Những điều cần lưu ý khi góp tiền mua nhà cùng người thân hay bạn bè
Bạn đang có ý định muốn góp tiền mua một ngôi nhà với một người thân của mình. Bạn đang phân vân liệu hai người có đứng tên trên giấy tờ nhà được không. Và khi góp tiền mua nhà thì gặp những rắc rối như thế nào, cần lưu ý điều gì?
- Nhiều người góp tiền mua nhà, ai sẽ là người đứng tên chính trên giấy tờ nhà?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai thì:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.
Như vậy, pháp luật có ghi nhận trường hợp sở hữu chung đối với tài sản là đất đai, nhà ở. Bạn hoàn toàn có quyền đứng tên chung hợp đồng mua bán. Và cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, khi cùng nhau sở hữu, mọi việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt căn hộ đều phải được sự đồng ý của cả 2 người.
Nếu không thể thống nhất được, 2 người bắt buộc phải khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết, phân chia tài sản này.
- Vậy phải lưu ý gì khi góp tiền mua nhà cùng người thân?
Chỉ nên góp tiền mua nhà với những người mà bạn cho là thân nhất.
Chẳng hạn như: Anh/Chị/Em ruột, Ba/Mẹ, Vợ/Chồng hoặc một người bạn rất thân.
Những người góp tiền chung nên có số tiền đóng góp ngang nhau. Bao nhiêu người thì chia ra bấy nhiêu phần tương đương nhau. Tránh gây rắc rối sau này.
Khi lên kế hoạch góp tiền mua nhà, tất cả những ai góp vô nên để tên trên giấy tờ nhà đất. Tránh một người đứng tên sổ, dễ phát sinh vấn đề khi bán nhà.
Chú ý phần diện tích nhà sau khi mua. Phải lên kế hoạch phân chia cụ thể và công bằng. Tránh người được ít, người được nhiều khi mà số tiền đóng góp ngang nhau.
Khi muốn sửa chữa hay cải tạo lại nhà, cần phải hỏi ý kiến của tất cả những người đồng sở hữu ngôi nhà. Nhất quyết không nên tự mình đưa ra quyết định.
Nếu có ý định dành phần diện tích của mình được hưởng cho mục đích thuê nhà. Hãy đảm bảo việc này không làm ảnh hưởng lên những người đồng sở hữu ngôi nhà.
Hạn chế việc cầm cố sổ đỏ (giấy tờ nhà) cho mục đích vay vốn ngân hàng.
Nếu về sau có ý định bán nhà, phần tiền thu về nên rõ ràng. Và chia ra công bằng sao cho các bên đều thỏa mãn. Tránh gây sứt mẽ tình cảm bạn bè, gia đình.
Nếu có điều kiện, hãy tự mình mua nhà và đứng tên duy nhất trên giấy tờ nhà. Hạn chế việc góp tiền với người khác.
___________
(Theo Đào Nguyễn)
Tham khảo thêm: Mua nhà ở thứ cấp hay dự án mới mở bán sơ cấp ?!
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận