LỘ TRÌNH PHÁP LÝ ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT BẤT ĐỘNG SẢN DỰ ÁN

Lượt xem: 3528 ||| Lượt thích: 3

 

 

LỘ TRÌNH PHÁP LÝ ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT BẤT ĐỘNG SẢN DỰ ÁN

 

 

LỘ TRÌNH PHÁP LÝ ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT BẤT ĐỘNG SẢN DỰ ÁN

 

Theo thống kê, để hoàn chỉnh pháp lý của một Dự án bất động sản thì cần trải qua một danh sách dài dưới đây.

Mặc dù tùy vào loại Dự án, tình trạng Dự án thì có một số mục có thể không phải thực hiện. Ngoài ra, danh sách này cũng sẽ thay đổi tùy vào những thay đổi về luật, đôi khi là luật đó không liên quan trực tiếp gì đến các Luật về Bất động sản cả.

QUY TRÌNH PHÁP LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN NHÀ Ở

Danh sách này bao gồm:

1. Công nhận chủ đầu tư
2. Đăng ký đầu tư Dự án
3. Đền bù – giải tỏa – tái định cư
4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần gần nhất
5. Nhiệm vụ quy hoạch
6. Chứng chỉ quy hoạch (giấy phép quy hoạch)
7. Hê duyệt Quy hoạch tỉ lệ 1/500
8. Thỏa thuận Tổng mặt bằng & Phương án kiến trúc
9. Điều chỉnh quy hoạch
10. Công bố quy hoạch
11. Chấp thuận đầu tư
12. Phê duyệt Dự án đầu tư
13. Ký quỹ
14. Chuyển mục đích sử dụng đất
15. Giao đất
16. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Chủ đầu tư
17. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua.
18. Chuyển nhượng Dự án
19. Thỏa thuận đấu nối hạ tầng
20. Xin phép san lấp
21. Xin phép xây dựng hạ tầng
22. Nghiệm thu hạ tầng theo tiến dộ Dự án
23. Thẩm duyệt thiết kế cơ sở
24. Thẩm duyệt Thiết kế Thi công
25. Xin phép xây dựng
26. Thông báo khởi công
27. Nghiệm thu móng
28. Thông báo huy động vốn (xác nhận đủ điều kiện bán hàng)
29. Giải chấp ngân hàng (nếu có thế chấp)
30. Đăng ký hợp đồng mẫu
31. Lắp đặt và nghiệm thu PCCC
32. Nghiệm thu & Bàn giao công trình từ nhà thầu xây dựng cho Chủ đầu tư
33. Hoàn công
34. Bàn giao nhà cho người mua
35. Cấp số nhà
36. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu nhà ở

Đây là danh sách sơ bộ, có một số bước có thể không phải làm, có một số bước có thể phải làm thêm, và lưu ý rằng, với tính chất Dự án khác nhau thì các bước thực hiện thứ tự cũng khác nhau, và không phải lộ trình pháp lý là đi theo thứ tự như trên.

Lộ trình pháp lý cơ bản của dự án bất động sản

Thế nên, gần như không có Dự án nào Hoàn chỉnh pháp lý ngay từ ban đầu cả, mà chỉ có thể Lộ trình rõ ràng thôi. Pháp lý và thực tế bên ngoài Dự án có sự liên kết với nhau, thế nên những gì bạn thấy ngoài hiện trường và những nội dung pháp lý hoàn thành đi kèm sẽ quyết định rằng Lộ trình pháp lý có “ổn” hay không.

(Theo Quốc Trạng)

Duong Le

Cái này bác đang gom vào, theo em bác nên viết theo lộ trình của 1 dự án. Cái này nó bị lẫn lận giữa các bước. Các bạn trong này làm Sales, nhà đầu tư sẽ quan tâm có mấy bước: 1. Giai đoạn nào có thể bán hàng, hợp đồng loại gì, tính pháp lý của loại hợp đồng đó, điều luật nào cho phép chủ đầu tư thực hiện được điều đó, Rủi ro nào đến với khách hàng khi thực hiện bước đó -> để các nhà đầu tư, hay các bạn tư vấn có thể nắm và hiểu được cái mình cần ! Cảm ơn bác

Việt Dũng

Duong Le đúng rồi a anh. Trước sếp cũ của em chia sẻ có nhiều loại giấy tờ nhưng chỉ cần lưu ý tới.
1. Giấy phép xây dựng
2. 1/500
3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất
4.Chấp thuận đầu tư
5.Lắp đặt và nghiệm thu PCCC

Việt Dũng

Chi tiết quá anh ơi, A rút gọn trong 36 hạng mục này những mục nào quan trọng nhất

Quốc Trạng

Việt Dũng quan trọng nhất tất nhiên là cái sau cùng.

Quân Lê

Việt Dũng đã là luật thì phải đủ hết bạn ơi ????. Cái nào k cần là vì nó đã có r thôi.

Việt Dũng

Quân Lê nếu nói vậy dc bao nhiêu CDT có đầy đủ pháp lý hả ông. Khách hàng nhiều người người ta nắm rõ cuộc chơi và hiểu, người ta chịu chơi thì chơi thôi

Quân Lê

Việt Dũng Bạn hiểu nhầm vấn đề r, mục đích cuối cùng là để cđt ra đc cái tờ giấy sở hữu và giấy phép mở bán cuối cùng. Còn trong quá trình phát triển dự án, hạng mục nào bị thiếu thì là lỗi/ lỗ hổng của quản lý nhà nước/ hệ thống, là rủi ro của cđt, trừ trường hợp nó đã được cover trong 1 QĐ/ chủ trương lớn hơn. Tất nhiên là có nh trg hợp k đủ, nhưng ai chả thích tối thiểu rủi ro. Ở đây chưa nói gì đến nhà đầu tư cá nhân.

Duong Le

Theo em, có mấy loại giấy tờ mà các bác cần quan tâm nhất: 1. Giấy chứng nhận chủ trương đầu tư -> Mục đích: Xác nhận mảnh đất đó có chủ đầu tư với loại hình nào. -> Giai đoạn này chủ đầu tư có thể huy động góp vốn với hình thức vay vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư theo luật đầu tư -> nhiều bạn sales bán đất nền thường xuyên gặp loại này. 
2. Phê duyệt qui hoạch 1/500: Cái này để nói là mảnh đất này làm gì trên đó. Cái phê duyệt 1/500 cho biết chính xác mảnh đất của bạn ở vị trí nào trên lô đất. 
3. Đóng tiền sử dụng đất (hoàn thành nghĩa vụ tài chính sử dụng đất) -> có sổ đỏ tổng cho lô đất, 
4. Giấy phép xây dựng -> đủ điều kiện bán hàng.

 

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

[LIKE] Bài viết hay

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình Luận