Vành đai 4 là một loại bất động sản đặc biệt tại Hà Nội
Hà Nội hiện nay trong cái áo quá chật, đường vành đai 3 tắc suốt ngày đêm - Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng
Giai đoạn 2009-2012, Hà Nội tràn đầy sinh khí của một giai đoạn phát triển mới khi lần lượt giai đoạn I và II của tuyến vành đai 3 được thông xe. Khi đó, thành phố xác định đây là tuyến cao tốc trên cao, vừa phục vụ giao thông nội đô vừa phục vụ giao thông liên vùng. 7 tuyến cao tốc kết nối 4 hành lang kinh tế Bắc Bộ đều lấy Hà Nội làm tâm, hướng vào vành đai 3.
- Nhu cầu vận tải liên tỉnh từ các tỉnh phía nam đi phía bắc, phía tây và ngược lại quá cảnh qua Hà Nội chủ yếu đều thông qua tuyến này.
Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cá nhân và phát triển đô thị ồ ạt, đến nay vành đai 3 được nhận định đã trở thành tuyến đường đô thị đúng nghĩa.
Trong 6 năm lái xe tải chuyên tuyến Lào Cai - Ninh Bình, anh Phan Văn Tùng không có nhiều lựa chọn để đi từ cao tốc Pháp Vân lên cao tốc Nội Bài – Lào Cai, ngoài vành đai 3. Anh nói cánh tài xế phải lập một nhóm để trao đổi thông tin thường xuyên về tình hình “con đường đau khổ”. Những dòng tin tức: Tai nạn liên hoàn, vành đai 3 kẹt cứng hay “cầu kiên trì” (chỉ cầu Thanh Trì) đã tắc gần một tiếng, xuất hiện liên tục.
“Trăm con đường của thủ đô đều đổ về đây, thậm chí xe liên tỉnh không có nhu cầu vào nội thành cũng phải quá cảnh mà có quá ít lựa chọn thay thế”, tài xế Phan Văn Tùng nói.
Tại buổi tổng kết kế hoạch giải quyết ùn tắc giao thông tuyến vành đai 3 - cầu Thanh Trì vào cuối năm ngoái, chỉ huy Đội CSGT số 14, Phòng CSGT Công an Hà Nội cho hay lượng xe cộ trên vành đai 3 hiện cao gấp 8-10 lần so với thiết kế. Thống kê cho thấy có gần 125.000 lượt xe lưu thông mỗi ngày ở đường trên cao, trong khi đó thiết kế ban đầu của tuyến chỉ đáp ứng 15.000 xe/ngày đêm. Đặc biệt trong thời gian lễ, Tết, xe cộ tăng rất cao dẫn đến hạ tầng không thể đáp ứng nổi.
Theo ông Trí, thủ đô Hà Nội đang chịu áp lực rất lớn khi đảm nhiệm vai trò trung tâm của các luồng lưu thông toàn miền Bắc. Trong khi đó, hạ tầng thành phố lại thiếu đi những mảnh ghép có tính khung sườn. Vành đai 4 được nhận định sẽ “mở ra triển vọng tốt đẹp” khi nó xuất hiện đúng thời điểm Hà Nội cùng cả vùng đang cần thêm không gian và động lực phát triển mới.
“Ngay cả các địa phương ở vòng ngoài vành đai 4 như Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên… có thể tận dụng sẵn các tuyến đã có hoặc xây dựng thêm 1-2 con đường đấu nối vào là họ sẽ có thêm cả nghìn ha làm công nghiệp hoặc đô thị”, vị đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội nhận định.
Ngoài vai trò kết nối, GS Nguyễn Anh Trí cũng nêu quan điểm đường vành đai 4 sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, hình thành các chùm đô thị vệ tinh, giúp “hút” dân ra khỏi nội đô. Do vậy, ông nhấn mạnh cần coi con đường là một loại bất động sản đặc biệt của quốc gia. Bất động sản này sinh lời cho cả một miền đất nước, do vậy chất lượng công trình và tầm nhìn quy hoạch các tuyến kết nối cần đảm bảo cho ít nhất 100 năm tới.
Đồng quan điểm, TS Đào Huy Hoàng (Viện Khoa học và Công nghệ GTVT) cho rằng khi bắt tay vào làm vành đai 4, Hà Nội cần khắc phục hoàn toàn những bài học hiện tại của vành đai 3. Hai yếu tố được ông nhấn mạnh là: Bề mặt cầu trên tuyến không quá hẹp và các nút giao phải thiết kế khoa học.
(Theo Zing News)
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình luận