiệm thực chiến về bds. Vậy nên mỗi ông phát biểu 1 kiểu.
Còn mình thì đưa ra được công thức tính toán cụ thể chính xác và có thể áp dụng trong mọi trường hợp. 

*Nếu ai không có kinh nghiệm thực chiến nhưng học được công thức này của mình thì có thể tính toán được chính xác khi nào BĐS sẽ tăng hay giảm: dựa trên 03 biến số là Tỉ lệ % Lạm Phát, Tỉ lệ % tăng trưởng GDP và Lãi suất Huy Động: bằng CÔNG THỨC này:

** Giá BĐS sẽ Giảm khi:
Lãi suất huy động > = Tỉ lệ % lạm phát + Tỉ lệ tăng trưởng % GDP.
** Giá BĐS sẽ Tăng khi:
Lãi suất huy động < = Tỉ lệ % lạm phát + Tỉ lệ tăng trưởng % GDP

Bryan Vo

Bài viết hay. Mình bổ sung vẫn còn mối quan hệ với các kênh đầu tư khác ko chỉ ở phạm vi công thức như vàng, chứng khoán, Forex...và nhất là Tâm lý của người mua nhìn nhận thị trường bất động sản như thế nào...sự bất ổn của chính trị và kinh tế, thêm vào đó là dịch bệnh như hiện nay cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người mua.

Minh Đạt

Phân tích cho nhiều cuối cùng cung cầu và luật chơi do nhà nước ban hành quyết định tất cả. 

Lucy Nguyen

Nếu không tính toán ra được giá trị THẬT của các biến số và Không tinh ý dự đoán ra được Khi nào ("Lãi Suất Huy Động" sẽ >= "tỉ lệ % lạm phát THẬT" + "tỉ lệ tăng trưởng % GDP THẬT"):  thì nên dựa theo người khổng lồ là Vinhomes: nó là thằng nắm chính sách chuẩn nhất: khi nào Vinhomes chưa mở bán xong 03 đại đô thị là Vin Hưng Yên, Đan phượng và Đông Anh thì BĐS vẫn chưa đạt đỉnh của chu kỳ này

Phạm Phong

Có 1 số điểm mình thấy chưa hiểu, xin trao đổi:

1. Theo mình hiểu thì tiền bơm ra chủ yếu vào sản xuất, một phần thông qua điều chỉnh lãi suất, gói vay cho doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn.

Một phần đó sẽ tạo ra việc làm. Một phần sẽ về tay giới chủ. Một phần chuyển hoá thành hàng hoá lưu thông.

Vậy tiền để vào bất động sản nếu có chỉ có thể từ người lao động (chủ yếu thuê nhà) và giới chủ (đầu tư/đầu cơ). 

Nếu nói là tăng giá BĐS để hấp thụ lạm phát (thực chất là tiền bơm ra thị trường) thì khó có căn cứ, vì nó đã về nhiều nguồn và có phần đã chuyển hoá.

2. Giá đất tăng chắc chắn ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, lưu kho. Gián tiếp tăng chi phí xây dựng, giao thông, phí vận chuyển tăng. Vậy hàng hoá bị tăng giá, tương quan với tiền ra thị trường, coi như ko cần hấp thụ vì tổng giá hàng hoá bị tăng (chưa bàn đến giá trị).

_____

Theo mình thấy bài toán lớn nhất là phải kéo chỉ số giá tiêu dùng về mức ổn định, đưa giá hàng hoá về gần giá trị thật. Muốn vậy phải giảm chi phí logistic. Xét theo logic này giá BĐS ko nên tăng. Tất nhiên nếu ng có tiền vẫn muốn mua và vẫn chấp nhận mua BĐS giá cao thì chả ai cấm được cả. Nhưng rồi nếu tiền ko đi vào sản xuất, thì sẽ ngày càng nhiều ng đi vào ngành dịch vụ, xe ôm công nghệ cũng là ngành dịch vụ. Hàng hoá ít dần khiến giá trị càng ngày càng xa với giá, thật sự ko hiểu nổi tương lai này sẽ đi về đâu, ng ta sống trong nhà cao cửa đẹp mà ko có hàng hoá để tiêu dùng, phải đổ xô đi nhập hàng, giá cả tăng phi mã thì cuối cùng có khi tiền tiêu dùng vượt qua tiền mua nhà mất.

Vũ Cát Cát

Phạm Phong 2 năm vừa rồi quá kinh khủng cho nền kinh tế. Anh đã nhìn thấy sự sợ hãi từ đầu năm 2020 khi xuất hiện nguy cơ đổ vỡ khối sản xuất, lao động rời các khu công nghiệp và mất rất nhiều năm và tổn thất để quay trở lại như cũ. Sản xuất đình trệ và khó khăn dẫn đến giảm thu hút đầu tư của khối tư nhân vừa và nhỏ, các chủ tài sản trong ngắn hạn không muốn quay lại sản xuất mà tìm cách nâng tổng tài sản bằng các kênh như BĐS, chứng khoán, vàng...nên tiền lưu thông bị rút đi, mất giá trị. 

Bơm tiền chỉ là một trong số các công cụ, sức mua của dân thì có hạn, nên việc rất cần bây giờ là tạo các cơ chế giúp các doanh nghiệp quay lại sản xuất nhanh hơn, giảm tải hành chính để doanh chủ có động lực hơn, hỗ trợ để người lao động quay lại gồng cho các nhà máy, đưa người dân, học sinh sinh viên quay lại guồng để giải thoát cho hàng triệu hộ gia đình đang rối loạn.

Nay vừa nói chuyện với bà Hằng, lẽ ra 2 năm vừa rồi là cơ hội tốt để hàng hóa Việt Nam chiếm thị trường nội địa, chứ mấy hôm rồi tắc biên y như rằng cả dãy phố bán quần áo lại tiêu điều - trong khi dệt may vẫn bận rộn đi gia công cho nước ngoài còn dân vẫn không có lựa chọn quần áo nội địa chất lượng tốt. Rõ ràng chuỗi cung ứng không hề được kiện toàn mà còn bị chặt nát hơn, đến tận giờ phút này HN vẫn cấm bán đồ ăn sau 9h, chưa mở lại hàng loạt dịch vụ...

Lại thêm giá xăng tăng 1 chi phí logisic đội lên 3. Nếu tình hình này duy trì vài tháng thì cuối năm thuế làm giải thể mỏi tay.

Minh Nguyen

Chính phủ hút tiền bằng cách bán đất cho dân, nghe lạ quá, học thuyết kinh tế mới kk

Lucy Nguyen

Minh Nguyen đúng vậy đấy:

Vì Tăng giá đất còn làm thúc đẩy sự  phát triển của đất nước:
1-ở chế độ tư bản dân chủ : phiếu bầu của dân nghèo quan trọng hơn người giầu, nên phải có chính sách có lợi cho người đi mua nhà/ thuê nhà nếu ko chính phủ mất ghế.
2-còn Trung quốc và VN thì chính quyền nắm giữ nguồn cung và quyết định giá cả bds. Đất càng tăng giá thì dân ngèo càng bị bóc lột tàn nhẫn nhưng nhà nước càng giầu mạnh.

** Đất nước mà nguồn thu của quốc gia được lấy từ Máu Xương của dân nghèo sẽ Mạnh Mẽ hơn đất nước mà nguồn thu lấy từ tiền thuế của người giầu.

*** Tầng đáy của xã hội bị chà đạp khốn khổ nhất để giành quyền mưu sinh , quyền được có nhà có đất thì sẽ tạo nên "Động Lực Xã Hội" , chính quyền có hàng triệu sinh mạng sẵn sàng chấp nhận kiếp Trâu Ngựa để sinh tồn, như vậy Quốc Gia mới phát triển, (chứ ko như bọn Tây: dân thất nghiệp cũng được ăn trợ cấp, được nhà nước cho tiền thuê nhà, được vay mua nhà giá rẻ.. thì việc gì phải cố gắng) => Đây chính là "ĐỘNG LỰC để Phát Triển Đất Nước"
Nếu bạn đọc các bài khác của mình thì sẽ hiểu được đầy đủ hơn:
1- TẠI SAO VN CHƯA ĐÁNH THUẾ BĐS CAO NHƯ TÂY?
GIÁ BĐS ở Việt Nam có THỰC SỰ CAO hay KHÔNG?
https://www.facebook.com/100041843625742/posts/729004308504350/?d=n

2- CHU KỲ của BẤT ĐỘNG SẢN gồm mấy GIAI ĐOẠN , Giờ ĐANG Ở GIAI ĐOẠN NÀO:

3-GIÁ BĐS so với THU NHẬP ở VN còn TĂNG đến bao giờ?
https://www.facebook.com/100041843625742/posts/737699084301539/?d=n

Minh Nguyen

Lucy Nguyen bác ở đâu cho em vác cặp tới em học cách chính phủ hút tiền về bằng cách bán đất cho dân với, có gì em truyền lại cho đời con cháu sau này bác kg lo mất học thuyết kinh tế mới, có người nối dõi

Nguyễn Tabi

Lucy Nguyen thế bác k hiểu được lợi ích của việc hỗ trợ người khó khăn rồi (Mỹ là điển hình), và càng k hiểu mặt tiêu cực của việc bỏ rơi người khó khăn! Vâng… VN chắc mạnh, chắc phát triển? ????

Lucy Nguyen

Nguyễn Tabi TQ phát triển nhanh hơn Mỹ nên  VN sẽ học theo TQ chứ ko học theo Mỹ đâu

Lucy Nguyen

Dương Hồng Quân  mục đích em chia sẻ kiến thức về BĐS trên FB ko phải là để lùa gà hay để bán bds: mà là vì em CĂM GHÉT bọn cầm quyền và giới tinh hoa. nên muốn giúp mọi người không bị mắc bẫy của chúng.
* bản chất của mọi cuộc khủng hoảng tạo nên chu kỳ BĐS đều là do con người tạo ra, kể cả dịch bệnh hay thiên tai hay: nếu xử lý tốt thì sẽ ko tạo thành khủng hoảng.
*Nhưng bọn lãnh đạo và tầng lớp tinh hoa lại muốn có khủng hoảng:
vì thời kỳ khủng hoảng là giai đoạn bọn chúng có thể thu lợi được nhiều nhất: là lúc thuận lợi nhất để "tích luỹ tư bản" : người nghèo càng nghèo đi, người giầu càng giầu hơn.
Vậy nên có dấu hiệu của bệnh dịch toàn cầu thì khủng hoảng kinh tế sẽ là tất yếu: và khi có khủng hoảng thì sẽ là cơ hội để nhà nước Bơm Tiền vì  BƠM TIỀN là công cụ để  bọn tỷ phú và chính trị gia thâu tóm tài sản của nhân dân cần lao.  Khoảng cách Giầu Ngèo càng ngày càng tăng.

**muốn không bị giai cấp cầm quyền thâu tóm tài sản thì nhân dân cần chia sẻ kiến thức cho nhau: để nắm bắt được chu kỳ và xu thế của thị trường bds: nhờ đó tích luỹ được "tư liệu sản xuất" : khi ấy sẽ không bị "bần cùng hoá" 
Muốn đi tắt đón đầu thì phải mua loại BĐS "an toàn" mà giai cấp thống trị cần phải mua thêm trong tương lai.

Nếu pháp luật VN nghiêm minh, thị trường chứng khoán VN minh bạch, chính phủ VN và môi trường kinh doanh ở VN trong sạch như chính phủ Mỹ, nếu chế độ cộng sản không lãnh đạo VN thì khi đó Bất Động Sản ko thể tăng giá khủng như bây giờ và cổ đất cũng ko thể thăng thiên như hiện nay.
Tương lai 20 năm nữa cũng sẽ vẫn như vậy. Việt Nam sẽ vẫn ko thể như Mỹ mà vẫn sẽ như TQ cách đây 20-30 năm: là thời kỳ tăng trưởng liên tục của bđs và cổ đất.
Ai bỏ qua cơ hội này thì sẽ bị tụt hậu, bị bần cùng hoá, mất đi cơ hội đổi đời mà 1000 năm mới xảy ra 1 lần.

Sự tăng giá của BĐS có 03 dạng khác nhau : 
1- Tăng do phát triển kinh tế: đây là hình thức tăng trưởng bền vững : là xu thế lâu dài nên không được coi là "chu kỳ). 
2-Tăng do Bơm tiền: là hình thức tăng trưởng không bền vững : có tính chất lặp đi lặp lại nên được gọi là "chu kỳ" : giá bds sẽ tăng nhanh rồi đóng băng và có thể sẽ giảm 1 phần (Nhưng giá cuối chu kỳ vẫn luôn cao hơn giá tại đầu chu kỳ) 
3- Tăng ảo : do tâm lý FOMO , do bị úp bô , lùa gà, : nếu dựa trên quan điểm giá bds ở địa phương nào tăng cao nhất, nhanh nhất là tăng ảo và tiềm ẩn rủi ro nhiều nhất: thì cứ so giá bds ở các địa phương từ năm 2011 (là điểm đáy của BĐS chu kỳ trước) với giá BĐS tại thời điểm bây giờ: địa phương nào tăng ít nhất thì sẽ an toàn ít khả năng vỡ bong bóng nhất
(không tính bds ở ngõ ngách vì bây giờ là thời đại oto, ko phải thời đại xe máy như 10 năm trước)

*Các bác nhớ mua ở quê, ở tỉnh, ở HN, SG gì cũng được nhưng phải mua được ở ngưỡng giá hỗ trợ, có những hạ tầng kỳ vọng ở tương lai, có khả năng để sử dụng (ở, cho thuê), có khả năng thanh khoản và rút tiền về khi thị trường đóng băng. Đừng bao giờ phi vào chỗ hàng nóng để rồi ôm hận.

Phan Duy Hùng

Có 1 cái cực kỳ quan trọng mà bài viết chưa nói là FED tăng lãi suất, có thể là vào quý 3 này. BDS toàn cầu sẽ điều chỉnh lại ít nhất là bớt tăng mạnh.

Hồi đó mình học giỏi đều các môn, giỏi cả địa nhưng vẫn coi thường môn địa, thầy cô không truyền được tư tưởng lớn lao hơn cho học sinh, như môn địa là môn kinh tế, rất quan trọng.

Tran Hieu

Bản chất của lạm phát là dư thừa tiền mặt trên thị trường. Ở ý thứ nhất thiếu đề cập tới chính sách thuế và dự trữ bắt buộc là các công cụ vĩ mô điều chỉnh lạm phát. Ở ý thứ 2, Bất động sản là tài sản vốn (capital), khi lượng tiền mặt nhiều thì dòng vốn đổ vào bds nhiều dẫn đến bds tăng giá theo kinh tế thị trường chứ nhà nước không thể "tăng giá bds" như thời bao cấp mà chỉ điều chỉnh thông qua các công cụ tài chính và chính sách thuế. Giai đoạn 2008-2010 không phải lạm phát do nhà nước bơm tiền từ hệ thống ngân hàng bằng cách hạ lãi suất huy động như bây giờ mà do dòng vốn chuyển dịch từ chứng khoán sang- năm 2007 thị trường chứng khoán thu hút vốn ngoại và vốn nội, qua 2008 khi chứng khoán đỏ lửa thì bds hồi phục do vốn từ đây sang. Bản chất lạm phát 2 giai đoạn này là khác nhau

Thắng Nguyễn

Với mình thật đơn giản mỗi năm có tiền mua 1 sản phẩm, ít mua xa, nhiều mua gần. Nếu có chút thời gian ngắm khu đang tốt rồi xuống tiền vào đó. Nhưng luôn mang yếu tố
- Xây nhà ở được
- Giao thông thuận tiện xíu
- Gần tiện ích và KDC
Vậy là xong..

