Chuyện xưa Vì sao thành Thăng Long bị phá ?!

Lượt xem: 4771 ||| Lượt thích: 2

 

 

 

 

Chuyện xưa Vì sao thành Thăng Long bị phá ?!

VÌ SAO THÀNH THĂNG LONG BỊ PHÁ?

Thành Thăng Long được xây dựng từ thời nhà Lý trên nền cũ thành Đại La. Trong suốt triều Trần, thành không có nhiều thay đổi nhưng đến triều Lê thành được mở mang, xây thêm một số công trình. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, năm 1802, Gia Long lên ngôi và chuyển kinh đô vào Huế. 

1 – Gia Long

Khi Huế trở thành kinh đô thì nhà Nguyễn hạ cấp Thăng Long là Bắc thành. Dù tên gọi không thay đổi nhưng chữ “Long” với nghĩa là rồng bị chuyển thành chữ “Long” với nghĩa là thịnh vượng.
Vua Gia Long cũng xây lại thành mới vì Bắc thành không thể to hơn kinh đô Huế. Sách Đại Nam thực lục chính biên chép: “Năm Gia Long thứ 4 (1805) cho xây lại thành Thăng Long ở ngay vị trí cũ, kích thước thu hẹp lại hơn trước. Thành hình vuông vắn chu vi đo được là 1.285 trượng 6 thước 5 tấc, nghĩa là mỗi cạnh hơn 1 cây số. Tường thành cao 5 m, xung quanh có hào rộng 20 m, sâu 5 m. Thành có 5 cửa, riêng phía nam có 2 cửa, trên cửa có gác canh gọi là thú lâu. Trên thú lâu có lính trực canh suốt ngày đêm. Tại các góc thành đều có tháp bảo vệ xây lồi ra. Từ ngoài vào trong thành phải qua 2 lần cầu trên 2 tuyến hào”.

Trung tâm thành vẫn là điện Kính Thiên, phía sau điện Kính Thiên là Hành cung nơi dành cho vua ở mỗi khi tuần giá Bắc Hà. Phía đông thành là dinh Tổng trấn sau là Tổng đốc rồi Tuần phủ.

2 – Minh Mạng

Đời vua Minh Mạng đã đổi Bắc thành thành tỉnh Hà Nội. Năm 1835, Minh Mạng cho hạ thấp tường thành xuống 1 thước 8 tấc (tương đương 3,7 m) cho bịt 2 cửa Tây và Nam, từ đây thành được gọi là thành Hà Nội. Cũng trong năm này, Minh Mạng cho san bằng thành Gia Định (TP HCM ngày nay).

3 – Tự Đức

Năm Tự Đức thứ nhất (1848), vua ra lệnh phá dỡ các cung điện xây từ thời nhà Lê lấy đồ gỗ, đá chạm trổ đưa về Huế để trang trí nên chỉ còn lại đôi rồng đá trước điện Kính Thiên. Thời vua Tự Đức, trong cấm thành chỉ còn 3.000 quân cùng gia đình của họ khiến cấm thành như một thị trấn riêng biệt.

4 – Thời Pháp đô hộ

Sau khi chiếm Nam kỳ, thực dân Pháp mưu tính chiếm Bắc kỳ. Năm 1873 Pháp cho quân đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, dù có rất đông binh lính nhưng thành bị thất thủ vì vũ khí lạc hậu, vì quan điểm chủ hòa của nhà Nguyễn chi phối nên thành nhanh chóng rơi vào tay quân Pháp.
Sau khi hòa đàm với những điều kiện do Pháp đưa ra, họ trả lại thành cho nhà Nguyễn. Năm 1882, Pháp đánh thành lần thứ hai. Dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu quân lính chống đỡ quyết liệt nhưng bị thất thủ, Hoàng Diệu đã tuẫn tiết.

Chiếm được thành, chỉ huy quân Pháp là Henri Rivière sai phá các cửa thành, bạt thấp một số đoạn tường, điện Kính Thiên bị sửa làm lô cốt. Ban đêm nghĩa quân các vùng lân cận mang quân quấy rối trong thành nên lính phải chui vào lô cốt cố thủ. Các quan tỉnh Hà Nội phải ra hết bên ngoài.
Cửa Đoan Môn bị sửa chữa làm nơi ở cho lính. Cột cờ xây năm 1812 được làm thêm mái che mưa che nắng, bên trong nuôi chim bồ câu đưa thư cho bộ phận thông tin của quân Pháp. Khi Pháp tiến hành bình định các tỉnh phía bắc, lính bị thương nhiều nên quân đội Pháp cho làm bệnh viện ở góc thành phía tây. Năm 1887, Hành cung Kính Thiên bị phá để xây tòa nhà hai tầng làm sở chỉ huy pháo binh. Trong thời kỳ Pháp đóng quân trong thành, thành hoang tàn và bị phá nát.

Ngày 23/7/1893, hội đồng TP.Hà Nội họp và đi đến quyết định phá bỏ 4 bức tường thành Hà Nội. Sau đó, Toàn quyền Đông Dương Lanessan (1891 – 1894) đại diện cho chính phủ Pháp ký hợp đồng phá dỡ tường thành với đại diện nhà thầu là Auguste Bazin. Trong hợp đồng có điều khoản: “Chính phủ bảo hộ ở Đông Dương trả công cho nhà thầu 60.000 đồng và sau khi công việc hoàn thành nhà thầu được hưởng 90 ha đất trong khu vực thành”.

Ngay sau khi hợp đồng ký kết báo Người Bắc kỳ độc lập (L’Indépendance Tonkinoise) viết: “Lý do phá thành không rõ ràng, không phải để lấy đất phát triển thành phố vì quỹ đất Hà Nội dồi dào, cũng không phải vì mục đích quân sự”. Vì thế người Pháp sống ở Hà Nội và những người Hà Nội theo sát thời cuộc cho rằng việc phá thành là cuộc làm ăn chia chác giữa nhóm người có quyền và một vài nhà tư bản.

(Theo Hữu Hoàng)

Vũ Hậu

Nhà Nguyễn năm xưa sau khi hạ đc Tây Sơn thì làm gì dám đóng đô nơi kinh kỳ, vì còn sợ dân Bắc thành chẳng theo, còn theo nhà Tây Sơn là nhiều nên đâm ra cũng sợ bị lật đổ nên chỉ dám đóng đô nơi Phú Xuân mà thôi :)) 
Quang Trung mà k mất sớm thì nhà Nguyễn đúng còn cái nịt :))

Thường Dân

Khi muốn xây hoàng cung Huế nhà Nguyễn phá kinh đô cũ ! Rõ ràng là cách nhìn thiển cận , nhỏ vặt . Triều Nguyễn là nguyên nhân của cả quá trình phá hoại thành Thăng Long . Tên tội đồ phá hoại lịch sử . Nếu các vua Nguyễn có cái nhìn rộng hơn thì bất cứ đâu cũng là công trình văn hóa quốc gia . Đất nước này đã phải chứa chấp những kẻ ngu xuẩn nhỏ mọn , ích kỉ , vô văn hóa làm vua ! Trời ơi ! Vậy mà những " lứa sau " này của tộc Nguyễn Ánh lại muốn bắt dân tôn vinh Nguyễ Ánh ! Thật là nực cười !!!

Tôi đề nghị nhà nước , Quốc hôi nên có nghị quyết lấy lại tên thủ đô văn hiến là THÀNH THĂNG LONG 

Trường Sa trong tôi

Lại biết thêm ngoài tội “bán nước cầu vinh”, “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về giày mả tổ” lại còn phá di tích lịch sử nữa à!

Trung Thanh Lâm

Mình nghĩ việc nhà Nguyễn phá dỡ kinh thành và đem vật liệu vào Huế nên có dẫn chứng cụ thể , vì nghe có vẻ khá vô lí khi tính đến công sức vận chuyển và đường xá xa xôi

 

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

[LIKE] Bài viết hay

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình Luận

Tư vấn bất động sản khác