Trồng Sâm - Trồng Sầu nhìn ở 1 khía cạnh thuần về đầu tư không có đưa cảm tính vào
Trồng Sâm - Trồng Sầu nhìn ở 1 khía cạnh thuần về đầu tư không có đưa cảm tính vào
-----
Đầu tiên ta đánh giá về mô hình, ta phải tách biệt ra 2 phần BĐS và phần cây trồng
- Đầu tiên là về phần cây trồng:
+ Sâm hay Sầu đều là những loại cây có giá trị cao, nếu thành công thì việc có lời mấy chục % 1 năm là có thể, không phải là viễn vông
+ Tuy nhiên 2 chữ thành công trong nông nghiệp nó cực khó vì nó bị phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố mà 1 cá thể, doanh nghiệp không thể kiểm soát hết ( khí hậu, sâu bệnh, giá thị trường...)
+ Thôi thì cứ tạm cho là có 1 doanh nghiệp nào đó sở hữu 1 công nghệ đủ tiên tiến để kiểm soát tần tật tất các biến số đó đi. Vậy còn lại phần giá thị trường gần như là không thể kiểm soát. Lưu ý là đầu tư nông nghiệp phải dự kiến giá khi thu hoạch chứ không phải khi trồng
- Tiếp đến về Bất Động Sản:
+ 1 BĐS tốt trong vòng 3 năm , 5 năm tăng giá lên vài trăm % cũng không phải là điều không thể. Nhất là với phân khúc đất lớn
+ Tuy nhiên, nỗi lo thanh khoản vẫn luôn là nỗi lo thường trực của dân làm BDS. Nhưng có cái cây trồng trên đất bù đắp vào cũng đã bớt rủi ro 1 phần nào đó. Thông thường với BDS dòng tiền ra được lợi nhuận 5-10%/năm là mừng lắm rồi. Vậy nên nếu có loại cây trồng cho ra lợi nhuận chỉ cần >12% là đã tăng rất cao thanh khoản cho BĐS đó.
=> Như vậy. Về mô hình thì Bất động sản nông nghiệp + 1 loại cây trồng có giá trị cao là 1 mô hình khả thi và an toàn. Mất cái này có cái kia. Tuy nhiên vấn đề rủi ro cho NĐT góp vốn ở đây là gì. Ta nói tiếp ở phần sau
------
Rủi ro của nhà đầu tư khi góp vốn
- Vấn đề sở hữu khi góp vốn. Nếu phần vốn góp vào là được sở hữu cả đất cả cây trồng thì dù cỡ nào cũng sẽ còn cái đất bán đi chia lại, không lỗ nặng được. Tuy nhiên, hình thức góp vốn có như vậy không, hay phần vốn góp chỉ là góp vào cây trồng. Đây là rủi ro thứ nhất
- Tiếp theo về vấn đề quản lý minh bạch tiền đầu tư của tổ chức. Khi góp vốn vào, nhà đầu tư có kiểm soát được 100% tiền của mình sẽ được đưa vào các tài sản đầu tư không ( đất, cây trồng,...) hay nhận tiền đủ mua 10 hecta nhưng chỉ mua có 5 hecta rồi trông chờ 5 hec này nó thành công, lời là đủ cover hết, nhưng lỡ nó bể, không thành công thì sao. Tức sự minh bạch của người điều hành và người sáng lập là hết sức quan trọng. Đây là rủi ro thứ 2
- Cuối nữa là vấn đề năng lực tổ chức, phân bổ tài chính của CEO. Như đã nói ở trên, mô hình kết hợp BĐS và cây trồng giá trị cao là 1 mô hình tốt. Tuy nhiên phân bổ vốn/rủi ro như thế nào cho phù hợp. 5 đất 5 cây hay 30% cho đất 70% cho cây, hay ngược lại, hay 1 tỉ lệ nào đó khác. Vấn đề này nhà đầu tư có biết không, có kiểm soát được hay không? Đây là rủi ro thứ 3
---
Tóm lại, mọi việc trên đời này được vận hành bằng con người, nên yếu tố con người là quan trọng nhất
Gửi anh chị em đang có ý định đầu tư những mô hình như thế này tham khảo và cân nhắc
---
Tổng kết: Mình đánh giá cao ý tưởng và mô hình, không sai. Tuy nhiên khâu thực thi, vận hành và kiểm soát thấy ít được nhắc tới trong khi đây là điều rất rất quan trọng
(Theo Nhất Tiếu Sơn Trà)
Trung CZ
Anh đánh giá cao câu : yếu tố con người là quan trọng nhất
Nhất Tiếu Sơn Trà
Trung Cz kk dù gì thì chúng ta vẫn chưa đi đến thời đại A.I hoá hoàn toàn a à
Cao Hữu
Trong tất cả mối quen hệ, quen, sếp cũ …. Mình nhận ra một điều. Chẳng có doanh nghiệp chân chính nào đặt mục tiêu hoặc nghĩ mình sẽ có lợi nhuận tới 50-60% một năm. Kể cả các quỹ đầu tư. Dù có vận hành, con người giỏi đến đâu cũng chẳng ai nghĩ tới điều đó. Vingroup cũng chỉ dám cam kết 10%|năm, Warren Buffett cũng chỉ dám mơ ước 20%|năm. Nên mấy thằng đưa mấy cái lợi nhuận 50-60-100% ra đối với mình ko quan tâm, nên loại bỏ. Cố giải thích chỉ vậy
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận