4 ĐIỂM ĐẶC BIỆT CẢNG CÁI MÉP THỊ VẢI trong QUY HOẠCH CẢNG BIỂN 2021-2030

Lượt xem: 3422 ||| Lượt thích: 0

 

 

4 ĐIỂM ĐẶC BIỆT ĐÁNG CHÚ Ý liên quan đến CẢNG CÁI MÉP THỊ VẢI trong bản QUY HOẠCH CẢNG BIỂN 2021-2030

4 ĐIỂM ĐẶC BIỆT ĐÁNG CHÚ Ý liên quan đến CẢNG CÁI MÉP THỊ VẢI trong bản QUY HOẠCH CẢNG BIỂN 2021-2030

Để định hướng cho sự phát triển của các ngành giao thông, Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì xây dựng 5 quy hoạch chuyên ngành Giao thông vận tải thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được đặc biệt quan tâm vì cảng biển đang trên đà phát triển mạnh mẽ, được ưu tiên quy hoạch, chọn vị trí, rồi các phương thức khác (đường thủy nội địa, đường bộ và đường sắt) sẽ được thiết kế có chú ý đến mức độ quy mô của cảng và phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa thông qua cảng.

Ngày 11/7/2021, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng tại Tờ trình số 6703/TTr-BGTVT và đang được xem xét để thông qua trong thời gian sắp tới. Sau đây xin điểm qua 7 điểm đặc biệt trong bản Quy hoạch đó:

1. Giảm Xuống Thành 5 Nhóm Cảng Biển

4 ĐIỂM ĐẶC BIỆT ĐÁNG CHÚ Ý liên quan đến CẢNG CÁI MÉP THỊ VẢI trong bản QUY HOẠCH CẢNG BIỂN 2021-2030

 

Bản Quy hoạch năm 1999 chia các cảng biển ra làm 8 nhóm: Phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng bằng sông Cửu Long, các đảo Tây Nam, và nhóm cảng biển Côn Đảo.

Bản Quy hoạch năm 2009 thì rút xuống thành 6 nhóm, ghép Côn Đảo và các cảng trên sông Soài Rạp vô nhóm 5 và đổi tên thành “nhóm cảng biển Đông Nam Bộ”, các cảng ở Phú Quốc và các đảo Tây Nam vô nhóm 6.

Theo phân vùng kinh tế - xã hội hiện nay, miền Trung hiện chỉ được chia thành 02 khu vực: Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung. Do đó, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chia cảng biển miền Trung thành 2 nhóm, thay vì 3 như trước kia. 5 nhóm cảng biển mới cùng với hiện trạng quỹ đất:

1.    Nhóm cảng biển phía Bắc 513,1 ha: gồm 5 cảng biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.

2.    Nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ 303,3 ha : gồm 6 cảng biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

3.    Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ 1.012,2 ha: gồm 8 cảng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.

4.    Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ 3.119,8 ha: gồm 5 cảng biển Vùng Đông Nam Bộ (bao gồm cả Côn Đảo và cảng biển Long An trên sông Soài Rạp). Trong đó, riêng cảng biển Vũng Tàu với quỹ đất 1.642,5 ha, Tp HCM và Long An 988,8 ha.

5.    Nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long 1.068,6 ha: gồm 12 cảng biển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.


2. Vũng Tàu Và Nhóm Cảng Biển Số 4 Vươn Lên Mạnh Mẽ

4 ĐIỂM ĐẶC BIỆT ĐÁNG CHÚ Ý liên quan đến CẢNG CÁI MÉP THỊ VẢI trong bản QUY HOẠCH CẢNG BIỂN 2021-2030

Trong 5 nhóm cảng biển này, nhóm số 4 được ghi nhận có sự phát triển mạnh mẽ và dự báo sẽ có lượng hàng hóa thông qua cảng vượt trội dù ở kịch bản thấp hay cao ( Hình 1, đơn vị: triệu tấn). 
Dự báo chi tiết nhóm 1 và nhóm 4 cho thấy cảng biển Vũng Tàu sẽ vượt mặt cảng Tp.HCM và vươn lên dẫn đầu cả nước về lượng hàng hóa thông qua cảng (Hình 2). Dự báo năm 2030 sẽ là 255 triệu tấn so với Tp HCM là 236,9 và Hải Phòng 212,1. Riêng hàng container thì sự chênh lệch càng lớn, từ 1,9 đến 2,9 lần (Hình 3).
Các dự báo này dựa trên phân tích dữ liệu quá khứ theo những công thức chặt chẽ, dùng làm căn cứ để quyết định quy hoạch cho các cảng biển, vì thế là rất đáng tin cậy. Vì thế dù cho Hải Phòng có ý kiến: “xem xét điều chỉnh tăng dự báo với Nhóm cảng biển số 1

