Bộ tài chính đề xuất đánh thuế giá nhà đất và phản ứng của người dân

Lượt xem: 1876 ||| Lượt thích: 0

 

 

(Bài viết rất dài và có sự đóng góp ý kiến rất chuyên sâu, độc giả trước khi đọc cần lưu ý)

BỘ TÀI CHÍNH ĐỀ XUẤT ĐÁNH THUẾ NHÀ, ĐẤT – CHUYÊN GIA LO NHÀ, ĐẤT LẠI TĂNG GIÁ!!!

Ông Nguyễn Văn Minh - chủ một khu nhà trọ 2 tầng tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà Nội - cho biết miếng đất hơn 200m2 được xây dãy trọ 20 phòng cho sinh viên thuê là đất do ông bà để lại. 

Từ khi làng lên phố, ruộng vườn không còn, hai vợ ông đã vay mượn của bà con họ hàng, rồi vay ngân hàng để xây 20 phòng trọ cho người lao động trong khu công nghiệp thuê để có tiền chắt chiu, sinh hoạt hằng tháng. Theo ông Minh, mỗi tháng, trừ các chi phí lãi vay ngân hàng, chi trả nợ gốc khoảng 10 triệu đồng, hai vợ chồng ông có được khoản tiền dưỡng già khoảng 15 triệu đồng.

"Nếu Nhà nước áp thuế với khu nhà trọ cho thuê và căn nhà đang ở, khoản tiền dưỡng già của hai vợ chồng tôi sẽ bị hao hụt đi vài triệu đồng", ông Minh lo lắng.

-----
Đứng trước thông tin này, nhiều người dân bày tỏ lo ngại với đề xuất đánh thuế nhà, thuế đất của Bộ Tài chính, trong khi các chuyên gia cho rằng cần tránh làm ảnh hưởng tới cơ hội tiếp cận nhà ở của người thu nhập trung bình, thu nhập thấp tại các đô thị. Theo nhiều chuyên gia, việc áp thuế nhà đất nếu không tính toán kỹ, đánh cào bằng có thể tạo ra hiệu ứng ngược, làm giá nhà tăng thêm, người dân có thu nhập thấp, thu nhập trung bình sẽ khó tiếp cận nhà ở hơn.

Con đường để sở hữu một căn nhà an cư lạc nghiệp của người trẻ đã xa nay lại càng xa, các bạn nghĩ sao về vấn đề này?

(Theo Báo Kinh tế tài chính)


 

Giáo sư Hồ Quốc Tuấn nói về việc thu thuế bất động sản tại Việt Nam

Phản biện từ giáo sư Hồ Quốc Tuấn

(Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân từ Giáo sư Hồ Quốc Tuấn)

Bà con ở Việt Nam mình thấy đang tranh luận chuyện đánh thuế bất động sản. 

Nhưng mình chưa thấy ai bàn về lý luận nền tảng một cái bài bản, ví dụ literature nào trong nghiên cứu support cái này, modelling là gì, kết quả nghiên cứu cho thấy có nước nào đánh thuế này thì giá nhà bớt tăng phi mã không (tui chưa thấy ?!). Ví dụ một số tranh luận trên Tuổi Trẻ không đề cập đến nền tảng lý luận rõ ràng.

Thực tế trong đa số model và nghiên cứu thực chứng mình đọc được thì cái key variable là housing supply. Ông không tăng cung nhà giá hợp lý thì ông quánh cái gì thì giá bất động sản nó cũng "to the moon" thôi, vì phần lớn giá nhà ở rất cao so với mặt bằng thu nhập của dân, và hành động đơn giản để người có nhiều nhà là tăng tiền cho thuê diện rộng và pass những chi phí thuế vào giá bán tương lai. 

Lấy ví dụ Johnson và Walsh (2009) đã chỉ ra housing supply là key variable về cả empirical và theoretical background. "Further, consistent with theoretical predictions, the impact of tax changes on housing counts is found to be sensitive to the elasticity of housing supply."

Túm lại, cung nhà không thể co giãn theo các yếu tố thuế, phí, v.v thì chơi thuế nào cũng không thể làm gì được.

Tờ Guardian bữa có làm 1 phân tích case làm property tax của nhà bác Tập Cận Bình ( Trung Quốc ), có ví von đơn giản là giống trò chơi giành ghế ngồi. Anh stop music mà anh không có đủ chair thì phim gì sẽ xảy ra. Tất nhiên người ta vẫn sẽ bid mấy cái ghế đang có "to the moon" ?!. Ngoài ra với những người đang ở trên property ladder, nó còn có hiệu ứng phụ về mặt wealth effect là collapse in value.

Nhiều bạn ở nước ngoài cứ nói là Tây áp dụng từ khuya để hạn chế đầu cơ nhà nhưng chắc không phải người thường xuyên mua bán nhà ở Tây. 

Là một người đang đầu cơ một số nhà ở Tây, đồng thời trùng hợp đang làm 1 nghiên cứu với đồng nghiệp về ảnh hưởng của giá nhà tăng đến nền kinh tế, mình thấy là property tax thực tế là một rào cản khiến người có ít tiền không thể leo lên cạnh tranh với người đã sở hữu một số nhà như mình (cũng như khiến mình không thể cạnh tranh nổi với những cụ có 20-50 căn). Thiếu nguồn cung nhà tốt giá hợp lý thì người ta cứ pass hết chi phí tax dự kiến của 10 năm vào giá bán thôi.

Muốn đánh property tax cũng được vì nó là nguồn thu cho chính quyền địa phương để làm không gian sống tốt hơn, và cũng hợp lý khi người có thu nhập cao trả tiền để chính quyền build khu nhà ở của họ đẹp hơn. Nhưng hiệu ứng của nó có thể đôi khi là tăng chứ không làm giảm giá nhà khi mà housing supply chết cứng.

Vì vậy cái gốc của vấn đề là nằm ở cung nhà có giá phải chăng, không phải property tax trong chuyện hạn chế đầu cơ giá nhà. 

Còn cách tiếp cận chính sách kiểu Tây làm, hay TQ làm thì ta làm mà không có nền tảng lý luận và thực tiễn rõ ràng thì hay ra kết quả ngộ lắm. 

Ví dụ Bộ Tài chính có cái danh sách này về các nước đánh thuế BĐS ra sao, buồn cười là quote ông UK ở đầu là thuế rất cao. Theo logic thì giá nhà ổng phải tăng rất thấp. Thực tế thì ổng là một trong những nước dẫn đầu về tốc độ tăng giá nhà của Châu Âu 10 năm nay.

Cái mối tương quan giữa demand (bao gồm investment và main residential home demand) và housing supply quyết định giá nhà, không phải thuế. Thuế có thể tác động chút ít tới 2 cái kia, nhưng tùy vào độ co giãn của 2 cái kia với thuế. Trong trường hợp VN, chưa nói tới demand, phía supply chắc là hầu như không co giãn. 

Còn vì sao VN nguồn cung tăng chậm mấy năm qua, nhất là nhà có người thu nhập không cao, thì xin mời anh em làm BĐS ở nhà vào kể.

------------

Thu thuế thu nhập căn hộ cho thuê nhà đầu tư kinh doanh khóc ròng

THAM KHẢO THÊM : THU THUẾ CHO THUÊ NHÀ DỄ HAY KHÓ ?!

“The buying of new apartments has got to be coming to an end,” she said. “The music has stopped and all these people can’t find a chair. Then what?”

Liệu đánh thuế bất động sản căn nhà thứ 2, thứ 3 thì có chặn được đầu cơ? Trả lời từ một nghiên cứu của UCL năm 2021 cho case của Trung Quốc: KHÔNG

Nghiên cứu của UCL cho thấy:

- China introduced a property tax in two cities in 2011, Chongqing and Shanghai. The tax was targeted at second houses and high-end houses.

 - The results indicate that the property tax in Shanghai and Chongqing has no significant inhibitory effect on housing prices due to the narrow tax base, low tax rates, and an excessively large tax-exempt area.

- On the contrary, investors are given more opportunities to invest in speculative properties.

 

Một nghiên cứu khác đăng trên Journal of Economic Behaviour and Organization mình đã show ở status trước cũng cho kết quả housing price hầu như không phản ứng với thuế bất động sản.

Nếu bạn không thích academic research thì thực tế có technical report của chính quyền Vancouver cho thấy speculation tax không kềm được giá nhà tăng trong thực tế.

UK, Mỹ và South Korea là những trường hợp có dùng property tax và capital gain tax, giá nhà hiện vẫn "to the moon" với tốc độ tăng nhanh nhất trong vòng 8-15 năm qua.

Như vậy từ những nước gần giống VN như TQ, Hàn Quốc tới mấy ông có kinh nghiệm chơi luật thuế như UK, Mỹ đều không thể kềm đầu cơ giá nhà bằng tax.

Điều gì dẫn đến tình trạng này? Nền tảng lý thuyết nào giải thích điều đó?

Và chúng ta có thể làm gì để chặn giá nhà "to the moon"? Và làm sao người có nhu cầu mua được nhà?

----------

Bạn nào thắc mắc nền tảng nghiên cứu về chủ đề thuế bất động sản và giá nhà thì đây là 1 bài. 

Cơ bản, bài này thấy biến động thuế property tax hầu như KHÔNG ảnh hưởng đến giá nhà. Và ảnh hưởng nhỏ nếu có lại là ở phân khúc top end của market (mấy cha giàu nhất). ????

Mà ngay cả với finding hơi significant đó, thì tác động cũng rất nhỏ so với kỳ vọng. Cho nên về căn bản, chính sách thuế property tax hầu như không thể đạt được tác động kiểm soát đầu cơ như kỳ vọng.

"Among the houses with tax values in the 95th to the 98th percentile we estimate price increases of about 4 percentage points. While this effect is both statistically significant and economically relevant, it is still a quite small effect compared with the theoretically expected increase of 14 percentage points."

Bài này xử lý causality test đàng hoàng, nên set up causal relationship chứ không phải đơn thuần correlation nha. 

--------------------

2 lý do ra kết quả "kỳ cục" vậy: supply side story và vì người mua nhà có bounded rationality (nói cách khác là không hành xử như mấy ông economists tưởng).

Còn 1 bài khác nữa mai mình đăng tiếp. Để lại câu view.

Bài còn lại đó sẽ explain nền tảng lý thuyết lý giải thêm cho cái kết quả nghiên cứu hơi lạ này. Thật ra nó cũng đơn giản. Vì bài này thiếu một cái framework nhìn vào khái niệm elasticity.

Túm lại, anh em cãi theo Econ 101 là không có đọc literature mấy năm gần đây rồi. Cái này là published để khỏi cãi. Chứ new working paper thì đầy, vì cái collateral hypothesis argument và ảnh hưởng của housing market lên nền kinh tế đang attract nhiều study với những findings rất thú vị và khác với kỳ vọng của bà con kiểu "tăng thuế sẽ giảm demand hay giảm giá, hoặc giảm thuế thì bà con tăng giá nhà".

(Theo Hồ Quốc Tuấn) 


Bất động sản sẽ tăng hay giảm giá khi lạm phát và mất thanh khoản

 

Bà con góp ý :

 

Long Nguyễn

Càng thuế phí thì càng đẩy vào giá tài sản

Thai Nam Nguyen

Còn nếu về đất thì khác phải ko giáo sư? Chắc ở Anh ko có mua đất nông nghiệp rồi lên thổ cư rồi phân lô

Ho Quoc Tuan

Thai Nam Nguyen Thật ra mua xin chuyển đổi mục đích sử dụng thì cũng có, nhưng qui định rõ ràng và theo qui hoạch chặt. VN có lẽ là bị vấn đề "linh hoạt" của nhiều nơi.

Kieu Tien Long

Ho Quoc Tuan cũng giống nhau cả thôi GS ah, tôi cũng tham gia đầu tư bđs tôi hiểu, lên thổ là cần chạy và chi rồi duyệt nhưng độ rủi ro rất cao cho người chạy

Thai Nam Nguyen

Ho Quoc Tuan có nghiên cứu nào về tác động của thuế lên giá đất không giáo sư? chắc đa phần mọi người quan tâm giá đất cao chứ giá nhà thì ít quan tâm hơn.

Ho Quoc Tuan

Kiều Tiến Long Ở nước ngoài theo mình hiểu là chuyển được hay không thì đã có ghi rõ rồi, ai nhìn vào cũng biết ngay, nên market information rõ ràng. Ở nhà chuyển được hay không là do người "biết làm" hay không, mà như anh nói là "chạy". Vậy thì mới sinh ra chuyện biến hóa giá quay chuyện "chạy" được hay không.

Nguyễn Quảng Nam

cali với newyork có thuế BĐS thuộc dạng cao ở Mỹ mà giá nhà vẫn cao  chót vót, mấy căn nhìn bth thôi cũng cả 1tr đô

Tuan Nguyen

Nguyễn Quảng Đam Tất cả do cung cầu và yếu tố công ăn việc làm cũng như tiện ích mà vùng đó mang lại. Nhà ở vùng Bắc Cali đa số đều đã vượt qua con số 1M, nhưng giá vẫn không giảm vì nguồn cung rất ít mặc dù thuế BDS hàng năm rất cao. Rất nhiều người muốn đến vùng này vì khí hậu tốt và rất nhiều tech jobs lương cao. Cũng giống như SG, giá nhà sẽ khó mà giảm vì nhu cầu lớn và nhiều công ăn việc làm.

Cuong Nguyen Duc

Huy Lâm cái này khó nha. phải có nghiên cứu cụ thể cả về thị hiếu mua bán chung cư nói riêng. như ở HN này, trường học, công sở, khu vui chơi giải trí tập trung hết trong trung tâm. nhiều người vẫn chọn ở trong trung tâm hơn là ra vùng ven đi lại bất tiện

nếu đối tượng là bọn đầu cơ, sở hữu nhiều nhà đất, cho thuê ăn lợi tức khi đó thuế đánh theo số lượng nhà đất sở hữu thì sẽ ra sao. chưa thấy nói đến

Đức Thuận

Em thấy hàng năm khang điền ra khu nhà phố giá trên trời, rồi vin cũng ra gần 10000 căn cc giá trên trời, thì bds là nơi ngừoi dân bỏ tiền vào là đúng rồi.

Khuc Chi Bao Minh

quỹ đất các doanh nghiệp thâu tóm hàng trăm đến hàng chục nghìn ha, nhóm này mới là nhóm lobby nhất để tránh đánh thuế lên họ
trước 2010 thì vài trăm ha đã là kinh khủng lắm rồi
Trong khi đó đất thừa mứa thì lại để cỏ mọc hoang 

Chỉ cần 1 ông top 5 thị trường mở bán là giá đã lên mặt bằng giá mới. Cò vạc có thể thổi giá vùng ven nhưng ở TP lớn  thì đội này vô ích. Ai nắm "tư liệu sản xuất" thì mới định giá thị trường.

Kieu Tien Long

Khuc Chi Bao Minh quỹ đất họ nắm đc nhưng việc quỹ đó đc thành SP bán do nhà nước quản lý và vặn cho nó ra như thế nào tuỳ theo thị trường, nếu giá bất động sản giảm thì nđt ai làm nữa, nợ xấu bank tăng ai lo? 
BĐS phải lên thì mới giải quyết đc mọi thứ từ lưu thông tiền đến nợ xấu và thanh khoản cho bank

Nguyen Huu Bo

Ở xứ này nó có nhiều cái kỳ lắm bác ời, đầu cơ là chính chứ đầu tư thì ít...đánh thì đánh lũy tiến là ổn mà bác!  2 nữa đất đai ở xứ này hành xử theo Điều 51 hiến pháp nó khác xa các nước TB nữa bác à. Cung thì nhiều ấy bác, nhưng nó xa cầu(có KN) bác à!  Còn nữa, xứ này còn có cái UQ mua bán/khai thuế? Mà bên UQ khai thật giá/thuế/phí thì có lẽ giá không "to the moon" đâu bác vì cầu lại xa cung nhiều hơn nữa ạ!

Tien Nguyen

Bác nói đúng đó. Bên mình yếu tố đầu cơ bđs nó nhiều lắm. Chuyện đánh sóng hoặc đánh vống lên tạo mặt bằng giá mới ở vn là chuyện thường ngày. Nên khó có thể áp dụng máy móc vào việt nam được. Thuế lần này phải đánh vào đối tượng mua đất để đó chờ tăng giá. Và đánh vào đối tượng mua bán lướt sóng là ổn. Tôi nghĩ áp thuế bđs thứ 2, giới hạn thời gian chuyển nhượng, áp thuế thật cao với chuyển nhượng năm đầu tiên, tăng thêm nguồn cung Nhà ở xã hội là ok

Minh Tu

Ở VN do trước ko quy hoạch, đất ở xen kẽ lộn xộn. Dẫn tới gần đây khó giải phóng mặt bằng dự án lớn để tăng nguồn cung. 
Theo em hiểu như thế đúng ko a?

Hưng Vũ

Em có góp ý, về cơ bản việc đánh thuế bất động sản mục đích là nhắm vào việc giảm đầu cơ thổi giá thị trường bất động sản trong nước. Giá nhà ở thì đúng như anh nói, thuế phí tăng sẽ đẩy giá nhà tăng. Nhưng không đúng với bất động sản đầu cơ dạng đất phân lô bán nền, đất chuyển đổi mục đích sử dụng. Khi có nhiều doanh nghiệp hay các nhóm đầu cơ sở hữu đất diện tích lớn không sử dụng vào xây dựng nhà xưởng mà chỉ chực phân lô bán nền, vẽ quy hoạch giấy thổi giá, thì việc tăng thuế bất động sản là điều cần thiết. Bài toán là tìm phương án giảm lợi nhuận từ việc bán đất nền xuống đủ thấp, doanh nghiệp buộc phải xây nhà thành phẩm kinh doanh, đẩy nguồn cung nhà ở cho thị trường.

Nguyễn Nam

Hưng Vũ đẩy nguồn cung nhà với giá ko hợp lý cho thu nhập địa phương, mà ng ko có về ở thì thành nhà ma, nhà hoang . ở bình dương khá nhiều nhà hoang nha, đụng vào lại phỏng tay.

Toàn Trương

Hưng Vũ bài toán là quy hoạch hợp lý, thiệt đẹp, giãn dân, mở đường thì giá nhà đất sẽ xuống thấp. Thêm yếu tố nữa là phí chuyển đổi mục đích từ NN lên thổ cư, phí càng cao thì đất càng mắc. Mà việc tính phí này mình thấy rất vô duyên.

Hưng Vũ

Nguyễn Nam nhà ma, nhà hoang doanh nghiệp xây lên không bán được chứng minh nguồn hàng nhà ở doanh nghiệp cung cấp không phù hợp với thị trường địa phương. Đây là do doanh nghiệp xây lên định tạo sốt ảo hướng tới nhóm khách hàng là những "nhà đầu tư bất động sản" chứ đâu phải định hướng bán cho người ở?

Toàn Trương Em đồng ý với bác về vấn đề quy hoạch. Khi quy hoạch hạ được mật độ dân cư, chia đều chi phí cơ hội trong khu dân cư thì các yếu tố góp phần tăng giá bất động sản khu vực ấy cũng giảm theo.

Khuc Chi Bao Minh vậy là do số lượng "nhà đầu tư bất động sản" vẫn đủ lớn để làm cầu trung gian giữa doanh nghiệp và người dùng cuối. Tiếp tục chính sách tăng cung bất động sản nhà ở, kèm theo đánh thuế bất động sản để giảm lợi nhuận từ bất động sản đầu cơ không còn ưu thế so với các ngành nghề kinh doanh khác.

Toàn Trương

Hưng Vũ Nhưng nhóm lợi ích sẽ k bán dc nhà liền kề, chung cứ. Chứ đơn giản như SG mà dãn dân ra Bình Chánh hay Cần Giờ thì nói chứ cứ thoải mái chán

Khuc Chi Bao Minh

Hưng Vũ thì chỉ có VN và TQ mới có hàng triệu nhà hoang kiểu ấy
Các nước khác bỏ hoang do già hoá dân số và giới trẻ lên thành phố

Hưng Vũ

Khuc Chi Bao Minh Theo em biết, nhà hoang ở VN phần nhiều là các bất động sản đầu tư, do giữ bất động sản cho lợi nhuận cao hơn kinh doanh các ngành nghề khác. Nhưng ở Trung Quốc là họ chọn chủ động xây dư thừa nhà ở, xây nên những thành phố đủ tiện ích, sau đó giãn dân dần từ những thành phố mật độ quá cao sang khu dân cư mới. Những người không thể cạnh tranh/ không muốn chen chúc ở những thành phố mật độ dân lớn có thể chuyển về những "thành phố ma" ấy để sinh sống với áp lực sinh hoạt nhẹ hơn và được hưởng chính sách hỗ trợ. Đa phần những "thành phố ma" được kể trong báo chí trước đây ở TQ đều đã có người ở.

Nguyễn Duy Phương

Hưng Vũ Quy hoạch giãn dân, làm hạ tầng kết nối tốt là điều cốt lõi. Cái quan trọng nữa là ko được cấp phép các dự án chung cư cao tầng ở trung tâm nữa, tăng mật độ dân số đẩy áp lực vô hệ thống giao thông.

Tien Nguyen

Hưng Vũ đồng ý với bạn. Bds mình đang méo mó bởi hđ đầu cơ. Chứ xây nhà đầu tư cho thuê hoặc phát triển bđs thì ai đánh thuế làm gì. Tôi nghĩ việc đánh thuế lần này sẽ không nhắm đến đối tượng kinh doanh, người dân mà sẽ tập trung vào đối tượng đầu cơ, lướt sóng. Loại bỏ đối tượng này thì thị trương sẽ lành mạnh hơn. Thuế bds thứ 2, giới hạn tg chuyển nhượng, áp thuế cao với hd chuyển nhượng trong năm đầu tăng nguồn cung noxh, trợ cấp cho ng mua nhà lần đầu nếu áp dụng tôi nghĩ là có thể ổn

Phạm Sara

Anh nói chính xác ạ. Một quốc gia thu nhập bình quân thấp nhưng giá nhà thì k ngừng leo thang, xây dựng toàn các khu cao cấp, k hiểu là ai ở đó và dân ở đâu nữa.

Lê Tùng

Bài chính xác giáo sư à. Ở Việt Nam đầy vùng giá nhà rẻ mạt, vì phân lô mấy nghìn lô đất, nhưng dân không có, việc làm không có nên giá 10 năm vẫn đứng yên. Còn ví dụ như Hà Nội hay Sài Gòn nó liên tục tăng vì cơ bản, quỹ đất ít, dự án mới không có, trong khi nhu cầu thì cao, dân đổ về liên tục. Đánh thuế cũng không có tác dụng giảm giá nhà mà còn làm tăng giá đất cao hơn. Một cái nữa hơi khác các thị trường khác là vấn đề pháp lý và cơ chế ở VN còn chưa minh bạch, nên rất nhiều cách "lách".

Khuc Chi Bao Minh

Lê Tùng vùng 10 năm giá đứng yên nhưng 2 năm dịch nó tăng bằng lần :V 
vì người dân thấy cơ hội đầu tư tp lớn khá thấp nên cứ có sổ là mua bán dù nó nằm nơi khỉ ho cò gáy

Nguyễn Hiểu

Lí luận cơ bản ở đây là Nhà nước thiếu tiền thì tìm cách đánh thuế những tài sản có thể đánh thuế.Thế thôi.

Anh Phan

Nguyễn Hiểu hết nạc thì ta vạc đến xương thôi. Chi ra vụ covid rồi thì bh phải tìm cách hoàn vốn. Chưa kể bội chi hoang phí thì nó vẫn là căn bệnh trầm kha của ko chỉ Vn mà là nhiều nước phương Tây luôn. Quan liêu là cái cản trở thị trường tự do. Còn nữa ở các nơi còn có khống chi haha

Võ Minh Chánh

Nếu ko đánh thuế, người giàu mua hết lấy gì người nghèo mua? Giả sử CDT A mở bán 100 căn, nếu ko thuế nhà giàu mua hết, người nghèo ko còn gì để mua. Nếu đánh thuế BDS thứ 2 30%, thứ 3 trở đi 50%. Thì căn hộ 4 tỷ nhà giàu phải bỏ ra 6 tỷ, họ cũng phải suy tính thiệt hơn. Đã đánh thuế thì phải đánh cao, chứ đánh thấp 10-20% ko ăn thua.

Ho Quoc Tuan

Vo Minh Chanh Steven Nếu nguồn cung không theo kịp demand, có thể chứng minh bằng mô hình toán là giá sẽ vẫn tiếp tục tăng dù thuế đánh thêm là 99% đi nữa. Đơn giản là khi cung không thay đổi theo biến động thuế, thì bạn chỉ đang đẩy cái đường cầu dịch chuyển mà thôi. Lấy ví dụ của bạn, cái ông mua căn số 4 6 tỷ sẽ vẫn mua, vì ổng biết không đủ nguồn nhà, và sẽ có 1 ông khác bid cao hơn 6 tỷ. Cái expectation đó sẽ không thay đổi vì thuế là bao nhiêu đi nữa. Nó chỉ thay đổi khi ổng biết sẽ có 5 căn nhà mới xây kế bên ổng. Vì vậy nguồn cung mới là key problem, không phải thuế.

Trần Hoàn

Vo Minh Chanh Steven A ơi, vụ đánh thuế bđs sở hữu tăng từ căn thứ 2 e nghĩ cũng ko giải quyết được gì. E còn nhớ TP.HCM từng quy định mỗi người dân chỉ được sở hữu 1 xe máy để hạn chế tắc đường, khi đó người có nhu cầu mua xe thật họ vẫn lách bằng cách nhờ người khác đứng tên. Giờ BĐS áp dụng đánh thuế lũy tiến, có thể cũng xảy ra trường hợp nhờ người khác đứng tên.

Võ Minh Chánh

Trần Hoàn sẽ có risk khi đưa người quen đứng tên nên họ cũng sẽ suy nghĩ kỹ bạn à.

Ho Quoc Tuan điều bạn nói chỉ đúng khi thuế tăng 50% mà demand vẫn ko thay đổi. Thuế tăng người giàu sẽ hạn chế mua, demand sẽ giảm lại. Còn bạn lấy ví dụ UK thì thật ra giá tăng lý do chính là do dân HongKong đổ qua UK.

Quan Phan

Vo Minh Chanh Steven Đầu tư xuất phát từ kỳ vọng giá trị trong tương lai tăng vì vậy thuế tăng không phải là vấn đề nếu sau khi trừ thuế lợi nhuận đầu tư vẫn lớn. Với BDS giá trị lớn, thì cơ hội chỉ dành cho người giàu.

Ho Quoc Tuan

Vo Minh Chanh Steven Bài toán VN hoàn toàn tương tự thôi bạn. Ở tp lớn giờ kinh tế phát triển, dân đổ về nhiều và nhà đầu tư nước ngoài sang nhiều. Vì vậy chuyên gia và nhiều nhà đầu tư sang. Cầu thuê và mua nhà tăng mạnh. Sau Covid số này sẽ được push lên trở lại. Econ growth mạnh, di dân cơ học, demand sẽ luôn tăng.

Linh Dương

Ho Quoc Tuan Giải thích này quá hay. Chính xác là thuế chỉ làm giảm tổng lợi ích xã hội, nhà nước tăng thu, người tiêu dùng thiệt hại, thuế trở thành chi phí đầu vào của nđt, nđt đẩy hết vào giá, chẳng thiệt hại gì cả. Trong ngắn hạn thì hạn chế đầu cơ nhưng dài hạn thì cầu tăng giá sẽ điều chỉnh thôi.

Kieu Tien Long

Vo Minh Chanh Steven vậy là do CP anh muốn tăng giá rồi mà, họ muốn có thuế và tăng giá đó, đúng ý GS Ho Quoc Tuan nói mà. Muốn giảm thì tăng cung và giảm nhu, ko cho nước ngoài mua là chặn bớt đc nhu khi cung chưa sẵn sàng, nên thuế ko phải là cội nguồn của tăng giá mà do CP điều hành cung và nhu thôi

Vo Minh Chanh Steven hàng còn khan hiếm và nhu còn cao thì bạn có đánh thuế 200% như thuế xe ???? ở VN người có tiền vẫn cố mà mua xe đung

Võ Minh Chánh

Kiều Tiến Long nhà nước có thêm tiền thuế, người giàu tiêu xài phung phí thì họ mau hết tiền thôi. Singapore cũng đã áp dụng thuế BDS nhé nên ko phải là ko có tác dụng đâu bạn. Nó có thể ko làm giảm giá nhà nhưng nó hạn chế tăng giá nhanh.

Trần Công Hoàn

Kiều Tiến Long    ví dụ của bác hay quá. Thuế khủng khiếp như ô tô mà demand chỉ có tăng thêm, không thể giảm bớt.

Vo Minh Chanh Steven    Bác đáp xuống đất đã rồi giải thích cũng được, bác toàn nói ở đâu đâu ý. Bác hoàn toàn bỏ qua cơ chế vận hành của thị trường, quy hoạch, hạ tầng giao thông, mà bác cứ dí vào thuế và demand với người giàu để nói thôi.

Tóm lại là ở Việt Nam tăng thuế với mục đích làm hạ nhiệt BĐS là việc làm nhảm nhí, và chắc là cũng không làm được đâu.

Võ Minh Chánh

Trần Công Hoàn thôi bạn không biết các nước khác nó áp thuế như thế nào thì tranh luận làm sao đây. Việt Nam sẽ học cách áp thuế BDS của Singapore đấy. Tôi ủng hộ thuế căn hộ thứ 2 30%, căn thứ 3 trở đi 50%.

Ngo Viet Tien ở đó mà đại gia ko sợ. Biệt thự 100 tỷ, giờ phải đóng thuế 50 tỷ. Chắc 50 tỷ là rác???

Gia Cát Lượng

Vo Minh Chanh Steven mọi chi phí thuế đều sẽ dồn lên người mua thôi. Đã là đại gia họ tiếc gì tiền thuế phí? Kinh tế chưa đạt đỉnh mà đánh thuế bds cao thì càng tổ cho người nghèo ko có nhà ở. Khi mà hạ tầng đang được xây dựng thay đổi từng ngày và lượng cung bds còn ít như hiện nay thì dù đánh thêm thuế cũng chả hạn chế được.

An Nguyen

Vo Minh Chanh Steven đánh cao quá thì họ lách luật, chuyển thành dạng sở hữu dưới pháp nhân công ty chẳng hạn, đâu lại vào đấy. Công ty kinh doanh bđs có nhiều nhà đất đâu có thể đánh thuế luỹ tiến như tư nhân.

Kieu Tien Long

Vo Minh Chanh Steven đồng ý áp thuế nếu nhà nước muốn có thêm tiền cho ngân sách, chỉ muốn nói thuế ko làm cho giá bđs hạ mà ngược lại thôi bác, Singapor giá nhà cũng phi và rất mắc

An Nguyen đúng đó, lập DN kinh doanh đỡ đóng 2% thuế tncn mà chuyển sang đóng 20% thuế tndn cho phần lãi, mà lãi thì tuỳ thôi

Vo Minh Chanh Steven chưa kể càng thuế nhiều giấc mơ có nhà của người nghèo càng xa với ko khác gì giấc mơ muốn có xe ô tô để đi những năm 1990

Huan Lam

Kiều Tiến Long người giàu mua đất là mua tích trữ, mua số lượng nhiều để đó 5,10 năm mới bán! Nếu đánh thuế thì họ sẽ không dám nắm nhiều nữa! Đó là mấu chốt! Bạn mới là người đang đi trên mây đấy

Tran Quoc Khai

Em thấy cách viết của họ vừa ko claim qualification tốt, tranh luận thì lại va vấp đầy fallacies.

Võ Đình Trí

sao ko đề cập đến cái capital gains tax em ? supply thì làm sao tăng/tăng kịp được ? vì nước chảy chỗ trũng, người ta chỉ đến những chỗ có việc làm nhiều. anh nghĩ UK cũng như Pháp, có những vùng ngày càng hoang vắng vì giới trẻ bỏ quê lên thành phố hết. Các TP sẽ thành mega-city, mở zone 5-6 không đủ rồi sẽ lên 9-10.

cho nên phải phát triển các thành phố vệ tinh, tạo những thành phố kinh tế mới.

Ho Quoc Tuan

Võ Đình-Trí Capital gain tax cũng vậy thôi anh ơi. Bài của Johnson và Walsh (2009) có đề cập mấy cái model đó implications tương tự nhau cho các loại tax này. Những cái tax đó dù anh đánh vào transaction hay vào asset thì nó chỉ có 1 tác động là đẩy thêm chi phí giao dịch của tương lai bất động sản đó, mà cái đó miễn là cung ít co giãn thì tự nhiên giá bán sau sẽ absorb hết, vẫn push giá cao như thường và chính ra là có một số nghiên cứu chỉ ra capital gain tax còn tệ hơn property tax vì nó push ngay giá giao dịch lên, prevent người mua nhà sau leo lên trên property ladder. 

Còn giải pháp giãn dân, giảm mật độ dân số là em đồng ý, nhưng mà cái đó nói dễ hơn làm, vì yếu tố trường học, bệnh viện, hạ tầng phải đi kèm.

Võ Đình Trí

Ho Quoc Tuan em biết ai có nhiều properties rồi đó. giờ anh đánh 90% capital gains tax em có đầu cơ nhà nữa ko ?

từ căn thứ 2 trở đi

Ho Quoc Tuan

Võ Đình-Trí Có chứ. Vì ông sau em sẽ trả. Miễn là nguồn cung không tăng thì cái ông sau em cứ pass hết chi phí vào cho thuê nhà thôi. Anh search literature mấy năm gần đây đều có bài prove cái này bằng math model đó anh.

Võ Đình-Trí Anh cứ tưởng tượng là model tương tự nhau hoàn toàn trong các model như trong Johnson và Walsh (2009), mà anh giữ cung relatively không thay đổi, thì no matter anh charge 90% property tax hay capital gain tax, em cứ việc pass hết vào giá nhà trong tương lai là xong.

Võ Đình Trí

Ho Quoc Tuan hehe, tại ko muốn làm thôi. capital gains từ căn nhà thứ 2, thu nhập từ cho thuê nhà áp thuế 90% thì sao ?

Ho Quoc Tuan

Võ Đình-Trí Thì cái ông nào làm được trước sẽ accummulate hết tại vì ổng có capital lớn nhất và các ông khác bị kill hết rồi. Ổng vẫn win. Nó chỉ làm co hẹp cái pyramid từ mấy chục nghìn ông đầu cơ nhà thành mấy trăm ông đầu cơ nhà, nhà nước và ổng chia nhau rent, còn lại tất cả đều thành người thuê của ổng. Exactly mô hình oligarch kinh điển.

Võ Đình-Trí Anh cứ lấy mô hình thuế tiêu thụ đặc biệt xăng dầu đó. Mô hình này hoàn toàn tương tự, nếu ai cũng phải xài bao nhiêu đó xăng dầu, thì anh đánh chi phí càng cao, thì cái số ông có thể làm xăng dầu càng ít, còn lại toàn bộ dân gánh thôi. Những người chưa có nhà là toàn bộ dân cần xài xăng dầu đó.

Võ Đình Trí

Ho Quoc Tuan vậy thì tiến lên xã nghĩa thôi, cần gì sở hữu nhà. không đủ tiền thuê thì chính phủ trợ cấp. chứ oligarch thì ai đi đánh golf, ngắm bikini trên yacht với nhau :).

túm lại là nên kết hợp cả 2. ngay giữa Paris khu sang còn có nhà xã hội.

Ho Quoc Tuan

Võ Đình-Trí Về cơ bản thì em thấy như vầy. Capital gain tax còn tệ hơn property tax vì nó kéo holding period ra. Anh cứ nghĩ anh mua cổ phiếu, nếu cap gain tăng lên 90% anh còn mua không? Anh vẫn mua vì anh biết giá cổ phiếu sẽ tăng. Anh chỉ là có ít phần hơn, nhưng anh vẫn có phần. Nhưng anh sẽ keep holding period ra longer hơn (như cụ Buffett dạy). Và như vậy nếu công ty không phát hành thêm cổ phiếu, thì sẽ như trường hợp của BRKA của cụ Buffett, to the moon thiệt. 

Property tax đánh hàng năm nên sẽ limit được cái hiệu ứng kéo holding period ra. Nhưng vẫn không solve được problem chặn giá nhà tăng, vì miễn là cái basic economics behind là cung không đáp ứng được cầu. 

Cho nên căn cơ của vấn đề không nằm ở tax, mà nằm ở cung nhà và qui hoạch. Nếu ở TP.HCM xây được 1 triệu căn nhà giá rẻ mà cho dân có thu nhập thấp thật sự mua được thì sẽ hạn chế tốc độ tăng nhà. Nhưng nếu số đổ vào vẫn đông thì vẫn thua. Như Sing vẫn có nhà xã hội đó, nhưng giá vẫn to the moon vì đơn giản là vì lượng đổ vào đông.

Vì vậy căn cơ cuối cùng là giãn dân. Cái này cần hạ tầng nên khó. Cuối cùng vẫn là quay lại tăng cung và làm sao mà người ta có thể mua nhà.

Acey Nguyen

Ho Quoc Tuan Nếu bắt chính chủ phải ở trong nhà đó ít nhất 6 tháng/ năm, nếu không mất quyền sở hữu từ căn nhà, bds thứ 2 thì sao a? Giống kiểu phải đi gia hạn visa. Nếu có 1 căn thì ko bị áp

Cái người giàu có là tiền bạc, nhưng thời gian ai cũng như nhau.

Kieu Tien Long

Võ Đình-Trí mô hình đa cấp đó bác, dù bác có đánh thuế 100% thì cung ít nhu nhiều và vẫn có lãi là đầu tư thôi, thêm 1 ý nữa là BĐS vẫn là tài sản lưu trú chống lạm phát và sinh ra tiền cho nhà đầu tư chỉ là ko linh hoạt bằng vàng nhưng hơn vàng là có thu nhập thụ động để tiêu

Giá bất động sản và lạm phát có mối liên hệ như thế nào ?

Ho Quoc Tuan

Acey Nguyen Ở UK và Đức đều làm cái đó, phân biệt giữa main residence (buộc phải ở) và những căn investment (buy to let). Vấn đề là khi thuế tăng lên cho căn sau, nhưng miễn là căn sau còn sinh lợi dương, thì đánh thuế cỡ nào vẫn tạo ra dòng tiền dương trong tương lai, chắc ăn thì người ta còn làm. Cơ bản là vì nhiều người họ có tiền mà họ không có kênh đầu tư nào khác nhà đất họ rành, mà nhà đất hold long-term là lên nên họ cứ vậy mà làm. Em làm gì đi nữa thì họ vẫn có income từ đó, nên bà con cứ push thôi. Chỉ là nếu em làm rất mạnh tay thuế và các biện pháp khác, thì em kéo cái investment holding period ra, thì discourage các bạn muốn mua sang tay trong 2-3 tháng. Đó là cái có thể prevent được.

Trần Công Hoàn

Tóm lại là với tình trạng ở Việt Nam thì đánh capital gain tax hay property tax cũng không giải quyết được vấn đề gì vì observation của thị trường luôn dương, đặc biệt là nhà đất, một loại cổ phiếu luôn xanh.

Acey Nguyen

Ho Quoc Tuan Thanks anh đã rep và cho e thấy bên UK có tách biệt.

Có điều cái e muốn áp ko phải là thuế vì thuế đánh vào tiền, mà tiền thứ gần như luôn sinh ra nên giống như a nói là không có tác dụng, có chăng là kéo dãi thời gian hold để trì hoãn việc đánh thuế.

Cái e muốn áp là quyền sở hữu nhà, không ở đủ 6 tháng + có trên 2 căn = mất luôn căn nhà không ở, để triệt tiêu động lực đầu cơ nhà đất. 
Đó chỉ là ý nghĩ của e. 
E không chắc nó có practical ko hoặc gây ra hệ luỵ nào hay không. 
Thank anh again. 

Minh Tri Hoan

Mắc chi phải đánh thuế làm gì cho mệt. Cấm bds cho vay tiền là tự nhiên hạ thôi. Mấy cty bds hay thế chấp đất chừ không chi thế chấp nữa. Không có đòn bẫy tự nhiên phải bán thôi

Kieu Tien Long

Minh Tri Hoàng vậy bank sống bằng gì? Cách của bạn giống ko muốn cỏ sống thì cho chất diệt cỏ và côn trùng chết, đất nhiễm độc cuối cùng cây đc vài vụ và đất hoang hoá

Tuan Anh Bui

Ngoài tăng supply ra thì em nghĩ có thể học các bạn tây là để nhà nước kiểm soát nhiều hơn trong việc mua bán. Giá cả thì tự quyết nhưng mọi thủ tục phải qua notary, mọi thứ cứ phải từ từ từng bước và tốn khoảng... 20% tiền phí, chỉ giảm phí nếu có nhu cầu ở chính đáng và thực tế (first home chẳng hạn). Ngoài ra giao dịch phải chuyển khoản, chứng minh nguồn thu nhập, vv mây mây. Đảm bảo khối người muốn mua cũng phải rén haha.

Tony Nguyen

Bài này làm em nhắc đến hồi Biden mới lên làm tổng thống muốn xoá bỏ long term capital gain mà cuối cùng k thành. Ngắn hạn nhìn vẻ lợi cho người low income và hại cho mấy ông high income nhunge nhìn dài hơi nó la rào cản cho ng nghèo.

Gần nhất nói vui la văn hoá mua vàng tích trữ cua ng á. Ng ta nói mua vàng ngày thần tài lm gì. Mà nghĩ lại ng có tiền mới dám mua để giữ còn ng không có họ chỉ lo cơm áo gạo tiền la đủ. Nhưng rồi khôn bằng hên nga đánh Ukraine cái rồi mấy ong mua vàng giờ giàu lại càng giàu mà nghèo thì lại cang nghèo vì k có tiền dổ xăng 

Minh Nhật

Thực ra nếu đánh thue sở hữu nhà ở VN nó còn có tâc dụng chống trốn thuế (vì ở VN cty bds trốn thuế tndn bằng cách chuyển giao dịch sang gd cá nhân, nên ở VN có những ku cậu sở hữu vài nghìn căn nhà). Nên áp dụng thuế sở hữu vào thì thu thuế từ dn bds tăng vọt.
Nếu thêm cái luật lấy nguồn thu này tái đầu tư nhà ở xh thì nó cũng hiệu quả phết đấy anh :)

Nguyen Tung Sơn

Tăng cung ở VN thì đơn giản, chỉ là nhà nước có muốn hay không thôi. Đất nông nghiệp là của nhà nước hết, thu hồi và đấu giá công khai thì tha hồ cung. Thuế luỹ tiến đủ lớn thì em nghĩ sẽ giảm đáng kể đầu cơ từ người giàu (những người có nhiều nhà) vì rủi ro tăng lên đáng kể khi phải cạnh tranh với những người chỉ đầu cơ 1, 2 căn.

Kieu Tien Long

Nguyen Tung Son tăng cung quá dẫn đến dư thừa thì giá giảm ai thiệt?
Nhà nước cần giá bđs tăng và thu đc thuế cho ngân sách! Hiểu thế là đủ lý do tại sao ko muốn kéo giá bđs xuống!
Còn lên tivi chỉ là diễn cho dân vui thôi

Lê Tuấn

Kiều Tiến Long quan trọng là bank ấy, bank ở VN thế chấp BĐS khổng lồ, nên BĐS cứ suốt ngày tăng để thu hồi nợ xấu. Nói đâu xa STB chẳng hạn năm 2016 huy động có 360k tỷ mà bị nợ xấu tới hơn 90k tỷ, may mà tới 90% nợ xấu được đảm bảo bằng BĐS nên sau 6 năm BĐS tăng phi mã thu hồi gần hết nợ xấu rồi.

Du Du

Bds ở vn nó như cổ phiếu của cả đất nước. 1 lô đất đổi chủ 1 năm dăm ba lần là chuyện thường. Phù phép bằng tin đồn hoặc miếng bánh dự án là lại tăng phi mã. Còn nhiều chiêu trò khác nữa không chỉ mỗi cty bds mà cả lãnh đạo cũng có phần trong đó

Trần Trọng Đức

Anh phân tích quá chuẩn! Cung nhà ở VN vì sao không tăng thì đơn giản vì nhà nước chưa muốn thế. Nhà nước còn đang trong giai đoạn muốn thu hồi thật nhiều đất ruộng, giải phóng mặt bằng đem ra đấu giá đất thật cao để thu tiền mà. Thắt cung lại do Luật nhà ở yêu cầu dự án hình thức sử dụng đất phải là đất ở thì mới đc làm dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Vậy nên các dự án sẽ mắc kẹt vì phải chuyển đổi hết lên đất ở lại tốn kém chi phí => giá lại bị đẩy lên cao và nhiều chủ đầu tư ko đủ nguồn lực để thực hiện.

Nguyen Tung Son

Trần Trọng Đức  dự án toàn được giao không qua đấu giá nên mới ít dự án và thủ tục phức tạp, chứ nếu muốn thì cứ thu hồi đất ruộng rồi đấu giá công khai thì tăng cung ngay.

Lê Tuấn

Trần Trọng Đức Luật chưa khai thông nên cung mới lại rất ít, giai đoạn này dân tình lo lạm phát nên ôm đất nhiều, chưa kể nghe thông tin quy hoạch đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng nên các khu xung quanh đều tăng giá. Nói chung cứ nhìn giá vàng mà suy ra BĐS ở VN hiện tại, vàng có lúc chênh lệch với vàng thế giới tới 20 triệu/cây.

Eddie Lam

Trần Trọng Đức liệu nhà nước bao giờ mới “thả” để tăng cung anh nhỉ. mua nhà giờ khó quá ????

Trần Trọng Đức

Eddie Lam Cái này khó nói. Giờ Việt Nam là đại công trường, đầu tư công ở đâu thì sẽ đấu giá đất ở đó, lấy tiền đó để làm. Khi nào chính phủ thu đc 1 lượng tiền đủ lớn để làm đc các công trình hạ tầng quan trọng thì chắc nguồn cung sẽ khai thông. 1 điểm đáng lưu ý là việc thắt cung này cũng giúp cho thị trường BĐS ko có khả năng đổ vỡ. Giờ thì nói "mua nhà giờ khó quá", 1 2 năm nữa lại nói "ko thể mua đc nhà" =)) Vậy nên mua càng sớm càng tốt!

Khuc Chi Bao Minh

Eddie Lam nhìn Hongkong
Quỹ đất ở chỉ chiếm 15% còn lại là rừng vì thuế quá thấp chỉ có thể thu mạnh từ bđs
VN đang học Hongkong vì thu từ bđs là dễ nhất cho những chính phủ lười biếng suy nghĩ cách tân và yếu kém trong quản trị

Trần Trọng Đức

Khuc Chi Bao Minh Đừng suy diễn áp đặt và phủ định những cố gắng của chính phủ trong giai đoạn vừa qua. Ko thể nói chính phủ lười biếng hay yếu kém đc!

Việc bo cung bằng cách siết đất dự án để bán đất đấu giá được giá cao, lấy tiền của người đang sẵn tiền, dân đầu cơ, doanh nghiệp để quay lại phục vụ mục đích làm hạ tầng, phát triển đô thị mình đánh giá là thông minh, 1 mũi tên trúng nhiều đích. Với góc nhìn hạn hẹp của mình thì đã nhìn ra đc 3 cái đích:

  • 1 là đấu giá ở đâu làm hạ tầng ở đó, vừa có cục tiền tươi lớn đều đặn để làm cuốn chiếu luôn, nhanh gọn;
  • 2 là chống việc các doanh nghiệp liên tục đẩy hàng ra bán ồ ạt dẫn đến thừa cung => vỡ bong bóng BĐS;
  • 3 là chính phủ lại có thêm dòng tiền để phát triển nhà ở xã hội thu nhập thấp cho người nghèo mà suốt trong 1 giai đoạn trước ko ai làm vì ko đem lại lợi nhuận. 

Cả đất nước đang là đại công trường, đường xá, hạ tầng, sân bay, cầu cảng đều đang phát triển nhanh như vũ bão và thay đổi thấy rõ sau mỗi năm. Đương nhiên vẫn sẽ có những điểm yếu trong mỗi chính sách nhưng phải công nhận chính phủ hiện tại đã và đang rất active!

Khuc Chi Bao Minh

Trần Trọng Đức yếu kém thì mới có chuyện thu hồi hàng trăm dự án bạn à
Trên cao có thể nỗ lực nhưng phía dưới thì k chịu làm chỉ muốn ăn nên mới bầy hầy ra đấy

Đấu giá ở các tỉnh ừ thì minh bạch đấy, đầu cơ xong thổi giá x3 lần kéo giá thị trường neo cao bỏ cọc. 
Thu đc tiền cọc ông thắng rồi bỏ chứ có được cái vẹo gì đâu. 
Rồi lại đấu giá lần 2 có khi neo giá cao r chẳng ai mua :))
Sốt đất do cò lái giá nhưng ko quản lý đc thì yếu kém chứ còn gì. 
Cắt đất phân lô Tây Nguyên nói ra rả cả năm mãi mới xử lý, lúc đó cán bộ cấp sổ xong hết rồi
Nhìn thủ thiêm rõ mồn một kìa bạn ơi
Tưởng có tiền tươi của dân mà dễ à

Ko có sự lơ là mắt nhắm mắt mở có khướt mấy ông đội lái làm giá thị trường. Quyền trong tay k quản thì chẳng lẽ khen là năng động tích cực.

