GIÁ ĐẤT TĂNG VÀ HỆ LỤY KÉO THEO
Mindmap được thực hiện dựa trên bài viết của
Luật sư Đỗ Thanh Lâm
Nguồn Mr Đinh Thành
Giá nhà đất tăng và hệ lụy
Vì sao nhà nước Việt Nam chưa đánh thuế tài sản đối với bất động sản như nhiều nước và chưa siết chặt đối với BĐS ? Có hai lý do chính:
Một là nguồn thu từ thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê BĐS vẫn là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước hiện nay, khi mà ngân sách nhà nước thiếu trước hụt sau.
Hai là chính các nhóm lợi ích và các công ty sân sau, cán bộ, người thân cán bộ là những người đang sở hữu nhiều BĐS và đầu tư BĐS. Đã từng có đề xuất đánh thuế tài sản cho BĐS nhưng rồi cũng chỉ là đề xuất. Nếu không bị đánh thuế, trong những năm tới giá nhà đất sẽ tiếp tục tăng. Đầu tư BĐS vẫn ok.
Khi giá đất tăng thì các nguồn lực trong xã hội tiếp tục được đổ vào BĐS. Tập đoàn Hòa Phát, cà phê Trung Nguyên, nước Tân Hiệp Phát ...là những ví dụ về doanh nghiệp lấn qua BĐS. Đối với cá nhân, nhiều người cũng đang và tiếp tuc chuyển sang đầu tư, môi giới...
Tuy vậy, giá nhà đất ngày càng tăng có nhiều hệ lụy. Đó là lúc nhiều quả núi cánh rừng vùng biển mất đi nhường chỗ cho nhà ở, đường xá, khu du lịch mọc lên. Cơ hội sở hữu nhà đất của người thu nhập thấp càng xa vời. Giá thuê nhà ở, mặt bằng, nhà xưởng...của người dân và doanh nghiệp ngày càng tăng, kéo theo chi phí hàng hóa tăng cao và rủi ro kinh doanh lớn nếu thu không đủ hoặc khi có biến động. Đợt dịch vừa rồi là ví dụ. Các tranh chấp nhà đất, gia đình tranh chấp vì đất đai, cưỡng chế thu hồi đất...cũng gia tăng.
Nhưng có một hệ quả âm thầm nhưng tác động không nhỏ đó là những người làm những công việc cơ bản trong xã hội, làm công ăn lương, làm ra các sản phẩm...sẽ khó sống hơn và ít được coi trọng hơn, khi mà lương, thu nhập của họ không tăng.
Những câu chuyện như 5 năm trước ba mẹ bán đất cho con đi học, 5 năm sau con ra làm lương 5 tr, lô đất trước kia giờ giá tăng 10 lần. Hay đi học đi làm cả năm trời không bằng thằng bạn ở nhà buôn một lô đất...chính là phản ánh tình trạng như vậy.
Khi xã hội đánh giá con người và vấn đề bằng tiền bạc và kiếm tiền. Khi những bác sĩ, kỹ sư, công nhân,...sống chật vật với nghề là lúc họ không còn chú tâm với nghề hoặc chuyển sang nghề khác kiếm tiền nhanh hơn, thậm chí bất chấp lương tâm để kiếm tiền. Trong khi đó là những nghề, con người cơ bản, là nền tảng và tạo ra sản phẩm, giá trị cho xã hội. Đó cũng là lúc cái móng của nền kinh tế, xã hội, con người không có sự chắc chắn, bất ổn định. Và khi đó phản ánh chính sách, vai trò của nhà nước của một quốc gia sẽ thể hiện như thế nào.
(Theo Luật sư Đỗ Thanh Lâm)
Tokuda
Tăng hay giảm thì cũng ngồi ngoài thu tiền xâu , lâu lâu ngồi ngoài xem rồi nhảy vào bảo sai này sai kia, rồi mua không đồng hoặc tịch thu... gần như chẳng ảnh hưởng gì hiểu không mấy anh liều.
Đăng Luận
Hệ lụy to nhất là ông bán vé số bà ve chai bỏ nghề đi làm cò đất. Chính phủ phù phép cho vùng ven cho nơi thâm cùng vực sâu có cơ hội phất nhanh.Một bài toán thực tiễn,PR ko tốn kém + đi đôi lời hứa.TUYỆT !
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận