KHỞI CÔNG NHÀ GA HÀNH KHÁCH T3 SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT VÀO THÁNG 12
Nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng vốn khoảng 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn hợp pháp của ACV, không sử dụng ngân sách Nhà nước, dự kiến hoàn thành trong 37 tháng.
Mục tiêu xây dựng ga T3 tiêu chuẩn quốc tế, với công suất 20 triệu hành khách một năm và các công trình phụ trợ đồng bộ, phục vụ khai thác nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất để giảm tải cho nhà ga T1.
Đồng thời, nhà ga T3 cũng phải phù hợp với quy hoạch và phân chia sản lượng khai thác giữa sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất.
(Theo VnExpress)
[CẬP NHẬT THÁNG 9/7/2022]
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn thành thủ tục để khởi công nhà ga T3 ở sân bay Tân Sơn Nhất trong quý 3 và hoàn thành sau hai năm.
"Chậm nhất đến tháng 9/2024 phải hoàn thành nhà ga T3. Việc triển khai các công việc phải theo tinh thần làm ngày làm đêm", Thủ tướng nói tại buổi khảo sát và làm việc với TP HCM cùng các bộ ngành để giải quyết tình trạng quá tải tại Tân Sơn Nhất, chiều 9/7.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát hiện trường nhằm thúc đẩy tiến độ các dự án nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất, chiều 9/7. Ảnh: Nhật Bắc
Ga T3 được Chính phủ duyệt chủ trương đầu tư hai năm trước, tổng vốn gần 11.000 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tổng công ty hàng không (ACV) nhằm nâng công suất khai thác Tân Sơn Nhất lên 50 triệu khách mỗi năm. Công trình trước đó dự kiến khởi công cuối năm ngoái, nhưng chưa triển khai do một số vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, giao đất quốc phòng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất...
Thủ tướng chỉ đạo sau khi thị sát sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Nhật Bắc
Để kết nối giao thông đồng bộ với nhà ga T3, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu TP HCM nhanh chóng triển khai các dự án ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất và phối hợp các bộ ngành bổ sung, sửa đổi quy hoạch để giải quyết tình trạng ùn tắc ở khu vực này. Hiện, quanh sân bay có một số dự án sắp triển khai như dự án đường nối Cộng Hoà - Trần Quốc Hoàn, tổng vốn 4.800 tỷ đồng cũng các công trình mở rộng đường Cộng Hoà, Hoàng Hoa Thám... dự kiến khởi công trong năm nay.
Ngoài nhà ga T3, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các bộ ngành liên quan hoàn thành các thủ tục giao đất trong tháng 7 này để giải phóng 12 ụ bêtông trong Tân Sơn Nhất để khai thác máy bay cỡ lớn.
Quy hoạch nhà ga T3. Đồ họa: Việt Chung
Thủ tướng giao Phó thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các công việc trên. Đồng thời, ông yêu cầu các bộ, ngành liên quan giải quyết nhanh các thủ tục hành chính với tinh thần "vì lợi ích quốc gia".
Theo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, sau khi Covid-19 được kiểm soát, khách qua sân bay tăng mạnh, xấp xỉ cao điểm năm 2019 khi dịch chưa bùng phát. Tuy nhiên đây cũng là áp lực lớn với sân bay này do hạ tầng đã quá tải nhiều năm nay.
Tony Hieu
Sự phát triển 1 sân bay quốc tế tầm cỡ là tất yếu. Tuy nhiên, tiến độ LT sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc phát triển hạ tầng đường bộ. Cao tốc HCM-LT đang quá tải, metro chưa đấu nối đến LT, tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - LT mới chỉ là dự án, thì tiến độ đưa LT vào hoạt động sẽ còn rất xa. Hơn nữa, với việc TSN đang tiếp tục mở rộng, tình hình Covid cũng làm hạn chế nhiều các tuyến quốc tế, chưa thể hồi phục trong thời gian ngắn được cũng sẽ là những nguyên nhân làm chậm lại tiến độ. Về nguyên tắc để hoạt động 1 sân bay như LT thì phải có ít nhất 2 đường kết nối hạ tầng đến khu vực trung tâm SG (đường bộ + đường sắt). Dự đoán tối thiểu 5-6 năm nữa gđ 1 mới đi vào hoạt động. BĐS quanh khu vực LT cứ tiếp tục nằm chờ thời thôi, giá giờ cao quá rồi, nhu cầu thì không có thì chưa biết sau này ra hàng kiểu gì.
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình luận