RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY ĐẦU TƯ BĐS
Theo Báo cáo về cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng tháng 6/2021 của Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, rủi ro cho vay đầu tư BĐS và chứng khoán được đánh giá cao nhất, còn cao hơn cả mức rủi ro cho vay với các doanh nghiệp du lịch. Điều đó có nghĩa là các ngân hàng dự kiến từ nay tới cuối năm, khả năng nợ xấu tư những khoản cho vay đầu tư BĐS rất lớn.
Điều đó cũng dễ hiểu, khi nguồn thu nhập của những người đi vay giảm rất nhiều, thậm chí bị cắt hẳn, dẫn tới khả năng không trả tiền ngân hàng theo đúng tiến độ rất lớn.
Thông thường, người mua nhà đi vay thường dùng các khoản tiền sau để trả ngân hàng:
1) Tiền từ bán các sản phẩm BĐS, ví dụ nhà đầu tư có một danh mục các sản phẩm và sẽ dự kiến bán 1 vài sản phẩm để trả tiền lãi/gốc ngân hàng. Tuy nhiên với tình trạng hiện nay thanh khoản rất kém, thậm chí ko có thanh khoản luôn, khi các thành phố lớn bị cách ly theo chỉ thị 16, việc gặp gỡ, trao đổi, đặt cọc, công chứng các giao dịch BĐS gần như không thể thực hiện được. Chưa nói tới người mua nhà cũng rất thận trọng trong việc mua các BĐS mới trong thời kỳ bất ổn hiện nay.
2) Lấy tiền từ các hoạt động kinh doanh khác để trả cho ngân hàng, tuy nhiên hiện nay các nguồn thu này cũng cực kỳ hạn chế:
• Nguồn thu từ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, quán cafe gần như là không có,
• Chủ nhà, shophouse, khách sạn vay tiền ngân hàng để đầu tư cũng rất khó khăn khi các hoạt động cho thuê bị giảm nghiêm trọng,
• Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu cũng bị đình trệ, dẫn tới nguồn tiền trả ngân hàng giảm đi đáng kể
• Nhiều số người mua nhà dự tính trả ngân hàng bằng tiền lương cũng gặp khó khăn khi bị mất việc, hoặc giảm lương do covid...
Đứng trước tình trạng khó khăn trên, việc ngân hàng đánh giá rủi ro tín dụng của việc cho vay đầu tư BĐS lớn nhất cũng không có gì đáng ngạc nhiên. NGoài ra, cũng theo báo cáo trên, đa số ngân hàng sẽ tiếp tục thắt chặt điều kiện cho vay BĐS để ở.
Căn cứ vào thực tế trên, trong thời gian tới sẽ có nhiều hàng mà chúng ta thường gọi là hàng ngộp, hàng thở oxy của các chủ BĐS không có khoản thu để trả ngân hàng theo tiến độ, sẽ phải bán ra một số BĐS với giá thấp hơn khá nhiều so với cách đây 1-2 tháng. Với tình hình cách ly theo chỉ thị 16 có lẽ còn kéo dài một vài tháng nữa, sẽ càng có nhiều hàng ngộp hơn, và giá càng thấp hơn.
Tuy nhiên thời điểm này kể cả giảm giá cũng rất khó bán, do người mua do dự, và việc tiến hành gặp gỡ, làm thủ tục đặt cọc, công chứng cực kỳ khó khăn.
Tuy nhiên khó khăn với một số người sẽ là cơ hội với những người khác. Cash is king, tiền mặt là vua. Thời điểm nay ai có tiền mặt, nếu chịu khó để ý sẽ mua được những hàng ngộp giá rẻ hơn bình thường khá nhiều.
Còn những ai đứng vững qua được mùa dịch, không phải vay nợ ngân hàng, hoặc có đủ dòng tiền để trả nợ ngân hàng, sẽ có vị thế khá tốt để nắm bắt những cơ hộ trong tương lai, khi dịch covid sẽ qua đi, và kinh tế sẽ phục hồi trở lại một cách mạnh mẽ.
(Theo Thái Hoà)
Có thể bạn nên biết: ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình luận