Chết trên đống tài sản liệu có xảy ra ở Việt Nam ?!
Câu chuyện "chết trên đóng tài sản" có xẩy ra ở Việt Nam không?
Hiện nay nhiều bài báo về tài chính đang đề cập về vấn đề này, nhưng thực tế đúng ở một góc độ nào đó, hoặc đối với những người đang dùng đòn bẫy tài chính quá lớn, nhưng để nói toàn bộ thì chưa phù hợp. Và vô tình làm cho nhiều người hoang mang với các dự báo "BĐS đóng băng" hay những ai mua BĐS thì sẽ "chết trên đống tài sản".
Về mặt lý thuyết có thể xẩy ra đối với các nước tư bản phương tây, nhưng đối với Việt Nam lúc này thì chưa hoàn toàn đúng như thế, bởi bản chất của 02 nền kinh tế là khác nhau; nền kinh tế tư bản phương tây là "nền Kinh Tế Vay Nợ" còn nền kinh tế Việt Nam là "nền Kinh tế Tích Luỹ" bởi đa số người dân tư bản phương tây vay tiền để tiêu rồi lại đi làm để trả nợ, chứ ko tích cóp tiền bạc như dân Việt Nam, với cách của dân ta là tích lũy truyền kiếp, ông bà tích cóp cho con, rồi con để cho cháu, nó mang tính truyền đời, di chúc truyền kiếp ...
Khi lạm phát đồng tiền mất giá thì mua bất động sản sẽ là cách tối ưu để gia tăng tài sản, theo đó giá BĐS sẽ tăng liên tục là điều khó tránh khỏi, nơi đồn trú dòng tiền an toàn, điều này đúng với cả Tay và Ta không ngoại lệ, đó là xem xét trên trên góc độ đồn trú, mua vào;
Nhưng khi nói đến góc độ bán BĐS lại là việc khác nhau nha, tại sao?
1 - Đối với các nước phương Tây người dân gần như rất ít dùng tiền mặt hay tích trữ vàng,
Nên khi muốn mua BĐS thì phải đi vay ngân hàng, khi BĐS tăng giá thì người mua BĐS lại phải nhờ ngân hàng thẩm định hồ sơ tín dụng, thẩm định tín dụng trên cơ sở thu nhập người vay, nếu thu nhập không đủ trả nợ thì muốn mua BĐS cũng không được ngân hàng nào xét duyệt.
Kể cả trong trường hợp người bán giảm giá 10%, thì người mua cũng không thể được xét duyệt hồ sơ vay, vậy thì cũng chịu thua, để dễ hiểu thì kiểu như giá nhà thì tăng 02 lần (x2), nhưng thu nhập chỉ tăng có 10% thì làm sao đủ khả năng vay mua được nhà.
Thêm đối tượng đầu cơ là những nhóm làm ăn không chứng minh được dòng tiền do làm ăn trốn thuế, phi pháp có tiền cũng không dám mua BĐS vì không thể chứng minh nguồn tiền.
Và đó là câu chuyện "chết trên đống tài sản", giá BĐS có tăng liên tục đi nữa nhưng không phải lúc nào cũng có thể bán được nó, đồng nghĩa giá tăng nhưng tính thanh khoản không có, hoặc rất hạn chế đối tượng mua, chỉ có nhóm đối tượng nhu cầu ở thực là nhóm có thể mua được nhà, và được ưu đãi mua nhà.
2- Ở Việt Nam thì tiền và vàng trong dân nhiều.
