MIỀN TRUNG: CÓ GÌ THU HÚT ĐẦU TƯ ?! Ở ĐÂU ĐANG DẪN ĐẦU ?

Lượt xem: 1834 ||| Lượt thích: 0

 

 

MIỀN TRUNG, CÓ GÌ THU HÚT ĐẦU TƯ. Ở ĐÂU ĐANG DẪN ĐẦU. 

 

MIỀN TRUNG, CÓ GÌ THU HÚT ĐẦU TƯ ?! Ở ĐÂU ĐANG DẪN ĐẦU ?!

Thanh Hóa, liệu có bước đi lột xác rực rỡ như Quảng Ninh đã từng. 

Bài hơi dài, dành cho các bạn quan tâm đầu tư, đọc xong bạn sẽ có cảm nhận về miền đất bao năm say ngủ nay làm ổ đón đại bàng. 

Thanh Hóa dẫn đầu khu vực miền Trung về thu hút FDI
 

(Chinhphu.vn) - Theo thông tin từ Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, lũy kế đến ngày 20/8/2021, trên địa bàn các tỉnh miền Trung hiện có 2.151 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 60,77 tỷ USD.

Trong đó, Thanh Hóa là địa phương dẫn đầu với 164 dự án, tổng vốn đăng ký lên tới 14,57 tỷ USD, chiếm 24% tổng vốn đăng ký của cả khu vực.

Sau Thanh Hoá, Hà Tĩnh có 79 dự án, vốn đầu tư 11,74 tỷ USD, chiếm 19,3% tổng vốn đăng ký. Quảng Nam ở vị trí thứ 3 với 223 dự án, vốn đăng ký 6,07 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn đăng ký...

Quy mô vốn bình quân 1 dự án FDI của miền Trung đạt 28,25 triệu USD, cao hơn quy mô vốn bình quân chung của cả nước (11,75 triệu USD). Tổng vốn FDI của khu vực miền Trung hiện nay chiếm khoảng 15,16% tổng vốn FDI của toàn quốc.

Tại miền Trung, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 839 dự án, tổng vốn đăng ký lên tới 31,74 tỷ USD, chiếm 52,2% tổng vốn đăng ký. Sản xuất, phân phối điện thu hút được 43 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 10,02 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 109 dự án, tổng vốn đăng ký 9,91 tỷ USD, chiếm 16,3% tổng vốn đăng ký. Còn lại là các ngành khác như dịch vụ lưu trú và ăn uống, nghệ thuật, vui chơi và giải trí,…

Đến nay, có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại các tỉnh miền Trung. Trong đó, Nhật Bản dẫn đầu với 335 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 17,79 tỷ USD. Đài Loan (Trung Quốc) là nhà đầu tư lớn thứ hai với 141 dự án và 12,01 tỷ USD vốn đăng ký. Đứng thứ ba là Singapore với 105 dự án, vốn đăng ký 8,52 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư đăng ký. Kế đến là các nhà đầu tư Hàn Quốc, Trung Quốc, British Virgin Islands... có số vốn dầu tư lớn vào khu vực miền Trung.

 

Thu hút vốn đầu tư lớn, Thanh Hoá nhắm đích cực tăng trưởng mới

Danh sách các nhà đầu tiên liên tục được nối dài, các dự án đua nhau triển khai giúp Thanh Hóa dần trở thành một cực của “tứ giác phát triển” ở khu vực phía Bắc.

 

“Sóng đầu tư” đổ bộ vào Thanh Hóa

1,3 tỉ USD, đó là con số kỷ lục mà Foxconn - tập đoàn có quy mô hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và máy tính dự kiến đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa. Dự án này được ví như “sóng lớn” trong làn sóng đầu tư liên tục “đổ bộ” vào Thanh Hóa trong những năm gần đây. 

Năm ngoái, ngay sau đợt giãn cách xã hội, Thanh Hóa là địa phương sớm tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô cấp quốc gia, thu hút 34 dự án với trị giá 15 tỷ USD. Tính chung cả giai đoạn 2016 - 2020, Thanh Hóa đã thu hút được 1.072 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 76 dự án FDI), với tổng vốn đăng ký hơn 114 nghìn tỷ đồng và hơn 3,6 tỷ USD. 

Có những thời điểm, Thanh Hóa ghi nhận thực tế nhà đầu tư chen chân ghi danh đầu tư, trong đó có những tên tuổi lớn như Tập đoàn Vingroup, Sun Group, Eurowindow hay T&T, FLC… Nhiều dự án được triển khai ngay chứng minh rằng, doanh nghiệp không chỉ tới Thanh Hóa để ghi danh.

Trong lĩnh vực bất động sản, nhiều khu đô thị mới đã được rầm rộ khởi công. Trong đó, Vinhomes đã nhanh chóng “chọn mặt, gửi vàng” với đại dự án Vinhomes Star City ở TP. Thanh Hóa. Đến nay, một khu đô thị mới quy mô lên 147ha hiện đại mang phong cách châu Âu nằm ở trung tâm hành chính mới của Thanh Hóa đã thành hình. Bên cạnh Vinhomes, các thương hiệu “họ Vin” khác là Vincom, Vinpearl, Vinschool cũng nhanh chóng ghi dấu ấn - định hình hệ sinh thái của Vingroup tại Thanh Hoá. Có thể thấy, các doanh nghiệp hàng đầu đều không muốn bỏ lỡ “cơ hội vàng” đầu tư lúc này.

Làn sóng đầu tư đã tạo thành bệ đỡ để kinh tế Thanh Hóa có sự khởi sắc với tốc độ tăng trưởng luôn ở nhóm đầu của cả nước. Trên bảng xếp hạng, quy mô kinh tế của địa phương này không ngừng được cải thiện, hiện đang đứng thứ 8 trong tổng số 63 tỉnh, thành. Dự kiến thứ bậc này sẽ không ngừng được cải thiện.

 

Chính sách “trải thảm đỏ”

Sự góp mặt của các doanh nghiệp hàng đầu vào Thanh Hóa “là tín hiệu tích cực, mở ra triển vọng mang tính vận hội cho xứ Thanh” là khẳng định của PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Ông Thiên ví von rằng các doanh nghiệp trong nước không khác gì những “đại bàng”, sẽ giúp sức để Thanh Hóa cất cánh.

Nhận thấy tín hiệu này, Thanh Hóa đang thực hiện những chính sách “trải thảm đỏ” thu hút nhà đầu tư và tiến hành cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Tới nay, Thanh Hóa đã tích hợp thủ tục hành chính lên cổng dịch vụ công quốc gia; ứng dụng công nghệ thông tin và tham gia trục liên thông văn bản trên phạm vi toàn quốc. Nhờ đó, hơn 2/3 hồ sơ, thủ tục đã được tiếp nhận, giải quyết qua cổng dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3.

 

Thu hút vốn đầu tư lớn, Thanh Hoá nhắm đích cực tăng trưởng mới

Trụ sở Trung tâm hành chính mới của tỉnh Thanh Hoá nằm kế cận khu đô thị Vinhomes Star City - biểu tượng phát triển mới của Thanh Hoá 

Không chỉ có sự đồng hành của chính quyền, chủ đầu tư còn nhận được những cam kết thực chất chứ không chỉ là những lời hứa. Đó là cam kết tiến độ giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của nhà đầu tư; cam kết đầu tư hạ tầng đến tận chân hàng rào dự án; và cam kết giải quyết những vướng mắc trong suốt quá trình đầu tư và vận hành thương mại của dự án. Đây chính là chìa khóa tạo dựng lòng tin với các nhà đầu tư.

Nỗ lực của tỉnh Thanh Hóa đang hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị. Theo đó, đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; đến năm 2045, là tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước. Trên bình diện kinh tế vùng, Thanh Hóa cũng sẽ là một trụ cột trong “tứ giác” phát triển tại khu vực phía Bắc, cùng với Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong tháng 8 vừa rồi, kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu này cũng đã được tỉnh này ban hành với 10 nhiệm vụ cụ thể.

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, khẳng định: “Thanh Hóa vốn là “chóp” của Bắc Trung Bộ, nên việc trở thành một điểm trong “tứ giác” kết nối với các trung tâm lớn của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là ý tưởng đúng. Kết nối và khai thác được lợi thế từ các trung tâm lớn ở phía Bắc, Thanh Hóa sẽ bùng lên”.

Với vai trò là một cực tăng trưởng mới, những tiềm năng, lợi thế tại chỗ của Thanh Hóa sẽ được khơi dậy và phát triển. Trong đó, những trụ cột như du lịch hay phát triển hạ tầng được kỳ vọng bứt phá sẽ tạo ra giá trị mới cho thị trường bất động sản. Những đại dự án tiên phong như Vinhomes Star City sẽ trở thành mảnh ghép thay đổi diện mạo Thanh Hóa hiện đại.


Hơn 5.500 tỷ đồng đầu tư tuyến đường bộ ven biển qua Thanh Hóa

Bộ Giao thông vận tải cho biết dự án đường bộ ven biển Thanh Hoá sẽ bắt đầu khởi công tháng 10 tới đây, với tổng mức đầu tư lên đến 5.642 tỷ đồng...

Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn 10059/BGTVT-KHĐT ngày 27/09 gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi tới sau kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV.

Trước đó, cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai dự án đường ven biển đoạn qua tỉnh Thanh Hóa.

"Hiện Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt các dự án đầu tư này và dự kiến sẽ khởi công đoạn Nga Sơn đến Hoằng Hóa trong tháng 10/2021; đoạn Hoằng Hóa đến Sầm Sơn, đoạn Quảng Xương đến Tĩnh Gia khởi công trong quý 1/2022", Bộ Giao thông vận tải cho biết.

Trả lời cử tri tỉnh Thanh Hóa, Bộ Giao thông vận tải cho biết dự án đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn đến Hoằng Hóa và dự án đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa đến Sầm Sơn, đoạn Quảng Xương đến Tĩnh Gia do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quản lý, đầu tư. 

 

Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong quá trình thực hiện đầu tư dự án. 

Theo kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương để thực hiện các dự án giao thông kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững năm 2021, địa phương này có hai dự án trọng điểm với tổng mức đầu tư 5.642 tỷ đồng.

Thứ nhất, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa – Sầm Sơn dài 10,5Km và đoạn Quảng Xương – Tĩnh Gia dài 14,5Km theo hình thức BOT 3.400 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương bố trí 1.400 tỷ đồng, vốn địa phương 980 tỷ đồng. Các đoạn tuyến này có quy mô phần đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng tối thiểu 2 làn xe, với tốc độ thiết kế 80km/h. Diện tích sử dụng đất khoảng 45ha.

Thứ hai, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn – Hoằng Hóa với tổng mức đầu tư 2.242 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách trung ương là 1.100 tỷ đồng, còn lại là vốn địa phương. Dự án có tổng chiều dài tuyến 23,75 km, đi qua 3 huyện là Nga Sơn, Hậu Lộc và Hoằng Hoá.

Các dự án trên sau khi hoàn thành sẽ hình thành trục đường giao thông chính ven biển để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá. Đồng thời, hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông trong khu vực, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội; củng cố an ninh quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi trong xử lý các tình huống ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, trong giai đoạn đến năm 2025, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đã khởi công và đang thực hiện, tỉnh Thanh Hóa sẽ ưu tiên đầu tư một số dự án giao thông trọng điểm như Đường nối quốc lộ 1 với quốc lộ 45 từ xã Hoàng Kim, huyện Hoàng Hóa đến xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa với tổng mức đầu tư 1.420 tỷ đồng.

Dự án đường giao thông từ khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường ven biển 900 tỷ đồng; đường nối thành phố Thanh Hóa với các huyện phía Tây 4.000 tỷ đồng; tuyến đường Vành đai 3 nhánh đông đoạn từ huyện Hoằng Hóa đến huyện Quảng Xương 3.300 tỷ đồng… Các dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra "cú hích" để Thanh Hóa phát triển toàn diện, khơi dậy tiềm năng du lịch sẵn có nơi đây.

 

Năm 2021-2030: Thanh Hoá sẽ triển khai hàng loạt dự án

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa phê duyệt hàng loạt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Cùng với đó là các danh mục những công trình, dự án thực hiện trong năm 2021 của các huyện, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn...

Từ đầu tháng 9/2021 đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã liên tục phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021- 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của hàng loạt các huyện: Mường Lát, Bá Thước, Quan Hóa, Thường Xuân và Thạch Thành, Triệu Sơn, Quảng Xương, Ngọc Lặc và Lang Chánh… với tổng diện tích gần 580.000 ha.

Cụ thể, tổng diện tích tự nhiên được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đối với huyện Mường Lát là 81.240,94 ha; huyện Bá Thước 77.757,20 ha; huyện Quan Hóa 99.069,90 ha; huyện Thường Xuân 110.717,35 ha; huyện Thạch Thành 55.921,73 ha; huyện Triệu Sơn là 29.004,53 ha; huyện Quảng Xương là 17.446,94 ha; huyện Ngọc Lặc là 49.098,65 ha và huyện Lang Chánh là 58.562,81 ha.

Cùng với phê duyệt quy hoạch, quyết định cũng nêu danh mục các công trình, dự án thực hiện trong năm 2021 của các huyện.

Các huyện thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất có rừng tự nhiên để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận theo thẩm quyền và quy định của pháp luật làm căn cứ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất của huyện, của tỉnh.

Theo đó, năm 2021, huyện Triệu Sơn có một số dự án diện tích quy hoạch lớn như: Đường từ Trung tâm thành phố Thanh Hóa nối với đường giao thông từ Cảng hàng không Thọ Xuân, đi Khu kinh tế Nghi Sơn (tuyến 1) 45,32 ha; đường nối thành phố Thanh Hóa với Cảng hàng không Thọ Xuân, đoạn từ cầu Nỏ Hẻn đến đường tỉnh 514 (tuyến 2) 52,69 ha; Đường nối thành phố Thanh Hóa với Cảng hàng không Thọ Xuân, đoạn từ đường 514 đến đường vào Cảng hàng không Thọ Xuân (tuyến 3) 39,01 ha; Khu đô thị Sao Mai quy mô 43 ha (đất ở 18,35 ha); dự án cụm công nghiệp Hợp Thắng 70 ha; cụm công nghiệp Dân Lực 50 ha…

Huyện Quảng Xương có một số công trình, dự án thực hiện trong năm 2021 như dự án khu dân cư đô thị mới 18,03 ha; khu dân cư nông thôn các xã 256,88 ha; cụm công nghiệp Nham Thạch 16,8 ha, cụm công nghiệp Cống Trúc 50 ha; cụm công nghiệp và đô thị Tiên Trang 62,47 ha; khu neo đậu tránh trú bão cho tầu thuyền nghề cá cửa sông Lý 43 ha.

Trong năm 2021, huyện Thường Xuân có một số công trình dự án phát triển kinh tế xã hội phải thu hồi đất như: dự án khu dân cư đô thị 13 ha; khu dân cư nông thôn hơn 11 ha; công trình giao thông 23,28 ha; dự án công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam 57,24 ha…

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa giao Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức thực hiện Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021- 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021. Công bố, công khai Quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở triển khai lập Kế hoạch sử dụng đất hàng năm phù hợp với các chỉ tiêu sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân các huyện chịu trách nhiệm về xác định ranh giới, tính chính xác và không gian sử dụng đất; thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất có rừng tự nhiên để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận theo thẩm quyền và quy định của pháp luật làm căn cứ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất của huyện, của tỉnh.

Đồng thời, thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về đất đai; quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về sử dụng đất; kiên quyết không giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất theo thẩm quyền đối với các trư ng hợp hông có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Khuyến khích người dân sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và đã cho thuê. Khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất của huyện và chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh Quy hoạch, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch.

Đặc biệt, Ủy ban nhân dân tỉnh nhấn mạnh việc kiên quyết không giải quyết hoặc tham mưu giải quyết việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đối với các trường hợp không có trong Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo đúng quy định.

(Theo Cao Anh tổng hợp)

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

 

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình luận

Thông tin bất động sản khác