Vaccine Covid 19 Thông tin tham khảo chi tiết
(Hãng Thông tấn Mỹ- Nga đưa tin)
HỘI NGHỊ THẾ GIỚI VỀ VACCINE TẠI WASHINGTON ( MỸ ) 06/5/2021
Trên Hội nghị các nhà khoa học đánh giá Moderna do Mỹ sản xuất là vaccine tốt nhất.
• Bảng đánh giá hiệu quả tác dụng theo tỉ lệ % như sau:
1- Moderna ( Mỹ) - 94,1%
2- Sputnik ( Nga) - 91,6%
3- Pfizer ( Mỹ, Đức) - 91,3%
4- Sinopham( Trung Quốc) - 79,3%
5- Novavax ( Mỹ) - 74,6%
6- Johnson&Johnson ( Mỹ) - 66%
7- AstraZeneca ( Anh, Thuỵ Sỹ)- 62,1%
8- Sinovac ( Trung Quốc) 50,4%
9- CanSino ( Trung Quốc) - Chưa có số liệu.
(Trong số đó vaccine 1,2,3 và 7 đã thử nghiệm giai đoạn 3).
• Nhiệt độ lưu giữ vaccine:
Từ 2-8 độ C gồm:
1- Sputnik
2- AstraZeneca
3- Novavax
4- Sinopham
5- Sinovac
6- Johnson&Johnson
7- CanSino
Từ - 15*C đến - 25* C
⁃ Moderna
Từ -60*C đến -80*C
- Pfizer
• Bảng giá của các loại vaccine ( Tính theo USD/ 1 liều):
1- Moderna: 37 usd
2- Sinovac: 29,7 usd
3- Sinopham: >20 usd
4- Pfizer: 19,5 usd
5- Novavax: 16 usd
6- Johnson&Johnson: 10 usd
7- Sputnik: < 10 usd
8- AstraZeneca < 10 usd
9- Cánino: Chưa có số liệu.
HIỂU ĐÚNG VỀ CÁC LOẠI VACXIN COVID-19!
Bài viết đang được rất nhiều người quan tâm, đó là thông tin về các loại Vắc Xin (Vaccine) COVID19. Dù viết về 1 chủ đề rất hại não nhưng tác giả đã trình bày rất ngắn gọn và khá dễ hiểu.
"Hiện nay Chúng ta đang tiêm Astra zenneca Vaccine - Công nghệ Vector (The Transporter)
Hôm nay Hậu có 2 bài viết chia sẻ đến mọi người để chúng ta có góc nhìn rõ hơn về Vaccine và cùng có giải pháp tự bảo vệ bản thân sau khi tiêm Vaccine:
Lưu ý: Thông tin này được tớ thu thập từ các nguồn tin cậy, chưa được kiểm chứng 100% độ xác thực, nhưng rất đáng để tham khảo, mọi người có thể tự kiểm chứng thêm.
7 loại vaccine đã và có thể sắp xuất hiện ở VN, chia làm 4 nhóm công nghệ sản xuất:
1 - BẤT HOẠT (XÁC ƯỚP - THE MUMMIES )
Hai loại vaccine SinoPharm và CoronaVac của Trung Quốc làm theo công nghệ cổ điển là 'virus bất hoạt', tức là nuôi cấy số lượng lớn virus Covid-19 rồi bất hoạt chúng bằng hóa chất (nôm na là ướp xác bọn nó) khiến chúng ko thể sinh sôi hay gây bệnh được nữa.
Sau khi được tiêm xác ướp nguyên con của Covid-19, cơ thể bạn quen mặt với bọn này. Lỡ khi bọn virus sống xâm nhập thì cơ thể bạn lập tức nhận ra và diệt chúng ngay.
Hàng Tàu được cái rẻ và sẵn nhưng tỉ lệ tạo miễn dịch thấp, chỉ 50% - 78% người tiêm có phát sinh miễn dịch (tức là 10 người tiêm thì chỉ 5-8 người có kháng thể).
