QUY TRÌNH PHÁP LÝ KHI CHỦ ĐẦU TƯ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN MỘT DỰ ÁN ĐẤT NỀN
CÁC BƯỚC QUY TRÌNH LÀM MỘT DỰ ÁN ĐẤT NỀN
Bước 1: Doanh nghiệp (DN) đề xuất đầu tư và UBND tỉnh ra quyết định giao chủ đầu tư (CĐT)
Bước 2: DN lập và UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch 1/500.
Bước 3: Chấp thuận chủ trương đầu tư
Bước 4: Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Bước 5: Thẩm định thiết kế cơ sở
Bước 6: Quyết định thu hồi đất và tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng
Bước 7: Quyết định giao đất
Bước 8: Chủ đầu tư xin giấy phép xây dựng và tiến hành làm hạ tầng
Bước 9: Nghiệm thu cơ sở hạ tầng
Bước 10: Xác định đơn giá đất và rà soát các nghĩa vụ tài chính liên quan để CĐT hoàn thành nghĩa vụ tài chính
Bước 11: CĐT đủ điều kiện kí hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho khách hàng
Bước 12: Bàn giao cơ sở hạ tầng công cộng lại cho cơ quan chính quyền. DONE!
P/s: Ngoài ra thì còn các loại giấy phép (giấy tờ) khác như: phòng cháy chữa cháy, thoả thuận khớp nối điện nước,…Trong quá trình triển khai dự án thì quy hoạch 1/500 cũng có thể thay đổi. Với các dự án được đấu giá, đấu thầu thì thường sẽ là đất sạch và đã có 1/500 nên tiến trình sẽ khác.
Trong quá trình triển khai dự án, việc CĐT quyết định “bán” quyền sử dụng nền đất lúc nào là tuỳ vào tình hình thực tế. Và việc khách hàng quyết định đầu tư vào dự án ở thời điểm nào của tiến trình trên thì cũng tuỳ thuộc vào đánh giá và mức độ kỳ vọng lợi nhuận kèm theo mức chịu đựng rủi ro có thể xảy ra mà khách hàng chấp nhận được.
Đất có sổ chưa hẳn đã an toàn !
Chi tiết Quy trình làm dự án bất động sản đất nền, khu đô thị từ A-Z
PHẦN 1: QUY TRÌNH LÀM DỰ ÁN ĐẤT NỀN (KHU ĐÔ THỊ)
BƯỚC 1: ĐẦU TIÊN LÀ PHẢI CÓ ĐẤT, MỘT KHU ĐẤT ĐỂ LÀM DỰ ÁN ĐẤT NỀN.
Với một dự án đất nền thường chủ đầu tư sẽ làm trên đất nông nghiệp (đất lúa, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất). Nếu khu vực đó có quá nhiều đất ở (hay còn gọi là đất thổ cư) thì sẽ ít người làm dự án, vì chi phí đền bù khá cao, sẽ không có lời.
Đất này chủ đầu tư có được thông qua nhiều hình thức.
1) Phổ biến nhất là trước đó họ đã mua, thu gom được một số các lô đất liền kề nhau, nếu may mắn (ít nhất 50-70%) sau đó xin chấp thuận chủ trương đầu tư.
2) Được nhà nước giao đất để làm dự án đất nền (khu dân cư)
3) Hoặc có thể thông qua hình thức đấu giá, có nghĩa là ở địa phương đó (ví dụ Long Thành – Đồng Nai) có một khu đất 49ha do địa phương đó khai thác. Nay muốn phát triển thành một dự án khu dân cư thì có thể cho một số công ty bất động sản nhảy vào làm, thông qua hình thức bán đấu giá.
Ví dụ thực tế: Ngày 23/8/2019 Công ty Bất động sản Hà An (công ty con của Đất Xanh) đã đấu giá thành công khu đất 92.2ha với mức giá 3.060 tỷ đồng tại xã Long Đức – Long Thành – Đồng Nai.
Ngay sau đó Tập đoàn Đất Xanh đã triển khai dự án khu đô thị GEM SKY WORLD và thu hút rất nhiều nhà đầu tư từ Tp.Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
BƯỚC 2: CÔNG TÁC ĐỀN BÙ KHÁ QUAN TRỌNG KHI LẬP DỰ ÁN ĐẤT NỀN
Đây có thể coi là bước quan trọng nhất và quyết định sự thành bại của một dự án đất nền trong quy trình làm một dự án bất động sản đất nền. Để giảm thiểu rủi ro thì chủ đầu tư phải thu gom được ít nhất 60-70% diện tích đất ở khu vực muốn làm dự án. Có rất nhiều dự án thất bại vì không đền bù được.
Sau khi đã có đất thì xin chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà nước sẽ làm công tác đền bù dùm, sẽ có ban bồi thường làm công tác thống kê, kê biên, định giá. Lúc này chủ đầu tư sẽ đưa tiền cho ban bồi thường để đền bù.
BƯỚC 3: XIN CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ.
Muốn làm 1 dự án thì phải xin phép chính quyền ở đây là UBND Quận, Huyện (đối với dự án lớn thì phải xin phép UBND Tỉnh, Thành Phố). Nếu khu vực đó phù hợp với quy hoạch của nhà nước, phù hợp để phát triển một khu dân cư thì sẽ có văn bản “đồng ý cho công ty ABC đầu tư phát triển dự án XYZ…”. Nếu anh chị muốn làm một dự án đất nền tại PM thì phải xin phép UBND Thị xã Phú Mỹ, đối với dự án lớn thì phải xin phép UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
BƯỚC 4: XIN CHẤP THUẬN PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG.
Ở bước này chủ đầu tư phải qua Sở Xây dựng – Quy hoạch kiến trúc xin chấp thuận “phương án đầu tư hạ tầng”. Có nghĩa là ở khu đất đó được làm khu dân cư, hay khu thương mại, mật độ xây dựng như thế nào, bao nhiêu đất được phân lô, bao nhiêu đất dành cho tiện ích trường học, chợ, bệnh viên, chiều cao bao nhiêu, điện nước, thoát nước như thế nào.
Khi có phương án đầu tư hạ tầng thì thuê công ty thiết kế mặt bằng, bao gồm: đường xá, tiện ích, điện, nước, cống thoát nước, đèn chiếu sáng,…
BƯỚC 5: QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT 1/500.
Sau đó qua UBND Quận, Huyện, nếu họ đồng ý với các phương án đầu tư hạ tầng ở trên thì sẽ “chấp thuận cho đầu tư hạ tầng” => Ra được quyết định 1/500.
Quy hoạch chi tiết 1/500 (đối với dự án quy mô lớn hơn 5ha) hoặc quy hoạch chi tiết mặt bằng 1/500 (đối với dự án quy mô nhỏ hơn 5ha)
Vậy quyết định 1/500 là gì? Cái này đi mua đất dự án khách hàng hay hỏi nhất, dự án đã có 1/500 hay chưa? Nôm na được hiểu là 1 văn bản được UBND Quận Huyện đồng ý cho phép chủ đầu tư làm dự án và đầu tư hạ tầng. Trong đó ghi rõ từng chi tiết về thông tin khu đất, ai là chủ đầu tư, vị trí nằm ở đâu, quy hoạch kiến trúc như thế nào, chia làm bao nhiêu block, chiều cao, khoảng lùi trước, lùi sau, đường xá,….
BƯỚC 6: XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Đối với dự án chúng ta hiểu rằng đây là Giấy phép xây dựng Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải và công trình khác.
BƯỚC 7: LÀM CƠ SỞ HẠ TẦNG
Sau khi có quyết định 1/500 chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạt chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực đó và cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, nước, hệ thống cống thoát nước, thu gom rác thải.
BƯỚC 8: NGHIỆM THU HẠ TẦNG
Đối với dự án đất nền: Việc nghiệm thu cơ sở hạ tầng bao gồm nghiệm thu về chất lượng, số lượng và vị trí là bắt buộc và phải theo đúng với quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt, đồng thời phải đo đạc, cắm mốc cụ thể về dự án. Việc nghiệm thu phải được cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi có dự án thực hiện, xác nhận và đóng dấu, mà không phải là chủ đầu tư tự thuê một đơn vị tư nhân đứng ra nghiệm thu và đóng dấu vào văn bản nghiệm thu.
Đối với nhà phố: Xong phần thô.
BƯỚC 9: ĐÓNG THUẾ, RA SỔ HỒNG TỪNG LÔ.
Trước khi ra sổ chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án bao gồm: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có).
Ở bước này chủ đầu tư phải nộp lại sổ hồng tổng của dự án (hoặc bao gồm rất nhiều cuốn sổ hồng khác nhau), tổng hợp lại sổ nào đã chuyển qua đất ở, sổ nào chưa chuyển qua đất ở để đóng thuế.
PHẦN 2: CHỦ ĐẦU TƯ ĐƯỢC PHÉP BÁN ĐẤT NỀN Ở BƯỚC NÀO.
Theo luật một dự án đất nền đủ điều kiện để bán, thì chủ đầu tư phải có đầy đủ các điều kiện pháp lý sau: (căn cứ Điều 194 Luật đất đai, Điều 41 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất đai; Điều 9 và Điều 55 Luật kinh doanh bất động sản).
Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án;
Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;
Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);
Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất; không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
Thật ra bán ở giai đoạn nào là tùy từng chủ đầu tư, lúc đó thì tùy vào cái hợp đồng như thế nào. Có nhiều chủ đầu tư mới đạt được thỏa thuận về đất là đã chạy rumor rồi, lúc này dự án chưa có gì thì làm hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hay trái phiếu này kia nọ. Còn muốn pháp lý chính thức thì phải có sổ hồng riêng, nhưng mà nó xa xôi lắm.
Thường các CĐT có thể chạy rumor khi có quy hoạch 1/500 nộp và gần được duyệt, kết hợp với đất đã mua xong. Lúc này sẽ là hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng hợp tác,… chứ không phải hợp đồng mua bán.
(Theo Nguyễn Hoành)
Có thể bạn nên biết: Có nên mua đất có trích lục nhưng chưa có sổ đỏ ?
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận