Thị trưởng bất động sản chột dạ khi tín dụng cho vay BĐS bị siết chặt

Lượt xem: 1594 ||| Lượt thích: 0

 

 

Thị trưởng bất động sản chột dạ khi tín dụng cho vay BĐS bị siết chặt

(Bài viết chia sẻ quan điểm góc nhìn cá nhân của tác giả Lê Quốc Kiên)

THỊ TRƯỜNG "CHỘT BỤNG" KHI TÍN DỤNG CHO VAY BĐS BỊ "SIẾT CỔ"

Thời gian gần đây, một số ngân hàng bắt đầu siết cho vay BĐS để rà soát lại công nợ, đánh giá rủi ro, cũng như một phần hạn chế cho đối tượng nhà đầu tư cá nhân vay đầu cơ BĐS, gom đất... để tránh tình trạng thổi giá, nóng giá bất động sản. Tuy nhiên, không có chuyện tất cả các ngân hàng dừng cho vay kinh doanh BĐS, hay mua nhà. Các ngân hàng vẫn đang cho vay cả với nhà phát triển dự án bất động sản lẫn người vay mua nhà.

Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu :

 

1. Các loại hình vay đầu tư bất động sản

Vay đầu tư bất động sản hoặc có liên quan đến bất động sản phổ biến ở 3 hình thức: Vay mua đất, vay mua nhà, vay để sửa chữa/xây nhà, trong đó vay mua đất có tính chất đầu cơ cao nhất vì tỷ trọng những miếng đất được đưa vào sử dụng cuối (xây nhà ở, làm nhà xưởng, kho bãi,...) cực thấp so với tổng số đất được mua. Chỉ cần đơn giản vào bất kỳ dự án đất nền nào đã được phân lô trong 5 năm gần nhất sẽ dễ dàng thấy ngay được tỷ trọng "đất được sử dụng" với "đất để trống".

Vay mua nhà (cả nhà dân và nhà trong dự án) cũng có yếu tố đầu cơ chờ tăng giá bán kiếm lời chứ không phải ai cũng mua để ở, kinh doanh cho thuê, hay tạo giá trị gia tăng (sửa chữa, cải tạo, làm mới). Tuy nhiên, chắc chắn yếu tố đầu cơ sẽ ít hơn nhiều đất nền, vì căn nhà có nhu cầu "sử dụng cuối" để ở, khai thác kinh doanh cao hơn nhiều, qua đó tính thanh khoản cũng tốt hơn nhiều đất nền.

Mặt khác, những người đầu tư nhà phố tiềm lực tài chính cũng mạnh hơn nhiều những người F1 mua đất tỉnh đã được phân lô. Ví dụ với nguồn vốn 1-2 tỷ thì không thể đầu tư được nhà phố, phân khúc mà dưới 3 tỷ khó có thể đầu tư được ở quận huyện vùng ven - dưới 5 tỷ thì không thể đầu tư được ở quận cấp 2 - dưới 10 tỷ khó đụng đến quận trung tâm, nên bắt buộc họ phải dời ra xa để mua đất nền nhỏ sau khi đã được phân lô.

Vay để xây, sửa nhà ngoài mục đích nhu cầu "sử dụng cuối" để ở, khai thác kinh doanh, cho thuê, cũng có một số ít nhà đầu tư làm mô hình "Mua đất - Xây Nhà - Bán Nhà" hay "Mua nhà - Sửa chữa, cải tạo - Bán nhà". Nhu cầu vay vốn này cũng là một dạng đầu tư BĐS nhưng theo hướng tạo giá trị gia tăng cho tài sản chứ không chỉ mua để đó chờ tăng giá bán.

Bất động sản sau khi được cải tạo sửa chữa/xây dựng cũng luôn có nhu cầu "sử dụng cuối" rất cao, và ít nhiều cũng làm bộ mặt đô thị phố xá khang trang hơn, có sức sống hơn thay cho những miếng đất để không vô hồn lạnh lẽo. Tuy nhiên không nhiều nhà đầu tư thích theo hướng này vì đòi hỏi nhiều nghiệp vụ chuyên môn (bản thân họ không đủ kiến thức kinh nghiệm), nhiều công sức để thực hiện qua nhiều công đoạn. 