Trần Trọng Đức như bác ở HN và ngoài Bắc sẽ thấy rất nhiều dự án. 
Trong Nam suốt 5 năm trở lại đây đặc biệt là TPHCM ko có nổi 1 con đường lớn chứ đừng có nói là đầu tư công gì cao sang. 
Còn bảo xây đường sá, cầu cống, vành đai, v.v.. các kiểu thì trên thì bảo có dự án nhưng khi nào hoàn thành? Ngay cả cái tuyến metro ì ạch mãi không xong cứ mỗi năm +1-2 năm tới hoàn thành thì còn lâu đường sá hạ tầng xong.
Nhiệm kỳ qua mất 1 năm vì dịch bệnh thì thôi ko nói nhưng tui ở SG thấy quá thất vọng trước những lời hứa lèo.

Hoàng Văn Minh

Mấy bác làm chính sách ở VN cứ hay insert Tây vô cho nó sáng lạng cái báo cáo dự thảo để ra luật hay sao ấy, mà chả nghiên cứu Tây họ làm kiểu gì, cứ gắn vào cho nó sang chảnh cái đã. 

Ho Tuan

Chính phủ phải giải 1 bài toán quá khó thầy ạ! Nếu bds nóng quá, thì dòng tiền ko vào sx kd, nếu đóng băng hoặc giảm giá thì nợ xấu phình to!

Trấn Bạch Long

Đúng là phải giải quyết dứt điểm bằng nguồn cung chứ thuế cứ add-on vào giá bán thì ông có 4 nhà sẽ play game ông có 4 nhà trở lên (trong & ngoài nước).

Mà tiền nhàn rỗi cũng ko biết rót vào kdoanh gì ngoài nhà vì môi trg kinh doanh và bảo hộ chủ kdoanh tệ.

Khuc Chi Bao Minh

Trấn Bạch Long giải quyết nguồn cung nhưng mấy ông bà có $ có nhiêu múc hết, mua giá ưu đãi, mua sỉ còn người có nhu cầu chưa kịp mua thì đã ko kịp tới tay

Nguồn cung tốt nhất chính là nhà ở xã hội chứ ko phải là nhà ở thương mại cao cấp và hạng sang đang chiếm 70% thị phần TPHCM

Vu Hoang

Em chỉ quote lại 1 slogan nổi tiếng của ngành thuế:

"Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước"

Vũ Ngọc Hiếu

Thật ra thì không cần bàn nhiều. Vì mục đích chính đánh thuế BĐS là nguồn thu vào ngân sách, rồi mới tới mục đích phụ là bớt đầu cơ.

Ho Quoc Tuan

Vũ Ngọc Hiếu Vậy thì cứ nói rõ là cần thu ngân sách là thu thuế, chứ đừng chém gió là để bớt đầu cơ. ????Thật ra UK cũng put vậy very clear mà: thị trường BĐS grow nhanh thì chia sẻ ngân sách, thế thôi.

Tuan Anh

E nghĩ nếu muốn bđs k tăng mạnh nữa thì nhà nước phải mở rộng đô thị, qh hạ tầng đường sá thật tốt để di chuyển nhanh dễ dàng, khi đó dân sẽ k tập trung vào trung tâm nữa, xây thật nhiều chung cư noxh cho ng có thu nhập thấp, tăng lương cơ bản cho công nhân, giảm thuế xe ô tô,giảm giá xăng dầu... thì lúc đó bđs sẽ k tăng nữa hoặc tăng chậm

Pham Van Dai

Công nghệ lõi mà GS phân tích demand vs supply thì khi ko phải lắm. Cơ mà nói theo ae econs thì property tax sẽ tác động demand nên in principle thì transaction price sẽ giảm để buyer đạt được expected return như cũ. Còn cái ý là property tax có pass through đc sang renter không thì theo ae econs là ko thay đổi trong ngắn hạn vì demand và supply vưỡn thế, e.g. ls ngân hàng tăng hay giảm cũng ko vì thế mà ae owner pass through được sang ae renter

Stefany Nguyễn

Em hoàn toàn đồng ý với GS housing supply là key problem. Nhiều nc đã áp dụng tăng thuế nhà đất nhưng ko tăng cung khiến phản tdung. Korea là 1 ví dụ, 7/2020 họ đã nâng thuế BDS tổng hợp với ng sở hữu nhiều nhà lên 6%, mức cao nhất lịch sử. Tiếp 6/2021, thuế thu nhập chuyển nhượng BDS nâng lên 70% với nhà sở hữu dưới 1 năm, 60% dưới 2 năm. Thậm chí nhiều quan chức cao cấp có nhiều nhà bị buộc phải bán bớt tài sản làm gương. Kết quả là lượng Ng sở hữu 10 nhà tăng cao kỷ lục, hơn 200 trg hợp có trên 50 nhà. Điều này tạo hệ lụy nghiêm trọng như bất bình đẳng xh, khoảng cách giàu nghèo lớn hơn, tỷ lệ sinh giảm,  nợ bình quân đầu ng tăng(do giá nhà quá cao ngoài tầm với, giới trẻ mất đi động lực Saving money, tiêu sài tiền nhiều hơn),... Gần đây diễn viên Jeon Ji Huyn(bà trùm BDS Hàn quốc) lại tậu thêm 1 Mall trị giá hơn $ 40million ?!.  Nhưng trái ngc với sự thất bại này, Singapore lại có cách đi rất hay khi Chính phủ là nhà Đầu cơ lớn, chiếm hơn 90% đất đai, nhà nước xây dựng nhà và bán giá hợp lý cho ng dân. Câu hỏi của e là liệu VN có thể áp dụng giống cách của Singapore đã làm ko ạ?

Nhien Le Jack

Stefany Nguyễn Singapore là một đảo nhỏ rất khó lấy ra để so sánh. Giá nhà Singapore cũng thuộc loại đắt nhất thế giới đó bạn.

Tôi có người bạn tốt nghiệp tiến sĩ ở Sing, hiện nay đang làm Postdoc ở đó và vẫn ở  nhà ghép với một nhà khác là bạn biết giá nhà đắt đến mức nào rồi đó...

Stefany Nguyễn

Nhien Le Jack ng nc ngoài kể cả sau khi nhập tịch vẫn khó đc hưởng các chính sách ưu đãi của họ như ng gốc họ, b đọc kỹ thử bài báo xem????

Nguyễn Đức Sơn

Thực tế ở VN nhà đất bị đầu cơ quá nhiều ấy anh. Nên chăng thuế đánh 1 lần, có thể thêm cách thuế hàng năm đối với những ai sở hữu từ 2 BĐS trở lên. Chưa kể VN quản lý chưa chặt nên thường có nhiều kẽ hở để lách luật.

Khuc Chi Bao Minh

Nguyễn Đức Sơn sẽ k có chuyện đó xảy ra vì những người ký có lượng sổ đỏ tính bằng cân.
Chẳng ai ngu làm thế
TQ còn ko dám làm 
Họ bất lực trước thị trường bđs rồi, đâm lao theo lao

Trần Vũ

Em nghĩ có thể do Theories và syllabus của những ngành đào tạo về hoạch định tài nguyên và quản lý chính sách công liên quan đến đất nó rất rất giới hạn và tính đặc thù cao ạ

Hà Vũ

Demand vs supply quyết định giá nhà nhưng property tax cao và maintenance cost  cao làm ảnh huong đến demand.

Kien Nguyen Cong

Giới hạn số lượng giấy phép sở hữu/sử dụng theo số hộ gia đình ko biết có vi phạm luật hoặc gây phản ứng tiêu cực gì ko?

Ho Quoc Tuan

Kien Nguyen Cong Chúng ta đã từng có 1 phép thử giới hạn số xe máy mỗi người và hệ quả nó thì ai cũng biết rồi đó. Cái phức tạp trong đó vượt quá khả năng của đa số cơ quan công quyền quyết định (vì luôn phải có exception). Với tư duy "bánh mì không phải thiết yếu" của một bộ phận hành pháp, chắc sẽ không xong.

Van Nguyen

Đúng anh ạ, ở Vancouver hoặc rộng hơn là BC, năm 2020-2021 vừa rồi giá nhà tăng như tên lửa, dù thuế cho ng nước ngoài rất cao, hay thuế cho căn thứ 2-3 cũng cao, nhg giá nhà vẫn tăng kinh khủng, do Canada đợt này target nhận hơn 2tr người nhập cư, nên những ng newcomers đều cố gắng mua nhà, hoặc những bạn sinh viên tốt nghiệp mới có Pr đều cố gắng mượn tiền để mua nhà ngay khi có thể. Inventory thì k đủ đáp ứng, nên giá nhà tăng vẫn tăng, vì số lượng ng mua đầu tư k phải quá nhiều so với số lượng newcomers và new PR có nhu cầu mua.
Các bang khác như Ontario cũng vậy, và kể cả những bang xa xôi lạnh lẽo cũng bắt đầu nóng lên do những người k đủ kinh tế mua ở BC hay ON hoặc do họ muốn đầu tư thì đi những nơi giá nhà còn thấp, kéo theo là giá nhà ở Canada tăng nói chung chứ k chỉ riêng BC hay ON.

Phuong Lam

Vừa đánh thuế gia tăng trên tài sản, vừa thuế tài nguyên đất thật cao... để giảm đầu cơ gom đất và tư duy nhà phố +Khuyến khích ở chung cư

Bao Nguyen

Vậy các a nghiên cứu nên tìm cách nào giúp bình ổn giá nhà đi ah?

Ho Quoc Tuan

Bao Nguyen Tăng cung nhà ở vừa túi tiền và giãn dân ra các đô thị vệ tinh.

Nguyen Hung

Ho Quoc Tuan tăng cung nhà ở vừa túi tiền rất khó do tình trạng đầu cơ nên giá nhà vẫn cao, giãn dân cũng rất khó do trong nội đô vẫn cho làm chung cư.

Sáng Chủ Nhật

Nguyễn Văn Hùng Bác nói đúng hai vấn đề, tính đến cuối ngày thì câu chuyện với góc nhìn của mình vẫn xoay quanh vấn đề đầu cơ và quy hoạch. Các dự án đô thị giá bình ổn ở các thành phố mới không phải là không có, nhưng chính giới đầu cơ với rất ít chế tài quản lý, giới hạn khả năng của họ đã làm đẩy giá mặt bằng các vùng trung tâm các thành phố như Bình Dương, Long An,... lên rất cao.

Vấn đề thứ hai, dù chỉ là thiểu số nhưng các khu công nghệ, công nghiệp phía bắc ( Bắc Ninh, Bắc Giang,..) với nguồn nhu cầu nhân lực cao, công việc mang tính yêu cầu chuyên môn không cao,... lại thành công trong quá trình tạo nên làn sóng di dân về các thành phố công nghiệp. Dù phần lớn nhân công vẫn duy trì hình thức sinh sống ở trọ, nhưng qua 1 thời gian nếu duy trì được công việc thì gián tiếp cũng sẽ dẫn đến các bước xây dựng gia định, kiến tạo xã hội,...nhu cầu về trường học, phát triển hạ tầng xã hội, bệnh viện, giải trí,... cũng sẽ dần hình thành.

Vo Gia Bao

Nhà nước cứ xây rồi bán đúng giá mặt bằng chung là hạ nhiệt ngay. Đất là của dân. Thì cứ quy hoạch cho dân . xây lên rồi bán với giá hợp lý. Đất thì o mất tiền mua. Thu hồi lại xây thôi.

Võ Trí Hảo

PV Tuổi Trẻ có hỏi mình vấn đề Tuấn nêu. Mình trả lời: Nếu muốn dùng thuế để giảm đầu cơ, thì cách đánh thuế phải làm sao cho nhà đầu cơ thấy rằng đầu tư vào lĩnh vực khác có lãi hơn, an toàn hơn.

Ví dụ: Gọi Z là số lợi nhuận kiếm được hàng năm từ việc đầu cơ căn nhà thứ hai. Gọi X là thuế suất; Y là giá định thuế của căn nhà áp thuế. Khi nào X   nhân Y > Z thì người ta sẽ nghỉ chơi, sang làm việc khác. Trả lời xong, mình cũng forget; đọc Face của Tuấn mới biết bài phỏng vấn bị cắt đoạn đó & ghép chung với nhiều ý kiến khác. Dự báo thêm: Ở Việt Nam thì giá định thuế Y (thường chỉ bằng 10% giá trị thực tế của BĐS). Và người ta cũng không có động lực để xác định chính xác (tiệm cận nhất) Z. Rắc rối lớn nhất ở VN là chủ thể/ cơ quan nào sẽ hàng năm định giá áp thuế  Y. Thuế BĐS có thể đa mục tiêu, ví dụ Manhatan ở New York mong muốn tăng giá nhà (chứ ko phải giảm) và thanh lọc thành phần dân cư ở khu Manhatan.

Bài này cũ này mới phản ánh hết ý của mình: Thí điểm phép thử thuế bất động sản

Ho Quoc Tuan

Võ Trí Hảo Dạ em cám ơn anh em sẽ đọc kỹ ạ. Em cũng đồng ý thuế này là đa mục tiêu, quan trọng là cơ quan làm luật xác định mục tiêu chính/phụ như thế nào.

Hoang Chung

Ở Mỹ , UK có tăng nhưng chỉ mấy chục % trong mấy năm, năm nào cao lắm như đợt dịch vừa rồi thì cũng chỉ 20,30%, còn ở Vn tăng tính bằng lần trong ít năm anh ơi. Mức độ tăng khác nhau một trời một vực. Em vẫn nghĩ đánh thuế bđs thứ 2,3... sẽ làm giảm bớt hiện tượng đầu cơ bđs, ít nhất về mặt tâm lý là đã sợ không dám mua ào ào rồi

Eva Pixemich

Có tăng thuế lên nhà đầu tư thì người có tiền vẫn đầu tư đc, chỉ cản trở người chưa có tiền thôi. 

Những chính sách cũng giúp kích mua điều chỉnh hỗ trợ cung cầu. Ví dụ giúp người có thu nhập thấp, có 5% deposit đc vay mua nhà. Giúp người  trẻ mua nhà ở: lãi cho vay rất thấp với nhà residential, fist home owner + kết hợp với giảm thuế nếu nhà dưới 1 giá nào đó (Úc là 700k, VIC) 

Để điều chỉnh thừa cung: nhà mua dưới 1 mức nào đó 0% thuế (policy này hiện đang áp dụng cho Căn hộ tại Melb CBD vì COVID mọi người work from home, cả văn phòng lẫn nhà trong city đều ế, không có ai mua nhà. Thiếu nhà? Thủ tục cấp giấy xây dựng cho Nhà townhouse nhanh hơn, mấy năm rồi townhouse ở Melb tăng 300% làm mát hơn đc 1 chút nhu cầu giờ cứ 1 cái block 600-800m2 là họ xây 3 cái townhouse tăng cung lên. 
Thế mà giá nhà Melb vẫn tăng 10-12% những năm rồi đấy ạ (lãi gửi ngân hàng dưới 2%)

Yên Hàm Tân

Có mấy giải pháp kiềm chế giá nhà tại Việt Nam:
1. Sáp nhập bớt các tỉnh thành. TP. HCM, Đồng Nai, BRVT, Long An, Bình Dương sáp nhập thành 1 tỉnh (tâm lý thích hộ khẩu TP. HCM, Hà Nội. Nhiều tỉnh thành nhưng mạnh tỉnh nào tỉnh đó làm, có khi kìm hãm nhau phát triển, lợi ích nhóm,...). Việt Nam có rất nhiều khu vực có vị trí đẹp để phát triển kinh tế ngon hơn TP. HCM: Đồng Nai, BRVT, Cần Guộc (Long An),..., đó là những khu vực phát triển được cảng nước sâu, quỹ đất còn nhiều nhưng hạ tầng kết nối với TP. HCM kém. TP. HCM không còn nhiều dư địa để tăng trưởng kinh tế, chỉ còn dựa vào phép màu là ngành địa ốc để báo cáo thành tích cho sang. Khi giá đất, giá nhà TP. HCM tăng thì giá đất/giá nhà cả nước tăng theo. Nó giống chứng khoán, Bluechip tăng thì toàn bộ thị trường cùng tăng.
2. Phát triển hạ tầng, BĐS tại các vùng ven, tỉnh lẻ. Đất rộng mà không phân ra, cho xây nhà thì ai xây nhà được. Hạ tầng không làm, không có việc làm thì ai về ở. Dù chẳng thích ở TP. HCM nhưng người dân cũng không thể về tỉnh ở được.
3. Cấm mua bán lướt cọc (có thể sử dụng hợp đồng đặt cọc giống hoá đơn VAT để quản lý, vừa tránh thất thoát khai gian giá mua bán để né thuế). Nhà nước vừa không thu được thuế từ bán sang cọc, vừa đẩy giá đất giá nhà tăng cao. Lô đất 1 tỉ, cọc có 20-30tr, thổi giá để sang cọc vô tình đẩy giá đất từ 1 tỉ lên 2-3 tỉ chỉ trong thời gian rất ngắn. Người vay nợ ôm giá 2-3 tỉ thì khóc tiếng mán khi thị trường trầm lắng. Nhiều người lướt cọc có 2-3 tháng sốt đất kiếm cả tỉ mà chẳng phải nộp một đồng thuế nào.

Hải Đinh Thanh

Anh nghĩ như thế nào về giải pháp: cấm giao dịch bds trong phòng 5 năm đầu tiên ? Giải pháp này có giải quyết được vấn đề ko ? Thời gian làm mốc cấm dựa vào thời gian trên sổ đỏ.

Duy Nguyen Hoang

Hải Đinh Thanh ???? cấm giao dịch trong 5 năm bằng văn bản, làm sao đội hành pháp kiểm soát, kiểm tra và phạt được lại là vấn đề khác. Lách được!

Phu Nguyen Tien

Bản chất đất là tài nguyên cơ bản. Khi sử dụng khai thác cần phải đc kê khai, đóng thuế cơ bản giống như các tài nguyên khác. Cái cần thiết là việc áp thuế, các chế tài quản lý, luật pháp chưa đầy đủ, phù hợp. Nhà nước cần phải thành lập một ủy ban chuyên trách để nghiên cứu điều chỉnh và giám sát thực hiện một cách minh bạch theo từng giai đoạn của xã hội. Cái cần chỉnh trước mắt là bản thân chính các cơ quan chức năng. Hãy làm công khai, minh bạch, công tâm và dân chủ!

Nguyen Thanh Tung

Chắc do thuế thấp chứ nhỉ? Nếu thuế cao hơn nữa thì có thể giảm volume chứ .

TQ chơi tax kiểu narrow tax base , low tax rates và large tax-exempt areas.. Nhiều lỗ hổng thế kia nên giới đầu cơ chạy dễ . Chứ làm kiểu ông nào đầu cơ đem ra bắn bảo đảm giá xuống qua đêm.

Hai Vy

Ở Mỹ bán nhà đóng thuế nhiều quá nên em đâu có bán…giá lên refinance cash out lấy tiền mua căn khác chứ ko bán…nhiều người cũng vậy nên giờ hiếm nhà để bán

Võ Đình Trí

thuế bất động sản ko chỉ có thuế trên giá trị tài sản, mà còn là thuế chênh lệch khi giá bán > giá mua, thuế thừa kế/cho tặng bất động sản

thuế trên giá trị tài sản là muỗi với chủ nhà, và đó là cách tầng lớp giàu giữ khoảng cách với dân lao động.

nên cứ lái thuế bất động sản vào giá trị của tài sản thì ko giải quyết được vấn đề.

cứ chặn hết đầu ra thì ai còn motivation để đầu cơ và tích tụ tài sản qua bất động sản ?

hehe, dĩ nhiên chúng ta đều biết ai là người lobby, đề xuất và thông qua các luật. 

Ho Quoc Tuan

Võ Đình-Trí Em chỉ bàn dựa trên đề xuất của Bộ TC là dựa trên thuế property tax. Còn cap gain tax anh search literature mới của IMF nhiều bài cho thấy nó in fact push housing price vì nó lengthen holding period của investor làm giảm liquidity và housing reserves (như bác Buffett mua mà không bán, mà supply không tăng theo vì location là unique). Nếu áp dụng transaction tax thì lại quay lại cái Canada evidence hồi sáng, rõ ràng là price vẫn push up. Mai em sẽ post cái theoretical framework explain why tax may not matter much. Tax mainly serves as moderating role. Key role là ở supply side policy như Help First Time Buyer to Buy programme.

Võ Đình Trí

Ho Quoc Tuan đến giờ thuế vẫn là vì người nhiều nhà, nhiều tiền mà. các research calibrate với historical data, mà chính data là kết quả của chính sách có chủ ý.

Ho Quoc Tuan

Võ Đình-Trí Em thì em nghĩ nếu 1 cách tiếp cận là đúng hướng thì có lobby đến đâu nó vẫn sẽ có impact như kỳ vọng và show ra trong data. Ví dụ chính sách kẹp risk-based capital 1 cái là tác động thấy rõ ngay trên bank lending và captured ngay by literature. Lẽ nào các bank ko lobby, anh thấy đầy bài chỉ ra loopholes, nhưng nó vẫn có tác dụng vì gãi ngay trúng chỗ ngứa. Tax policy impact không thấy rõ trên housing price suggest là gãi sai chỗ rồi.

Nguyen Tien Dung

Thu được thuế từ việc mua và bán bđs vẫn là tốt hơn so với việc k thu mà anh. Mà ở Vn khi khai hợp đồng công chứng có ai khai giá trị thật được giao dịch của bđs đâu, toàn ghi giá cho có thôi. Em ủng hộ thu, vì khi thu được 3% stamp duty và 18 cho đến 28% capital gain tax thì những người buôn bất động sản mới là những người đầu tư chuyên nghiệp, có business plan of property development cụ thể. Tránh việc lướt sóng đất nền để kiếm lời, không có ích gì cho nền kinh tế đất nước cả.

Ho Quoc Tuan

Nguyen Tien Dung Anh không hoàn toàn phản đối thu thuế BĐS nhưng anh chỉ ra 2 điều: 

1) bảo là thuế BĐS ngăn đầu cơ giá BĐS là chém gió không có academic research hay thực tế gì support (academic research thì ở trên, thực tế thì post trước về việc giá nhà Anh, Canada, Mỹ vẫn tăng phi mã với thuế bđs, thuế cap gain đầy). 

2) thu theo cách đề nghị vào căn 2, căn 3 của bà con thì như bài này là fail sấp mặt, còn encourage đầu cơ nhiều hơn nữa. Lý do là vì khi set luật sẽ có rất nhiều vấn đề phức tạp. Thực tế luật thuế thu stamp duty, council tax là luật thuế rất phức tạp có rất nhiều exemption và đường biến hóa nên kết quả ở China là không ngạc nhiên. Vì em ra 1 cái luật thuế có base quá rộng, em phải mở ra rất nhiều tax-exempt cases và em giữ low tax rates. Ông China còn dính thêm narrow tax base nữa nên sấp mặt. Em nghĩ năng lực hành thu thuế ở VN khá hơn China và tiệm cận được UK đến mức nào? 

The results indicate that the property tax in Shanghai and Chongqing has no significant inhibitory effect on housing prices due to the narrow tax base, low tax rates, and an excessively large tax-exempt area. 

On the contrary, investors are given more opportunities to invest in speculative properties. The failure of the property tax pilot in China discussed in this paper, can serve as a warning for policymakers in other cities in China and around the world to consider the strengths of their policies and the response of the targeted groups.

Discovery ULC

Nguyen Tien Dung

Ho Quoc Tuan cũng k hẳn là ngăn đầu cơ đâu anh, ý em ở đây là người nào nắm nhiều bđs sẽ phải đóng nhiều thuế hơn. Người nắm ít đóng thuế ít. Vậy là công bằng cho tất cả mọi người. Còn ở đâu cũng phải có exempt trong mỗi điều luật, chỉ có điều là chính quyền ở đó có đủ năng lực để hỗ trơ người dân và diễn giải luật sao cho đúng và dễ hiểu hay không. Cái này ở Vn còn quá yếu. Nhưng về mục đích em ủng hộ nhà nước phải thu thật sát thuế bđs để có thêm ngân sách. Và cho dù có mất bao nhiều thời gian để tất cả hệ thống cùng vui vẻ chấp hành thì cũng vẫn phải làm.
Còn chuyện là có hỗ trợ giá, chính sách cho người mua nhà đầu tiên hay không (thường thường là cho nhu cầu để ở) thì là câu chuyện khác thôi anh.

Ho Quoc Tuan

Nguyen Tien Dung Anh cũng đồng ý là thu thuế để cân bằng lợi ích theo hướng ai có nhiều nhà, hưởng lợi từ hệ thống, thì nên đóng thêm tiền. Và nên truyền thông chính sách theo hướng đó, thay vì theo hướng thu thuế bất động sản để hạn chế đầu cơ. Truyền thông chính sách theo hướng ngăn đầu cơ khi thực hiện thấy không được sẽ bị ngăn lại không thực hiện nữa hay bỏ đi.

Nguyen Tien Dung

Ho Quoc Tuan thật ra có thể lúc đầu người ta hiểu sai mục đích ban hành luật, như vậy cũng là một điểm yếu trong việc giải thích tinh thần luật cho người dân. Luật nên dựa trên tinh thần đảm bảo lợi ích cho số đông hơn là ngăn chặn lợi ích của một nhóm thiểu số, mặc dù hai mục đích này dễ hiểu nhầm lẫn nhau.

Anh Khoi Pham

Thay vì đánh thuế Bất động sản thì Chính phủ nên ...GIẢM THUẾ cho các nhà phát triển dự án, đặc biệt là các dự án vùng ven, giá trung bình thấp. Như vậy vừa tăng cung nhà, vừa không bị deadweight loss.

Hải Nguyễn

Còn 1 thứ support cứng cho quan điểm của GS nữa là "tập quán" của dân VN. Trừ một số thành phần đầu cơ chuyên nghiệp thì không nói, còn lại dân ta đa phần có quan điểm mua đất "để dành", mà những thành phần này đã mua là hold cả chục cho tới mấy chục năm. Những người này thì có tới trả giá cao hơn giá thị trường 20-30% họ còn chưa bán, vì họ là những người thừa tiền, không phải những người kiếm tiền bằng cách buôn đất (nhưng vô tình lại là người được lợi lớn nhất vì hold đất). Thành ra property tax hay cap gain tax chả nghĩa lý gì với họ cả, giá đất vẫn sẽ mãi tăng và dân đầu cơ vẫn tiếp tục đầu cơ vì cơ số "bô lão" hold đất vẫn đầy ra đó góp phần giúp giá đất "mãi đỉnh".

Quang Nguyen

Giờ mà áp dụng căn thứ 2 phải 3 năm sau mới được bán, và đánh thuế nặng nhà bỏ hoang thì BĐS yên ổn ngay

Long Nguyen

Chốt lại là có cầu lớn thì mới có người mua người bán theo quy luật thị trường, lo kiếm nhiều tiền để mà mua thôi, không kêu ca !

Lê Quốc Kiên

Đánh thuế bất động sản - người hối thúc, kẻ giằng co

Các chuyên gia cho rằng đã đến lúc đánh thuế tài sản, song cũng có quan điểm lưu ý thận trọng vì có thể tác động tiêu cực đến thị trường địa ốc và nền kinh tế.

Đầu tháng 3, Bộ Tài chính lấy ý kiến về các chính sách thu thuế bất động sản, bao gồm việc đánh thuế nhà và tài sản nhằm xây dựng đề cương báo cáo rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi, theo chỉ đạo của Chính phủ.

Các nội dung góp ý gồm: đề xuất gộp Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, bổ sung đánh thuế đối với nhà, nghiên cứu xây dựng luật thuế tài sản hay bất động sản (nếu có). 

Bài chi tiết trên Vnepress dưới comment.

-----

"Theo mình, Việc đánh thuế tài sản bất động sản sẽ tác động rất mạnh đến thị trường bất động sản trong ngắn hạn và những nhà đầu tư lướt sóng.

Về tâm lý, người mua sẽ thận trọng xem mức độ ảnh hưởng của luật mới với họ, việc này sẽ trực tiếp làm giảm nguồn cầu trong ngắn hạn.

Trong dài hạn, khoản thuế đánh vào tài sản sẽ được người bán tính vào chi phí giá thành. VD giả sử mỗi năm thuế tính 1%, tài sản sau 3 năm chịu thuế 3%. Nếu tài sản giá mua vào 5 tỷ thì tổng thuế phải chịu là 150tr, giá vốn đầu tư thành 5,15 tỷ. Tuy nhiên, với thực trạng thị trường bất động sản tại Việt Nam, sau 3 năm, giá trị tài sản có thể tăng trung bình 30% - 50% ở khu vực dân cư ổn định và 100%-200% ở các khu vực nhiều tiềm năng đột biến về hạ tầng khu vực, thì mức thuế tài sản vẫn không đáng kể so với mức độ tăng giá, không ảnh hưởng nhiều với những nhà đầu tư Trung - Dài hạn. 

Việc đánh thuế này có thể sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đối với những người lướt sóng ngắn hạn, những người chỉ cần lợi nhuận 5%-10% trong 1 giao dịch 1-2 tháng. VD 1 miếng đất 1,8 tỷ, sau khi đặt cọc 200tr gửi sales bán chênh lại ngay với giá 1,9 - 1,95 tỷ, giả sử không bán ra được và phải chồng đủ 1,8 tỷ ôm luôn rồi tiếp tục chờ sales ra hàng, thì khi cộng các chi phí hoa hồng sales + Thuế Trước bạ mua (đang siết chặt) + Thuế Thu nhập cá nhân bán (đang siết chặt) + thuế tài sản (đang dự kiến), sẽ làm các nhà đầu tư lướt sóng chùn chân. Đây cũng là một điểm tích cực cho thị trường bất động sản, vì những nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn chính là nhân tố đẩy giá bất động sản tăng nhanh trong thời gian ngắn."

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

 

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình luận

Thông tin bất động sản khác