2- VECTOR (NGƯỜI VẬN CHUYỂN - THE TRANSPORTER)
Ba loại vaccine của Johnson & Johnson (J&J - Mỹ), AstraZeneca (Châu Âu) và Sputnik-V (Nga) dùng công nghệ vector (vector có nghĩa là 'người vận chuyển'). Họ cấy 1 đoạn gen Covid-19 vào 1 loài virus vô hại (như virus cúm, hoặc adenovirus), rồi nhờ em virus vô hại này vận chuyển đoạn gen này vào tế bào người. Tế bào sẽ dùng đoạn gen đó sản xuất ra đoạn protein đặc trưng của Covid-19, rồi hệ miễn dịch sẽ nhận biết và phát sinh kháng thể.
Ưu điểm là tỉ lệ tạo miễn dịch tốt ( 65%-95%), dễ bảo quản (chỉ cần tủ lạnh thông thường), và giá tương đối rẻ
3- mRNA (NGƯỜI ĐƯA THƯ - THE POSTMAN)
Đây là công nghệ xin sò nhất do Pfizer và Moderna sở hữu. Vaccine chỉ dùng đoạn mã di truyền mRNA của Covid-19 như 1 người đưa thư, khi tiêm vào cơ thể thì đoạn mã này sẽ thông báo cho tế bào người tự sản xuất ra protein của virus, nhờ đó mà tạo ra kháng thể.
Cách này tuyệt hay vì ít bị tác dụng phụ, tỉ lệ tạo miễn dịch rất cao (90-95%) nhưng trở ngại là giá cao (25-30 usd/liều) và bảo quản khó (Pfizer cần lạnh âm 70 độ C, Moderna thì cần ít lạnh hơn).
4. Vắc-xin protein gai tái tổ hợp
(thông tin ghi nhận từ thầy Van Pham Hung): Đây là loại vắc-xin chỉ chứa các protein gai của SARS-CoV-2 được tổng hợp bằng công nghệ tái tổ hợp di truyền.
Tóm tắt công nghệ này là chèn gen tổng hợp nguyên cả protein gai hay chỉ một phần chính yếu của protein gai (phần nhận diện và tóm bắt được thụ thể ACE2) của vi rút vào một vector rồi chuyển vector này vào một loại tế bào để nhờ tế bào này sản xuất được protein gai.
Tóm tắt thì như vậy nhưng trong thực tế thì sản xuất protein gai tái tổ hợp là một công nghệ không phải dễ dàng. Ngoài Nanogen VN thì Novavax của Mỹ và Vector Institute của Nga cũng đang là hai công ty đang sản xuất vắc-xin protein gai tái tổ hợp."
Nguồn: (Hau Dang)
Tài liệu tham khảo thêm: https://bit.ly/hieu-ve-vaccine-covid19
Sau đây, xin trích lại từ bài viết của Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn về Vaccine Trung Quốc, cả nhà tham khảo nhé :
Đối xử với vaccine Tàu (Sinopharm và Sinovac) như thế nào?
Việt Nam đã nhập 5 triệu liều vaccine Tàu và chuẩn bị dư luận cho vaccine này, vậy thì chúng ta đánh giá vaccine Tàu ra sao, và đề nghị gì cho nhà chức trách? Tôi đề nghị 5 điều: (1) tạm thời chưa công nhận những ai đã tiêm vaccine Tàu; (2) không dùng vaccine Tàu cho những người có nguy cơ cao; (3) chỉ tiêm vaccine Sinopharm và Sinovac 1 liều như là bổ trợ cho các vaccine khác; (4) yêu cầu Sinopharm và Sinovac cung cấp thêm dữ liệu khoa học; và (5) chủ động tiếp cận những nguồn vaccine mới từ Novavax (Mỹ).
1. Sinopharm và Sinovac
Tàu có 2 loại vaccine do hai công ty (Sinopharm và Sinovac Biotech) đang được sử dụng. Vaccine của công ty Sinopharm có tên là "BBIBP vaccine" (hay BBIBP-CorV). Vaccine của Sinovac là "CoronaVac".
Tổ chức Y tế Thế giới phê chuẩn cho sử dụng BBIBP vaccine vào tháng 5/2021 và CoronaVac vào tháng 6/2021. Tính đến cuối tháng 6/2021, Tàu đã tiêm chủng hơn 1 tỷ liều của 2 vaccine trên trong nước, và đồng thời cung cấp hàng trăm triệu liều cho hơn 80 quốc gia trên thế giới. Giới quan sát quốc tế nghĩ rằng Tàu đang dùng vaccine như là một phương tiện ngoại giao: 'Ngoại giao vaccine' để gây ảnh hưởng.
Cả hai BBIBP và CoronaVac là loại vaccine được bào chế theo kĩ thuật truyền thống. Theo kĩ thuật này, nhà khoa học lấy các phân tử (particle) của con virus, sau đó làm cho chúng bất kích hoạt (tức không thể gây bệnh Covid-19). BBIBP vaccine có nhiều protein bắt chước hệ thống miễn dịch con người kích thích sản sinh các kháng thể nhằm phát hiện và chống trả sự tấn công của SARS-Cov-2. Kĩ thuật này được áp dụng trong việc sản xuất các vaccine chống bệnh Polio, viêm gan A và cả cúm mùa. Đó là nguyên lí đằng sau BBIBP vaccine.
2. Hiệu quả của vaccine Tàu
Đây là vấn đề rất khó đánh giá bởi vì thiếu dữ liệu. Trong y văn không có báo cáo thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của cả hai vaccine. Tất cả dữ liệu chỉ là báo cáo cho WHO [1,2], nhưng chưa qua bình duyệt bởi một hội đồng khoa học. Tôi tóm tắt những dữ liệu đó trong bảng sau đây (xem hình). Trước khi diễn giải kết quả, tôi đề nghị các bạn chú ý 3 điểm:
Chú ý rằng đa số các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III được thực hiện ở các nước ngoài Tàu. CoronaVac được thử nghiệm ở Thổ Nhĩ Kì, Nam Dương, Ba Tây. Còn BBIBP của Sinopharm thì được thử nghiệm ở Trung Đông và ở Tàu (chỉ 2100 người). Thử nghiệm trên nhiều quần thể rất khác nhau như thế dễ dẫn đến tình trạng mà giới khoa học gọi là 'heterogeneity' (bất đồng dạng) trong nghiên cứu, hay ví von là gộp trái táo với trái cam, và kết quả rất khó diễn giải.
Điểm thứ hai cần lưu ý là những thử nghiệm này được thực hiện trên cỡ mẫu tương đối nhỏ (ngoại trừ BBIBP). Thử nghiệm lâm sàng về vaccine thường có cỡ mẫu trên 30,000 người để có độ nhạy tốt. Nhưng hầu hết các thử nghiệm hai vaccine Tàu chỉ dựa trên 1620 người đến 13,000 người. Mà, nếu chia ra cho từng quốc gia thì con số thậm chí còn thấp hơn, nhưng chúng ta không biết bao nhiêu.
Điểm thứ ba là các báo cáo này rất rất ... thô sơ. Thô sơ đến nổi không xứng đáng là một báo cáo khoa học dù chỉ là trong một seminar! Chẳng hạn như thông tin cơ bản nhứt là số cỡ mẫu cho mỗi nhóm (nhóm chứng và nhóm vaccine) cũng không có trong báo cáo. Một thông tin cơ bản rất quan trọng để tính hiệu quả vaccine là tỉ lệ nhiễm trong mỗi nhóm không hề được báo cáo. Họ ta chỉ đưa ra con số (ví dụ) như hiệu quả vaccine là 84%, mà không cho biết nó đến từ đâu!
Với những lưu ý trên, các dữ liệu từ 2 vaccine này có thể hiểu như thế nào? Đối với CoronaVac, hiệu quả vaccine rất khác nhau giữa các quần thể, và nó dao động từ 51% đến 84%. Thử nghiệm ở Ba Tây trên gần 13000 bệnh nhân cho thấy vaccine chỉ có hiệu quả 51%. Xin nhắc lại rằng WHO chỉ chấp nhận vaccine với hiệu quả trên 50%, và vaccine này có con số may mắn 51%!
Tuy nhiên, khi thử nghiệm ở Thổ Nhĩ Kì (cũng gần 13000 bệnh nhân) thì hiệu quả lên đến 84%. Riêng ở Nam Dương, thử nghiệm trên 1620 người thì hiệu của CoronaVac chỉ 65%, và khoảng tin cậy 95% dao động trong khoảng 20 đến 85%. Tôi không hiểu sao có sự mất cân đối trong khoảng tin cậy 95%. Rất có thể tác giả đã phân tích sai?
Đối với BBIBP của Sinopharm thì số liệu càng khó diễn giải vì tác giả gộp chung thử nghiệm từ 5 quốc gia thành một con số. Theo con số này thì hiệu quả của BBIBP là 78%, nhưng dao động từ 65 đến 86% (khoảng tin cậy này nhứt quán với dữ liệu).
Cả hai vaccine có vẻ giảm nguy cơ nhập viện đến 100%! Chẳng hạn như kết quả thử nghiệm ở Thổ Nhĩ Kì cho thấy CoronaVac có thể giảm nguy cơ nhập viện 100%. Điều đáng chú ý (hay nghi ngờ) là họ báo cáo khoảng tin cậy 95% dao động từ 20% đến 100%). Điều này có nghĩa là dữ liệu thiếu tính nhứt quán, và con số đã bị sai lệch khá nhiều. Tóm lại, con số về hiệu quả ngừa nhập viện là chưa thể tin được, hay đúng hơn là chưa đánh giá được.
3. An toàn của vaccine Sinopharm
Dữ liệu về sự an toàn của vaccine Tàu cũng rất hiếm, và khó đánh giá. Theo một báo cáo đánh giá của nhóm SAGE (thuộc Tổ chức Y tế Thế giới), sau 1.1 triệu liều BBIBP cho người 60 tuổi trở lên, chỉ có 79 ca có biến chứng nặng. Trong số này, có 45 ca được xem là có liên quan đến vaccine. Những biến chứng phổ biến là chóng mặt (23 ca), nhức đầu (9), mệt mỏi (9), nôn mửa (7), sốt (6), dị ứng trên da (6).
Tuy nhiên, theo một báo cáo trình bày trước một hội đồng vaccine của WHO [2], sau 35.8 triệu liều CoronaVac ở Tàu, chỉ có 49 ca báo cáo có biến chứng nặng. Những biến chứng này bao gồm sốc phản vệ, hội chứng Henoch-Schonlein, xuất huyết não, huỷ vỏ myelin, v.v.
Vẫn theo báo cáo trên, trong số khoảng 17 triệu liều CoronaVac ở Ba Tây (Brazil), có 162 báo cáo biến chứng nặng, kể cả tử vong. Tuy nhiên, biến chứng nặng ở đây là sốt, khó thở, nhức đầu. Cũng có báo cáo một số ca tử vong, nhưng không thấy trình bày con số.
Nhìn chung, con số về biến chứng sau tiêm chủng vaccine của Tàu rất thấp. Thấp đến độ ngạc nhiên. Chẳng hạn như ở Úc, cứ mỗi 10,000 liều thì có chừng 58 báo cáo phản ứng phụ. Nếu với 35,8 triệu liều, chúng ta kì vọng khoảng 129,000 ca phản ứng phụ. Thế nhưng số liệu của Tàu chỉ ... 49 ca, và tất cả 49 ca đều có thể xem là 'nhẹ' (dù họ báo là 'nặng').
Tóm lại, dữ liệu về hiệu quả của hai loại vaccine Tàu (Sinopharm và Sinovac) còn rất hạn chế, nên rất khó có thể đánh giá đúng. Tuy nhiên, những dữ liệu này cho thấy hiệu quả của hai vaccine dao động rất lớn, từ 51% đến 84%, tuỳ vào quần thể thử nghiệm. Về mức độ an toàn thì số liệu báo cáo cho thấy nguy cơ phản ứng phụ rất thấp, chỉ bằng 3-4 phần 10,000 so với các vaccine như AstraZeneca và Pfizer. Mức độ thấp một cách bất thường về phản ứng phụ đó cùng những bất cập trong dữ liệu về hiệu quả làm cho nhiều người không dám đặt niềm tin vào vaccine của Tàu.
4. Kinh nghiệm ở Chile, Mông Cổ và Seychelles
Cả hai vaccine do Tàu sản xuất đã được sử dụng nhiều nơi trên thế giới (hơn 90 quốc gia), chủ yếu là ở những nước có quan hệ ngoại giao và kinh tế với họ. Nhưng ngay tại những nước này, kinh nghiệm của họ về vaccine có lẽ không được khả quan.
Những nước dùng vaccine của Tàu trong nỗ lực đạt miễn dịch cộng đồng bao gồm Mông Cổ, Bahrain, Chile, và quốc đảo Seychelles. Cho đến nay, khoảng 50-70% dân số ở các nước này đã được tiêm chủng 2 liều CoronaVac hay BBIBP.
Khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine, cả ba nước này hứa rằng cuộc sống bình thường sẽ được phục hồi, thế nhưng trong thực tế thì họ đang phải đối đầu với làn sóng Covid-19 mới. Hiện nay, 4 nước này đang đứng đầu danh sách quốc gia với số ca nhiễm nhiều nhứt thế giới.
Nam Dương cũng là nước dùng vaccine Tàu như là nguồn chánh. Cho đến nay, Nam Dương cũng đang trải qua một đợt bùng phát mạnh. Hơn 350 bác sĩ và nhân viên y tế đã bị nhiễm dù đã được tiêm đủ 2 liều vaccine; trong đó 61 người đã qua đời (kể cả 10 người dùng vaccine Tàu).
Gần Việt Nam hơn là Thái Lan cũng là nước lệ thuộc vào vaccine Tàu và cũng đang trải qua một đợt bùng phát mới. Tôi hỏi một anh bạn thân, là giáo sư y khoa ở Thái Lan, anh ấy viết "No choice Tuan. All of Thai doctors, nurses were vaccinated with SNV" (Không có lựa chọn. Tất cả bác sĩ, y tá Thái Lan đều được chích vaccine của Sinopharm)
Hiện nay, số ca nhiễm mỗi ngày ở Thái Lan là 17,000 người. Cũng như Nam Dương, hàng trăm bác sĩ và nhân viên y tế Thái Lan bị nhiễm dù đã tiêm đủ 2 liều vaccine Tàu. Thái Lan thay đổi qui định tiêm vaccine bằng cách cho phép trộn 2 liều vaccine khác nhau: một với AstraZeneca và một với CoronaVac.
Nếu vaccin Tàu thật sự tốt, thì sự bùng phát như thế không thể xảy ra. Chẳng hạn như ở Mĩ, nơi mà ~45% dân số đã được tiêm vaccine Pfizer và Moderna, số ca nhiễm đã giảm đến 94% trong vòng 6 tháng. Do Thái là nước có tỉ lệ tiêm chủng bằng Seychelles (nhưng dùng vaccine Pfizer) và số ca hiện nay là khoảng 4.9 trên 1 triệu dân số, so với 716 trên 1 triệu ở Seychelles.
5. Việt Nam phải làm gì?
Tin mới nhứt là một tập đoàn tư nhân đã được Bộ Y tế cho nhập về 5 triệu liều vaccine Sinopharm. Trong thực tế, có lẽ Việt Nam không có nhiều lựa chọn vì nguồn vaccine còn hạn chế. Bộ Y tế đã cho phép nhập vaccine Tàu gởi một tín hiệu rằng Bộ Y tế biết vaccine của Tàu là an toàn và có hiệu quả?