Nam Viet Nguyen

Bất động sản tăng giá khi có mấy yếu tố sau : 1 dòng tiền Smart money như kiều hối , Đầu tư NN tăng ,chốt lời chứng khoán đổ vào BDS ( Thường là vào dịp cuối năm ). Khi đó thị trường tăng và thanh khoản cũng tăng . Lãi suất ngân hàng bao giờ ở VN cũng được tính dương so với lạm phát do yếu tố người già gửi tiền ngân hàng được đảm bảo hưu trí , an sinh xã hội , cái đó là bất thành văn rồi . Chỉ là gửi lãi suất ít hay lãi suất nhiều sau khi trừ đi lạm phát trung bình. 1 số yếu tố như giảm tỷ trọng cho vay đối với bds cũng làm bds giảm thanh khoản và đi ngang , có thể giảm giá nhẹ . và các nhà phát triển BDS sẽ giảm cung ra thị trường để giữ cho thị trường ko bị dư cung. Lúc này lợi thế thuộc về người , tổ chức có tiền nhàn rỗi đi gom . Nói chung phân tích về tăng giảm BDS có thể từ nhiều biến số ( các chỉ số như chỉ số tăng trưởng việc làm trong khu vực , Vốn FDI giải ngân ...-  có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá thị trường , cái này ko phải chỉ có 1 phương pháp như tiên đề Auto đúng ) VD như khi Đầu tư vào nhiều , di cư cơ giới tăng -> chỉ số về việc làm mới tăng cao , thu nhập TB tăng , GDP tăng thì cầu BDS cũng tăng , lúc đó thị trường có lợi cho người bán , cho thuê. Hiện nay chính phủ đang có xu hướng tăng cung tiền thông qua đầu tư công để tăng chỉ số việc làm , và kiểm soát lạm phát ko vượt 5 % để giữ cho chi phí vốn thấp để các doanh nghiệp có thể yên tâm sản xuất, tạo lợi thế xuất khẩu .

Linh Đất Xanh

câu chuyện muôn thuở nhưng e thấy dự án BđS ra mới chưa bao giờ giảm. chỉ có người mua tự động giảm giá tài sản mình đang có

Yên Hàm Tân

Chỉ số CPI có thể điều chỉnh bằng cách tăng giảm tỉ trọng hàng hoá trong giỏ tính CPI.  Vậy tính như vậy thì có đúng không?
Trong 2 năm qua, chỉ số CPI của VN rất thấp, thế mà ai cũng kêu lạm phát phi mã.

Lucy Nguyen

Yên Hàm Tân "tỉ lệ % lạm phát THẬT" và "tỉ lệ tăng trưởng % GDP THẬT" sẽ cao hơn con số của tổng cục thống kê vài % : cái này mỗi tổ chức tài chính sẽ tự tính toán và có kết quả riêng, (họ sẽ không công bố công khai đâu).
Hiện nay : năm 2022 như mình check được thì thì "tỉ lệ % lạm phát THẬT" cao hơn 4% và  "tỉ lệ tăng trưởng % GDP THẬT" cao hơn 1 %  so với con số của tổng cục thống kê.
Nếu không tính toán ra được giá trị THẬT của các biến số và Không tinh ý dự đoán ra được Khi nào ("Lãi Suất Huy Động" sẽ >= "tỉ lệ

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

[LIKE] Bài viết hay

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình Luận