Đất - Giải thửa và Quy hoạch là gì ?

Lượt xem: 3069 ||| Lượt thích: 1

 

 

 

 

 ĐẤT - GIẢI THỬA VÀ QUY HOẠCH.

 

I. ĐẤT

  • Đất là cái gốc của Bất động sản.
  • Bất cứ là đất nền, nhà phố, căn hộ ... đều phải xuất phát từ đất mà ra.
  • Thế nên coi Đất như là cái khởi nguyên của Bất Động Sản.

 

II. GIẢI THỬA.

  • Hồi xưa rất là xưa, khi mà đất rộng người thưa, thì ai thích khúc nào dựng nhà khúc đó, nhưng sau này, dân sinh sôi nảy nở thì bắt đầu xác định sở hữu, đầu tiên là phân ranh bằng cái gì đó, rồi đến lúc cấp quyền sở hữu và có sở hữu thì có bản vẽ ranh. Cái bản vẽ đó gọi là Bản đồ giải thửa (hay Bản đồ địa chính).
  • Thửa đất lúc này được định danh bằng: Số thửa --> Số tờ --> Xã phường --> Quận huyện --> Tỉnh thành.
  • Và có sở hữu thì thường kèm theo có chuyển nhượng, người ta chuyển nhượng nguyên con, hay cắt ra 1 miếng nhỏ bán, hoặc gộp lại bán ... thế là có vụ Nhập thửa, tách thửa.

 

III. QUY HOẠCH.

 

Rồi quy hoạch ra đời, quy hoạch thì có nhiều loại, nhưng quan trọng nhất là Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch xây dựng.

- Quy hoạch sử dụng đất là xác định Loại đất, hay gọi là Chức năng sử dụng đất, nôm na là trả lời câu hỏi: Đất đó được phép làm gì?

 Đất thì có nguồn gốc từ xa xưa, và vì là một nước nông nghiệp nên thường loại đất bình thường sẽ là Đất nông nghiệp. Mà Đất nông nghiệp cũng phân chia ra nhiều loại như là Trồng lúa, trồng cây lâu năm, cây hàng năm ... nhưng nói chung là làm nông. Ngoài ra còn có đất rừng, đất mặt nước...

 Thế thì có thể hiểu là đất nông nghiệp, đất rừng, hay đất mặt nước thì có nghĩa là chưa có quy hoạch gì hết. Và quy hoạch "đụng" vào là khi chuyển mấy cái loại đất này thành các loại đất khác. Cũng có khối loại đất (mấy chục loại), nhưng mà dân thường thì sẽ quan tâm đến Đất ở, và Đất giao thông, và các loại khác.

 Và thường thì chỉ có Đất ở hoặc Đất Thương mại mới được phép xây nhà, và 1 khu đất được phép xây nhà thì lại xuất hiện một loại quy hoạch nữa là Quy hoạch xây dựng.

- Quy hoạch xây dựng là loại quy hoạch cho phép nhìn thấy chỗ đó được có bao nhiêu dân, công trình cao nhiêu tầng, mật độ xây dựng, Hệ số sử dụng đất, Khoảng lùi xây dựng.

Tỉ lệ quy hoạch như là 1/5000, 1/10000, 1/2000, 1/500 chỉ là thể hiện mức độ chi tiết của quy hoạch thôi, chứ về cơ bản thì quan tầm 02 loại chính ở trên, và lưu ý thêm 02 tỉ lệ là QH 1/2000 và QH 1/500, QH 1/2000 là cái chi tiết nhất của nhà nước, còn QH 1/500 là cái chi tiết nhất của cá nhân. Càng chi tiết thì càng khó điều chỉnh.

 

IV. TÓM LẠI

  • Giải thửa thì mang tính sở hữu và cá nhân, hình thù của thửa đất là vô chừng, và vị trí được quản lý bằng Số thửa --> số tờ --> số phường, huyện, tỉnh.
  • Quy hoạch thì mang tính tổng thể, có quy chuẩn đàng hoàng, và thường tạo ra các ô vuông vức. Và khi có thửa đất rồi, chồng quy hoạch lên thì mới biết được là cái thửa đất đó có phải Đất ở không. Vì bản chất người dân, Đất thổ cư (đất ở) mới là cái đáng nói, còn loại khác đều kém giá trị đi.
  • Đó là lý do đi mua đất thì phải coi quy hoạch, và đừng có tin mấy lời hứa lên thổ cư, mà phải kiểm tra đàng .

(Nguồn: Anh Đức Remaps.vn)

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

[LIKE] Bài viết hay

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình Luận