trong giai đoạn 2020-2030”, thì được Cục Hàng Hải trả lời: “Dự báo giai đoạn 2021-2030, mức tăng trưởng bình quân Nhóm 1 là 10,9% -16,6%. Đây là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng của cả nước (6%-8%) và tốc độ tăng trưởng đoạn 2010 – 2020 của cảng biển Hải Phòng là 11%/năm. Kết quả dự báo hàng hóa thông qua cảng biển Nhóm 1 giai đoạn 2021-2030 đã được tư vấn nghiên cứu trên cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế tốc độ tăng trưởng hàng hóa qua cảng biển khu vực.”

 

3. Khu Cảng Cái Mép – Thị Vải: Vươn Cao Nhưng Chưa Được Đề Cao Cân Xứng

4 ĐIỂM ĐẶC BIỆT ĐÁNG CHÚ Ý liên quan đến CẢNG CÁI MÉP THỊ VẢI trong bản QUY HOẠCH CẢNG BIỂN 2021-2030

Quy hoạch cảng biển 1999 thì dàn trải ra 10 cảng trọng điểm, đến Quy hoạch cảng biển 2009 đề cao cảng Vân Phong – Khánh Hòa như là cảng trung chuyển quốc tế với bến Đầm Môn có thể đón tàu container có sức chở 15.000 TEU, còn bến Lạch Huyện ở Hải Phòng và bến Cái Mép ở Bà Rịa – Vũng Tàu thì đứng vị trí sau đó với vai trò là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế, đón được tàu container 8.000 TEU. Đến bản Điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển năm 2014 thì Lạch Huyện và Cái Mép mới được bổ sung chức năng “làm hàng trung chuyển container quốc tế”, còn Vân Phong thì có tiềm năng phát triển vai trò trung chuyển container quốc tế – nghĩa là hai cảng kia đã trung chuyển thật còn Vân Phong thì chỉ là tiềm năng, và vẫn tiếp tục là tiềm năng ngay trong Quy hoạch năm nay 2021. Đến Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ năm 2017 mới đánh giá Cái Mép có khả năng tiếp nhận tàu có sức chở đến trên 18.000 TEU. Với Quy hoạch cảng biển năm 2021, chỉ khu bến Lạch Huyện và Cái Mép được xếp vào hạng cảng biển đặc biệt, là cửa ngõ quốc gia và trung chuyển quốc tế; Lạch Huyện đón được tàu 18.000 TEU, Cái Mép thì lên đến 24.000 TEU. 

Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải đang vươn lên mạnh mẽ và dường như vượt quá tầm tay dìu dắt, cầm nắm, quản lý của Cục Hàng Hải, vì thế có lẽ chưa được đề cao tương xứng trong bản dự quy hoạch của Cục. Ngày 20/3/2021 khi đến làm việc với tỉnh, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vạch rõ nhiệm vụ trọng tâm số 1 là “phát triển hệ thống cảng biển và hạ tầng logistics tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt cảng Cái Mép – Thị Vải ngang tầm khu vực vào năm 2030, tương đương công suất với Singapore và trở thành đầu mối cảng biển quan trọng của khu vực và quốc tế vào năm 2045”. Tuy nhiên, trong bản Quy hoạch này và ý kiến của thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 18/8/2021 thì Cái Mép – Thị Vải không được xem là cảng mũi nhọn quốc gia, ngược lại cảng Vân Phong – Khánh Hòa và Trần Đề - Sóc Trăng được lưu ý phát triển, thậm chí dự tính sẽ đầu tư vào khu cảng Trần Đề bằng vốn doanh nghiệp lên đến 50.000 tỷ và là ưu tiên xếp thứ 20 (còn khu bến cảng và logistics Cái Mép Hạ rộng 1.763 ha với vốn đầu tư 23.000 tỷ thì xếp hạng ưu tiên 39). Đầu tư tập trung mà không bỏ rơi các khu vực, hoặc đầu tư dàn trải mà thiếu điểm nhấn, là hai lựa chọn có thể tận dụng hoặc đánh mất cơ hội trỗi dậy cho vận tải hàng hải Việt Nam.

 

4. Cảng Vũng Tàu Thông Thương Mạnh Với Quốc Tế Nhưng Lại Tắc Nghẽn Với Nội Địa

4 ĐIỂM ĐẶC BIỆT ĐÁNG CHÚ Ý liên quan đến CẢNG CÁI MÉP THỊ VẢI trong bản QUY HOẠCH CẢNG BIỂN 2021-2030

Các cảng miền Bắc hiện chủ yếu có các tuyến nội Á, trung chuyển qua Hong Kong, Cao Hùng hoặc Singapor bằng các tàu feeder (1000 – 2000 TEU) và một số tuyến vận tải trực tiếp đi Hàn Quốc, Nhật Bản. Chỉ riêng cảng HICT ở Lạch Huyện từ đầu tháng 4/2019 mới thiết lập được 2 tuyến đi miền Tây Hoa Kỳ, Canada (không phải trung chuyển tại Hồng Kông và Singapore như trước đây) với kỷ lục tàu lớn nhất ra/vào cảng là 132.000 DWT. Trong khi đó các cảng Cái Mép – Thị Vải từ 29/5/2009 đã có các đã có các chuyến đi Âu Mỹ và hiện đã hình thành được 16 tuyến tàu xa đi Mỹ, Châu Âu, vượt trội hơn hẳn các nước khác trong khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Malaysia và Singapore vì đây là 2 hub port - cảng trung tâm trung chuyển hàng hóa lâu đời). Kích cỡ tàu vào Cái Mép gia tăng nhanh chóng, 40% số tuyến dịch vụ khai thác tàu kích cỡ trên 160.000 DWT, tàu lớn nhất đã cập cảng CMIT là siêu tàu Margrethe Maersk có trọng tải 214.121 DWT, sức chở hơn 18.300 TEU vào ngày 25/10/2020.

Giao thương quốc tế đang mở rộng như thế, nhưng kết nối giao thông nội địa đến các cảng Vũng Tàu và miền Nam lại hết sức khiêm tốn. Hệ thống đường bộ kết nối với các cảng biển miền Bắc và miền Trung được đánh giá là hầu hết “cơ bản đáp ứng yêu cầu” của các cảng và thậm chí có cả nhánh đường sắt kết nối trực tiếp là khu bến Hoàng Diệu (cảng Hải Phòng), cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Trong khi đó, các cảng miền Nam được nhận xét là “chưa có kết nối bằng đường bộ cao tốc, đường sắt và các đường chuyên dùng”, hệ thống đường bộ “cần sớm xây dựng các tuyến theo quy hoạch” (Hình 4). Nổi bật là đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, vốn được nhắc đến từ Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ năm 2017 và ngày càng nổi cộm như là phương án quan trọng nhất để thông thương mạch máu cho cảng biển Cái Mép cũng như du lịch Vũng Tàu vốn đang bị tắc nghẽn nghiêm trọng vì Quốc lộ 51 đã quá tải từ lâu. Với sự điều động ông Nguyễn Hồng Lĩnh (người biết rất rõ và tâm huyết với cảng Cái Mép – Thị Vải) từ vị trí Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu sang làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2020-2025, chắc chắn dự án vốn bị ách tắc từ phía Đồng Nai thì nay sẽ được triển khai sớm, dự kiến khởi công trong quý 1/2023 và hoàn thành năm 2025. 


Bản Quy hoạch dù không là yếu tố sống còn quyết định sự phát triển của một cảng biển, nhưng sẽ có vai trò là lực đẩy hỗ trợ cho cảng đó phát triển mạnh mẽ hay chỉ đi lên chậm chạp. Mặt khác, với mật độ dày dặc của các khu công nghiệp liền kề với cụm cảng Cái Mép – Thị Vải (chiếm 15% diện tích thị xã Phú Mỹ, có lẽ một tỉ lệ đứng đầu cả nước), việc hình thành một khu kinh tế Vũng Tàu là điều hoàn toàn nên làm, như nhiệm vụ trọng tâm số 6 mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra cho tỉnh: “… nghiên cứu thành lập khu mậu dịch tự do tại khu vực Cái Mép để thu hút các tập đoàn, thu hút nguồn lực và thúc đẩy trung chuyển quốc tế, phát triển Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế hàng hải hàng đầu của đất nước” (cả nước hiện có 17 khu kinh tế ven biển).

Trong thời gian này, phó thủ tướng Lê Văn Thành đang thay mặt thủ tướng rà soát và sẽ ký quyết định phê duyệt Quy hoạch này. Hy vọng thập kỷ 2021-2030 sẽ đánh dấu một bước trỗi dậy thần kỳ cho cảng biển Việt Nam, “đánh thức tiềm năng kinh tế biển sẵn có của nước ta với hơn 3.000 km đường bờ biển” (thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 20/3/2021).

(Theo Chính Phủ)

Đọc thêm : Thu phí Cảng biển Cát Lái BĐS QUẬN 2 DẬY SÓNG 

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

 

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình luận

Thông tin bất động sản khác