Cầu Bình Lợi với khung cảnh Sài Gòn xưa và nay

Lượt xem: 2956 ||| Lượt thích: 0

 

 

Cầu Bình Lợi với khung cảnh Sài Gòn xưa và nay

 

Cầu Bình Lợi và khung cảnh Sài Gòn và câu chuyện không phải ai cũng biết 

  • Ðúng là Sài Gòn trước năm 1960 chỉ có cây cầu Bình Lợi làm gạch nối giao thông giữa hai vùng đất Sài Gòn – Gia Ðịnh.

Cầu Sài Gòn tôi nhắc đến sinh sau đẻ muộn, khánh thành vào năm 1961 do Mỹ xây dựng khi kết nối con đường huyết mạch Sài Gòn – Biên Hoà được gọi là xa lộ Biên Hoà để phát triển khu công nghiệp và Tân Cảng nên nó có tên là cầu Tân Cảng. Thế nhưng người dân quen miệng thấy cầu bắc qua sông Sài Gòn nên gọi là cầu Sài Gòn cho tiện, mặc dù dưới chân cầu có một khu Tân Cảng quân sự cũng do Mỹ xây dựng cho Sài Gòn. Từ đây, Sài Gòn có hai cây cầu bắc qua sông Sài Gòn: cầu Bình Lợi cầu Sài Gòn.

Thuở nhỏ tôi vẫn nghe vài câu chuyện về cầu Bình Lợi. Những câu chuyện đó không vui, toàn là chuyện tự vẫn vì thất tình, mang nợ ba`i bạc hết đường cứu chữa. Lúc hiểu biết một chút, tôi tự hỏi tại sao người ta cứ phải ra cầu Bình Lợi nhảy xuống sông tìm Hà Bá mà không tìm một cây cầu khác. Chẳng lẽ Sài Gòn chỉ có mỗi cây cầu đó thôi sao. Sao không nhảy sông từ cầu Sài Gòn, chỗ khúc sông này rộng và nhiều vùng nước xoáy?

Tất nhiên là khi quẫn trí, người nhảy cầu tìm Hà Bá sống gần khu vực nào thì ra cây cầu gần đó cho tiện. Những chuyện nhảy cầu Bình Lợi thì có từ rất lâu, thuở vùng phụ cận Sài Gòn được người Pháp xây chiếc cầu sắt bắc qua sông Sài Gòn để thực hiện dự án đường sắt nối liền các tỉnh miền Trung. Báo cáo của toàn quyền Ðông Dương Paul Doumer đề ngày 22-3-1897 về chương trình hoạt động của tân toàn quyền Ðông Dương nhấn mạnh đến việc xây dựng một hệ thống đường sắt: “Cần mang lại cho Ðông Dương một công cụ lớn về kinh tế, đường sắt, cầu, cảng phục vụ cho việc khai khẩn thuộc địa”.

Cầu Bình Lợi là cầu đường sắt kết hợp đường bộ đầu tiên nối liền Sài Gòn đi miền Trung và miền Tây (đến Mỹ Tho) được hãng Levalllois Perret lãnh thầu, dài 276m gồm 6 nhịp, lòng cầu lót ván gỗ dày. Mỗi khi xe lửa qua cầu, xe cơ giới đều bị chặn lại ở hai đầu cầu. Khi được lưu thông, thì một bên dừng một bên chạy

Cầu có đường hành lang cho khách bộ hành. Ðặc biệt, cầu xe lửa này có một nhịp dầm quay bằng hệ thống bánh răng đưa dầm cầu thẳng lên 90 độ. Nhịp quay nằm ở mé Thủ Ðức do lòng sông sâu để tàu bè chở hàng có thể qua lại

Cầu Bình Lợi được khánh thành năm 1902, 6 nhịp của thành cầu thiết kế theo hình cánh cung. Hai mố cầu đúc bê tông bao đá hộc to bằng cái thúng rất chắc chắn. Trẻ con sống gần đó thường ra mố cầu làm bãi tắm sông. Là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Sài Gòn phía Ðồng Ông Cộ nên những vụ tự vẫn, nhảy cầu đều xuất phát tại đây. Từ khi sòng bài Ðại Thế Giới và Kim Chung hoạt động, thu hút dân mê phát tài lao vào đỏ đen, nợ nần tứ giăng, muốn thoát nợ thì ra cầu Bình Lợi. Do đó, báo chí thỉnh thoảng vài ba tháng đưa tin “Mang nợ nhảy cầu Bình Lợi”. Lâu dần cây cầu này trở thành cái huông, điểm hẹn cho người muốn chầu thuỷ cung. Rồi trở thành câu nói cửa miệng bông đùa khi không giải quyết được vấn đề nan giải nào đó. Ði nhảy cầu Bình Lợi cho rồi!

(Theo Chợ Đất sưu tầm)

 

Võ Lê Đông Thạnh 

Xưa ông bà ai có đất ở đây thì giờ 90% giàu nức tiếng.

Thoại Đỗ

Võ Lê Đông Thạnh chẳng ai nghĩ vậy bố mẹ kể ngày xưa cho còn không thèm lấy, có người đi mỹ bán như cho cũng ko mua hồi đấy mà mua thì... =]]]]

Christ Tom

Võ Lê Đông Thạnh đất thủ thiêm đồ đó giải toả đó rồi ra vùng ven ở giàu ko

Lu Kha

RỪNG LÁ THẤP của NS Trần Thiện Thanh đã tái hiện (ảnh năm 1965).

Phuong Le

cầu mong quay lại bình yên của năm 1965 !

Ân Đỗ

Nhìn bầu trời khác quá

Gas Bảo Đạt

Có thời gian ở trọ khu này. muỗi nhiều vô số kể.

Nguyễn Hải Hà

Hồi đại học lúc về rất thích đi cầu này..

Trung Tran

Nỗi sợ nhất là mỗi khi lên cầu bình lợi sắt

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

 

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình luận

Thông tin bất động sản khác