Thay vì mua miếng đất 3 tỷ rồi bỏ thêm 2 tỷ xây nhà, phần lớn nhà đầu tư sẽ có khuynh hướng mua một miếng đất 3 tỷ và một miếng đất 2 tỷ rồi để không đó chờ tăng giá.

 

2. Ảnh hưởng của việc siết tín dụng bất động sản với các đối tượng vay

Ngân hàng cũng là 1 đơn vị kinh doanh, ngoài vai trò hỗ trợ nhà nước điều tiết kinh tế thì mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Trong thực tế, cho vay BĐS vẫn là khoản kinh doanh có lợi nhuận cao nhất của các ngân hàng, lãi suất cho vay lên đến 10-12%/năm (không tính 1-2 năm đầu lãi khuyến mãi thấp để lấy khách hàng), chưa kể đến các khoản thu khác như bán bảo hiểm nhân thọ, phí giao dịch, mở thẻ,.... Do đó, các ngân hàng không dễ gì bỏ qua mảng cho vay đem lại lợi nhuận cao nhất này, nhưng họ sẽ lựa chọn thận trọng hơn để cho vay. Quá trình thẩm định mục đích vay, thu nhập trả nợ và định giá tài sản sẽ chặt chẽ hơn, giảm thiểu rủi ro cho cả ngân hàng và thị trường BĐS.

Người vay vốn nếu có nhu cầu mua nhà ở thực, xây/ sửa nhà nâng cao đời sống, hay đầu tư trung - dài hạn, có tài sản đảm bảo và thu nhập tốt, cũng không quá lo lắng về lộ trình siết vốn BĐS. Vì đây vẫn là lĩnh vực ưu tiên cho vay để giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân cũng như đảm bảo lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng.

Với người vay mua nhà trong các dự án do chủ đầu tư phát triển, nếu chủ đầu tư có quỹ đất sạch, pháp lý đầy đủ, uy tín trên thị trường thì dự án luôn nằm trong danh sách được các ngân hàng ưu tiên cho vay. Tuy nhiên cần lưu ý chủ đầu tư chỉ hỗ trợ được 2 yếu tố là "Mục đích vay là Mua Nhà" và "Tài Sản Đảm Bảo bằng chính căn nhà được mua", còn việc chứng minh dòng tiền thu nhập đủ trả nợ ngân hàng vẫn là trách nhiệm của người mua nhà, nếu thu nhập không đảm bảo trả nợ thì ngân hàng bảo lãnh/đồng hành cùng dự án vẫn từ chối cho vay. Thậm chí rất nhiều trường hợp ngân hàng đã đồng ý cho vay và đã giải ngân được vài đợt, nhưng sau đó khi thẩm định lại thì khách hàng bị ảnh hưởng thu nhập có nguy cơ không đủ khả năng trả nợ theo "room tín dụng đã duyệt", nên ngân hàng dừng giải ngân phần còn lại. Do không rõ việc này nên đã có nhiều mâu thuẫn xảy ra giữa khách mua với chủ đầu tư khi khách mua không được giải ngân tiền vay để đóng các đợt thanh toán tiếp theo cho chủ đầu tư.

Với những người vay vốn mua đất để đầu cơ, để phân lô bán nền, mua đất nông nghiệp khắp nơi, lướt sóng mua bán sang tay ngắn hạn, đã và sẽ gặp khó khăn khi cần vay ngân hàng để mua vào quỹ đất lớn. Đồng thời, họ cũng gặp khó khăn hơn khi cần ra hàng vì người mua lại đất đã được phân nhỏ cũng khó vay ngân hàng tương tự. Qua đó, thị trường đầu tư đất nền sẽ lành mạnh và ổn định hơn. Những nhà đầu tư đất nền bắt buộc phải sử dụng tiền nhàn rỗi (hoặc vốn vay bằng đường xyz nhưng với tỉ trọng nhỏ hơn nhiều), và đầu tư trong trung - dài hạn (3-10 năm) chứ không thể lướt sóng ngắn hạn đẩy giá lên liên tục như 3 năm qua.

Với các công ty BĐS lớn, việc tạm dừng giải ngân cho vay đầu tư bất động sản của một số ngân hàng sẽ buộc các doanh nghiệp này phải tự nâng cao năng lực tài chính, cân nhắc lại tỷ trọng vốn tự có/ vốn vay khi triển khai dự án, hạn chế tình trạng cố quá năng lực tài chính, thậm chí tay không bắt giặc. Trên thực tế, nhiều ngân hàng đã làm việc này và 1 số chủ đầu tư đã bị hạn chế cho vay hoặc chỉ được giải ngân một phần, buộc họ phải tìm nguồn vốn bổ sung ở trái phiếu. Nhưng với lùm xùm hủy 10.000 tỷ trái phiếu Tân Hoàng Minh mới đây, thì hướng huy động này của họ sắp tới cũng gặp khó.

(Theo Lê Quốc Kiên)

Cuong Nguyen Ngoc

Rất hữu ích, cảm ơn tác giả.

Mình chia sẻ thêm xíu là đứng ở góc độ Ngân Hàng thì cho vay BDS thường chia thành hai nhóm là Bds tiêu dùng và Kinh Doanh BDS. Ngân hàng thường sẽ siết Kinh doanh BDS
Vậy BDS tiêu dùng là gì?. Đó là những khoản vay mua bds mà nguồn thu nhập để trả nợ hoàn toàn độc lập với tài sản mua. Có thể mua ở, tích luỹ. Việc này hoàn toàn bình thường. Ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất thì vẫn không siết bởi nó là nhu cầu chính đáng
Kinh doanh BDS dễ hiểu là một phần thu nhập dùng để trả nợ xuất phát từ chính tài sản mua. Vd: mua để xây nhà cho thuê và dùng chính tiền thuê căn nhà dự định xây để trả nợ hoặc nguồn trả nợ từ việc bán tài sản khác...
Tóm lại. Nếu nhu cầu mua để ở hoặc tích sản thì mọi người cứ yên tâm, đó là nhu cầu tất yếu, giống đói thì phải ăn, khát thì phải uống vậy.

Oanh Đất

Đt hết pin, chấm lại chống trôi bài tí đọc.
Thấy tên tác giả là biết bài viết uy tín và hay rồi ????

Đào Hoa

Tiền cứ đổ vào đất mà không vào sản xuất thì lạm phát là điều tất yếu. Đây cũng là cách để kiềm chế lạm phát


(Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân của tác giả Nhất Tiếu Sơn Trà)

SIẾT TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN - Một nước cờ chiếu tướng bắt xe

•    Việc ngân hàng ngưng, giảm, siết cho vay đối với BĐS nhằm làm thị trường hạ nhiệt là một điều hiển nhiên dễ nhận thấy. Nhưng có thành công hay không thì chưa biết được.

•    Nhưng ngoài việc giảm nhiệt thị trường thì đối với nền kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ còn có tác dụng gì khác?

•    Đầu tiên là trần nợ xấu sẽ giảm. Nếu ông A đang nợ ngân hàng 1 tỷ. Ông B vay của bank 1 tỷ. Mua nhà của ông A. Sau đó ông A trả lại 1 tỷ cho ngân hàng. Vậy thực ra số nợ chỉ chuyển từ ông A qua ông B chứ ngân hàng cũng không thu được đồng nào. Phải chăng là những con số nhảy qua nhảy lại mà thôi

•    Tiếp theo. Nếu mua bằng tiền mặt thì trong đó sẽ có 1 tỉ trọng lớn là tiền của Việt kiều. Vậy là ngoại tệ đổ về. Lượng dự trữ ngoại tệ tăng

•    Và cuối cùng " Tiền nhàn rỗi trong dân còn rất nhiều". Giống như việc ông A và ông B. Nếu ông B không vay ngân hàng mà lấy 1 tỷ tiền mặt mua đất của ông A thì ngân hàng xóa được 1 tỷ nợ xấu 1 cách thực sự. Hoặc ông A không nợ mà có tiền bán được đất rồi ông A gửi vào ngân hàng thì ngân hàng ghi nhận dương 1 tỷ huy động. Kiểu gì cũng lợi

•    Vậy. Nếu những điều trên thành công. Giảm trần nợ xấu, huy động được dòng vốn lớn, tăng dự trữ ngoại tệ. Thì sau một thời kỳ đen tối sẽ là 1 thời kỳ bùng nổ và hóa rồng.

Nhưng nếu không thành... Cũng không biết nữa

(Theo Nhất Tiếu Sơn Trà)

Thuý An Lê

Ở 1 diễn biến khác, siết cho vay BĐS "tùy dự án" "tùy trường hợp" chính là động thái siết dòng tiền chảy vào các dự án nhỏ yếu thế, các đất hiện hữu. Cố tình hướng dòng tiền vào các dự án của các ông lớn nhằm thổi giá trị lên. Mặt khác giảm giá quy hoạch thu gom đất đai của các ông này. Khi đó, đầu tư công lợi cho dân nghèo thì ít, lợi cho các dự án là nhiều.

Cen House

Thuy An Le bạn hiểu đúng vấn đề thị trường đang diễn ra đó, hiện tại cuộc chơi đang về tay các ông lớn rồi.

Phạm Anh Vũ

đã hy sinh bất động sản va sẽ trien khai thu thuế so hữu 2 nhà => nn đang đánh đỏi vĩ mô lấy cái ôn đinh lúc này mấy ông đừng suy luận lung tung giùm cái

Trân Trương

Phạm Anh Vũ đến bh mới đánh sở hữu 2 nhà. Đợi ra luật chắc còn xa lắm

Phạm Anh Vũ

Trân Truong đợi nó chín rùi mới đánh thuế, xem vậy chưa chín đâu bạn

Nguyễn Trung Sơn

Cái hạn chế ở đây là hạn chế dân đầu cơ, dân buôn bán chuyên nghiệp và cá mập chứ người có tiền mặt trong tay thì triều đình quan tâm làm gì.

Minh Lê

Bài được duyệt chỉ nhằm mục đích chứng minh Group này dân chủ, có thể nêu ý kiến thoải mái. 
Về nội dung, đã đọc 100% và xác nhận không chỗ nào đúng cả. Kkk

Điểm tích cực của bài viết là tinh thần của bạn đăng bài, không ngại nêu vấn đề cho mọi người cùng trao đổi. 
Viết về một vấn đề mình không rành, công khai cho gần 200.000 thành viên săm soi, bình phẩm, khen, chê, ném đá, trước hết đòi hỏi tinh thần cầu thị, đáng hoan nghênh.
Đây là Group lớn về BĐS đủ mọi thành phần, không phải một tập hợp nhỏ hẹp một số chuyên gia tài chính ngân hàng để bàn chi tiết về một đề tài khá lớn. 
Chính cách các bạn suy nghĩ, diễn đạt, dù bình dân, dù chưa đúng, chưa hợp lý về chuyên môn - đấy mới là thực tế.

Ho Viet Dung

Tôi nghe rõ, tôi đọc kĩ bài viết, và tôi k tin. Điều này hại nhiều hơn lợi.

Donald Trường

Minh Le thiệt tình, đọc cái tiêu đề nghe đao to búa lớn đượm chất giang hồ, mà vô cái nội dụng thấy... à mà thôi, anh em ủng hộ lòng nhiệt thành của chủ tus. ????

Minh Le

Nguyễn Minh Quang À không. Bạn ấy viết nhiều bài tư duy khá tốt về đất vườn, marketing bđs, Bảo Lâm, Đức Trọng, nghề môi giới. 
Không ai toàn diện cả, yên tâm. Kkk

Lutin Vert

Hóa rồng là do nội lực, công nghệ, sản xuất, chứ bds mà hóa rồng dc thì vái cả nó

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

 

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình luận

Thông tin bất động sản khác