Theo như số liệu của Ông Alatabani - chuyên gia trưởng thị trường tài chính Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, nền kinh tế Việt Nam có tỷ lệ tích lũy trong dân cao, tới khoảng 60 tỷ USD (nêu trên trang vov. vn mục kinh tế ngày 22.8.2018)
Hay theo số liệu thống kê của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), lượng vàng dự trữ trong dân tại Việt Nam đã đạt 1.000 tấn vào cuối năm 2009 với tổng trị giá hơn 40 tỉ USD. Điều này đưa Việt Nam trở thành thị trường vàng lớn thứ 5 thế giới. Tất nhiên, còn phải xem lại tính chính xác của số liệu trên, nhưng dù lượng vàng nắm giữ hiện nay là 800 tấn hay 1.000 tấn, nếu quy ra bằng tiền đồng hay USD, đó là con số vô cùng lớn (nêu tại báo Công Thương, thuộc Bộ Công thương năm 2010 trên trang Congthuong. vn mục tài chính ngày 12.11.2010)
Việc này cũng đã được đề cập và thấy được đưa ra tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 chiều ngày 12/10/2021 "Nguồn tiền trong dân còn rất lớn, nhưng làm sao để người dân yên tâm lấy tiền ra đầu tư kinh doanh, thay vì “đổ” vào nhà cửa, đất đai, vàng bạc, gửi tiết kiệm… là vấn đề lớn, rất trăn trở"
Tại lúc này thị trường bất động sản diễn ra theo quy luật của thị trường cung cầu, khi BĐS tăng giá thì:
Nhóm 01 là người dân, nhà đầu tư cá nhân có thể bán vàng tích trữ, vay mượn tiền mặt của gia đình, hay rút tiết kiệm đang gửi ngân hàng, kể cả chốt lãi chứng khoán, và không ngoại trừ dùng đòn bẫy tài chính (đi vay dễ vì ngân hàng đang thẩm định vay trên cơ sở tài sản là BĐS, thị trường lên BĐS được định giá tăng lên, tăng hạn mức vay) để đầu tư mua BĐS kiếm lời lướt sóng, tích trữ, để dành...
Nhóm 2, nhóm tổ chức đầu cơ (nhóm này gần như chỉ biết với cái tên chứ chẳng rõ mặt mũi, hay ai là ai cả, và mình cũng cũng hiểu có thể là nhóm dấu mặt vô hình), nhóm này có thể dùng từ rất nhiều nguồn tiền không minh bạch để mua đất, để đầu cơ và được xem là kênh đồn trú tài sản, kinh doanh hợp thức hóa dòng tiền, bởi ở Việt Nam chúng ta hiện nay, khi mua BĐS lúc này chưa bắt chứng minh nguồn tiền mặc dù quy định có quy định về luật phòng chóng tham nhũng, luật chóng rửa tiền ... nhưng về mặt quản lý dòng tiền còn nhiều vấn đề a b c (mình không bàn sâu về việc này).
Từ 2 nhóm trên thị thì trường BĐS của chúng ta dễ thấy là đang đi theo quy luật thị trường, có cung thì có cầu, thị trường là do các nhóm liên quan tác động, nhà nước đang dùng cơ chế chính sách để điều tiết để quản lý.
Từ các góc nhìn ở trên thì BĐS sẽ luôn tăng giá, đến khi Nhà nước có các công cụ quản lý như thông tin cá nhân về công việc, về kinh doanh, về giá trị tài sản đang nắm giữ, chứng minh được nguồn góc số dư, có hệ thống chung kết nối tất tần tật của một cá nhân, từ đó quản lý thuế, đánh thuế, điều tiết thị trường bằng các chính sách trên cơ sở dữ liệu người dùng, lúc đó sẽ có nhiều sự thay đổi về thị trường bất động sản.
Đến lúc đó 1000 tấn vàng hay 60 tỷ USD chạy đi đâu, đang nằm chỗ nào điều biết hết thì lúc đó sẽ điều tiết được những khoản đó, có thể ngăn chặn tránh đầu cơ, uốn nắn vào đúng mục đích mong muốn. Còn hiện nay chết trên đóng tài sản thì không xẩy ra nổi đâu.
Kể cả như ngay lúc này, Chính phủ đang điều tiết tín dụng hạn chế cho vay BĐS cũng là tạm thời, nhằm tránh việc tăng giá sốt ảo, cắt cơn cục bộ tại thời điểm nhất định, nhưng việc tăng giá sau thời gian này cũng khó tránh khỏi áp lực, bởi những gói kích cầu hỗ trợ kinh tế, trượt giá, lạm phát, và tâm lý chung, từ nay đến 2024 vẫn không tránh khỏi áp lực tăng giá BĐS.
Cre: Đất Xanhbmt! Một góc nhìn cá nhân, đồng quan điểm với bác Lucky một người có nhiều góc nhìn ngách, khá thực dụng nhưng rất thực tế, chỉ là một góc nhìn, hy vọng sẽ có nhiều chia sẽ cá nhân về những góc nhìn khác.
(Theo Đất Xanhbmt)
Chiến sự nổ ra ở Ukraine đã khiến các nước phương Tây có hành động chống lại Nga, bao gồm cả việc nhắm vào các đồng minh của Tổng thống Putin, những doanh nhân giàu có nhất nước Nga.