Nhưng như tôi điểm qua dữ liệu ở trên, hiệu quả và an toàn của hai vaccine Tàu còn nhiều bất định. Ngoài ra, kinh nghiệm thực tế ở những nước dùng nhiều vaccine của Tàu đáng để chúng ta phải suy nghĩ một cách tiếp cận. Tôi đề nghị 5 điểm như sau:
Thứ nhứt, tạm thời chưa công nhận những ai đã tiêm vaccine Tàu là đã được tiêm chủng. Người dân có thể có lựa chọn tiêm CoronaVac hay BBIBP, nhưng vì sự bất định về hiệu quả, nên khó có thể xem đó là đã được tiêm chủng. Trong thực tế, Âu châu và vài nơi không công nhận những người đã tiêm vaccine Tàu là có 'giấy thông hành miễn dịch', và họ không được vào Âu châu trong tương lai. Việt Nam cũng nên có một chánh sách như thế để bảo đảm cộng đồng về lâu dài.
Thứ hai, không dùng vaccine Tàu cho những người có nguy cơ cao. Bởi vì các thử nghiệm lâm sàng của CoronaVac là trên người khoẻ mạnh, như nhân viên y tế, nên dữ liệu khoa học về hiệu quả của hai vaccine này ở những người có bệnh nền vẫn còn rất thiếu. Ngay cả vaccine CoronaVac, hiệu quả ở người trên 60 tuổi chỉ 51%, tức rất thấp. Do đó, tôi nghĩ không nên dùng vaccine này cho những người có nguy cơ cao.
Thứ ba, chỉ tiêm vaccine Sinopharm và Sinovac 1 liều như là bổ trợ cho các vaccine khác như AstraZeneca, Pfizer và Moderna. Điều này có nghĩa là đối với những người chưa tiêm vaccine, họ có thể dùng 1 liều CoronaVac hay BBIBP, nhưng sau đó là 1 liều của một trong ba vaccine phương Tây. Cách làm này bảo đảm nếu CoronaVac hay BBIBP không có hiệu quả thì vẫn có được sự bảo vệ của các vaccine đã 'chứng minh' là có hiệu quả.
Thứ tư, yêu cầu Sinopharm và Sinovac cung cấp thêm dữ liệu khoa học về hiệu quả và an toàn vaccine. Tôi nghĩ Nhà nước phải có trách nhiệm với dân khi triển khai một loại vaccine mà có nhiều yếu tố khoa học bất định. Nhà nước phải nói cho người dân biết sự thật về hiệu quả và an toàn của vaccine Tàu. Nhưng Nhà nước không thể biết hiệu quả và an toàn của vaccine, nên họ có quyền yêu Sinopharm và Sinovac cung cấp thêm dữ liệu, và điều này rất bình thường trước khi chấp nhận một vaccine hay thuốc. Những dữ liệu cần thiết là thông tin về thử nghiệm lâm sàng (như thử nghiệm ai, ở đâu, bao lâu, chỉ tiêu lâm sàng là gì, phân tích ra sao, ai là người giám sát phân tích dữ liệu, v.v.)
Và, quan trọng hơn hết, chúng ta cần chủ động tiếp cận những nguồn vaccine mới có triển vọng cao. Và, ngay từ bây giờ, tôi đề nghị Việt Nam nên thương lượng với Novavax (Mĩ) để thay thế nguồn vaccine từ Tàu. Theo số liệu công bố trên tập san y khoa New England Journal of Medicine, vaccine loại protein của Novavax có hiệu quả 90% chống Covid-19 [4]. Nếu được thì đây là nguồn vaccine mới rất có ích cho Việt Nam để đạt miễn dịch cộng đồng.
Dĩ nhiên, những đề nghị trên đây chỉ là ... đề nghị. Tuy nhiên, tôi vẫn hi vọng các giới chức y tế và lãnh đạo HCM cân nhắc cẩn thận khi dùng vaccine Sinopharm và Sinovac, và 5 đề nghị trên phản ảnh sự cân nhắc đó.
(Theo Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn)
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình luận