Một trợ lý riêng của một số nhà tài phiệt Nga bị trừng phạt cho biết đã chứng kiến người đàn ông này rơi nước mắt vì tài sản của họ bị đóng băng, theo Mirror. “Tôi đã phải chịu đựng việc nghe họ khóc vì không thể lên máy bay riêng, đặt kỳ nghỉ hoặc thậm chí cả đi Uber nữa”, người trợ lý giấu tên cho biết. Người này làm việc cho các nhà tài phiệt sống trong St George's Estate, ở Vương quốc Anh.
Theo The Mirror, đây là khu vực có rào chắn với một phần ba cư dân là người Nga. Nó cũng được coi là một trong những địa chỉ dân cư tư nhân độc nhất bên ngoài London, theo Garrington South, công ty tìm kiếm bất động sản.
Báo cáo của Mirror cho biết thêm rằng một số nhà tài phiệt đã phải yêu cầu nhân viên trả tiền taxi cho họ vì tài khoản liên kết với Uber đã bị đóng. Người trợ lý nói: “Thật khó để có được bất kỳ sự cảm thông nào. Dường như sẽ không có vấn đề gì với họ khi nhiều người chết ở Ukraine”. Người trợ lý cũng chia sẻ thêm rằng một người vợ của nhà tài phiệt đã gục khóc khi các phụ kiện điện đặt riêng cho dinh thự trị giá 13 triệu USD của cô bị phong tỏa.
Các biện pháp trừng phạt cũng nhắm vào gia đình của các nhà tài phiệt, chẳng hạn như trường hợp của Gennady Timchenko, vợ và con gái của ông cũng bị ảnh hưởng. Gennady Timchenko, một thân tín của Tổng thống Putin đã thành lập công ty đầu tư tư nhân Volga Group, công ty gần đây đã bị trừng phạt. Vị tỷ phú có cổ phần trong nhiều doanh nghiệp của Nga, bao gồm cả công ty khí đốt tư nhân lớn nhất nước này – Novatek.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, vợ và hai con gái của Timchenko là mục tiêu của các lệnh trừng phạt. Con gái của Timchenko, Ksenia Frank, nằm trong hội đồng quản trị của Transoil, một trong những công ty của cha cô, và có quốc tịch Phần Lan, theo Bloomberg. Con gái thứ 2 là Natalya Browning, người mang quốc tịch Anh cũng nằm trong danh sách trừng phạt.
Vợ của ông Timchenko, người sáng lập Quỹ gia đình Timchenko có quốc tịch Phần Lan cũng bị trừng phạt. Tuy nhiên, con trai của Timchenko không bị trừng phạt. Gia đình Timchenko bị trừng phạt cùng với hơn 400 cá nhân và thực thể đã được Mỹ xác định là “cung cấp nhiên liệu cho cỗ máy chiến tranh của Putin”. Ngoài ra, chiếc du thuyền mang tên Lena dài 40 m của ông Timchenko cũng bị chính quyền Italy phong tỏa.
Nói chung về các gia đình tài phiệt, người trợ lý nói trên cho biết các lệnh trừng phạt đang bắt đầu ảnh hưởng đến lối sống xa hoa của họ. Giờ đây tất cả đã thay đổi và họ buộc phải thích nghi với vị trí mới trên thế giới.
(Theo CafeBiz)
Nhất Huy
Sau cơn sốt 2007-2008 BDS đóng băng, báo chí cũng đăng "nhìu nhà đầu tư ôm đất chết trên đống tài sản". Cũng ngồi trên mấy cục tài sản, nhưng bằng tiền nhàn rỗi và tự tin những vị trí này tương lai ko dễ gì rớ tới (1 mảnh ngay UBND Q2 trước mua 20tr/m2, 1 mảnh hiện liền kề Global trước mua 6.5tr/m2) nên kệ bà quăng đó, nay sau 15 năm mấy cục tài sản tăng cái ít nhất 10 lần (tức 1000%, có cái tăng 2000%: mảnh ngay UB Q2 giờ 200tr/m2, mảnh ngay Global giờ 130tr/m2).
BDS là kênh đầu tư lâu dài đảm bảo hiệu quả 100% đối với những người có tiền nhàn rỗi nhưng ít năng động, còn đầu tư lướt sóng và dùng đòn bẩy tài chính thì "chết trên đống tài sản" cũng ko phải ít.
Jenny Nguyen
Thị trường số đông hành động là câu trả lời chuẩn xác nhất. Ko cần phải phân tích chứng minh nhiều.
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận