5 công trình tại Sài Gòn có lịch sử tồn tại hàng trăm năm
Bưu điện Sài Gòn - 1 trong 5 công trình tại Sài Gòn có lịch sử tồn tại hàng trăm năm.
Cùng xem lại các công trình được xây dựng hàng trăm năm trước, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của vùng đất Sài Gòn - Gia Định và tồn tại đến ngày nay.
1/ Nhà hát lớn Sài Gòn - 120 năm
Được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành 2 năm sau đó, Nhà hát Thành Phố mang kiến trúc Phương Tây. Các phù điêu bên trong được nhiều họa sĩ có tên tuổi người Pháp vẽ giống như mẫu nhà hát Pháp cuối thể kỷ 19. Thời điểm này nhà hát lớn là nơi biểu diễn ca nhạc và kịch cho người Pháp xem.
Năm 1954, nơi đây được sử dụng làm nơi ở tạm trú cho các thường dân Pháp từ miền Bắc di cư vào Nam theo Hiệp định Genève năm 1954. Năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau gọi là nhà Hạ nghị viện) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Sau sự kiện 30/04/1975, nơi đây trở thành Nhà Hát Lớn của TP. Hồ Chí Minh nằm giữa lõi Sài Gòn với chức năng là nhà hát đa năng, nơi biểu diễn sân khấu nghệ thuật và là nơi để tổ chức các sự kiện lớn.
2/ Khách sạn Continental – 140 năm
Là khách sạn có lịch sử lâu đời và nổi tiếng nhất Saigon. Tòa nhà nằm ngay trên đường Đồng Khởi kéo dài từ bờ sông Sài Gòn cho đến nhà thờ Đức Bà. Đây cũng là con đường trung tâm sầm uất bậc nhất thời bấy giờ có rất nhiều người Pháp sống ở khu vực này.
Khách sạn được khởi công vào năm 1978 và hoàn thành chỉ 2 năm sau đó do ông Pierre Cazeau – Nhà sản xuất vật liệu xây dựng và đồ gia dụng làm chủ đầu tư. Kiến trúc và nội thất đều được thiết kế và bài trí theo phong cách khách sạn 5 sao ở Paris. Thời Pháp thuộc, khách sạn Continental là nơi dừng chân của các viên chức sĩ quan cao cấp của Pháp đến công tác cũng như các du khách giàu có.
Trong những thập niên 1960-1970, chánh phủ Sài Gòn bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt, vì thế khách sạn có tên là “Đại Lục Lữ Quán”.
Sau sự kiện 30/04/1975, nơi đây được đổi tên thành Khách sạn Hải Âu. Đến năm 1989, côɴg trình được tu sửa lại và lấy tên cũ. Khách sạn từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng thế giới.
Hiện, Continental là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần phát triển ngành du lịch TP HCM
3/ Nhà thờ Chợ Quán – 320 năm
Nhà thờ Chợ Quán tọa lạc tại địa chỉ 20 Trần Bình Trọng, Quận 5 được xây dựng lần đầu vào năm 1700 – là nhà thờ có lịch sử lâu đời nhất tại Sài Gòn với tuổi đời lên đến 320 năm.
Theo dọc giả Trương Vĩnh Ký, Họ Đạo Chợ Quán gắn liền với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của đất nước. Trong số các di dân vào Nam khai khẩn đất hoang đã có nhiều giáo dân theo đạo Thiên Chúa. Họ tập hợp tổ chức nhà Nguyện và sau này là nhà thờ Chợ Quán.
Mãi đến năm 1882 (lần thứ , cha Nicolas Hamm về kế nhiệm đã đặt nền móng cho ngôi nhà thờ mới (nhà thờ tồn tại đến ngày nay). Thánh đường được khánh thành năm 1896 nằm ở vị trí trung tâm, có kiến trúc phương Tây, lợp ngói đỏ, có thể chứa khoảng 1.000 người.
4/ Cầu Mống - 125 năm
Là một trong những cây cầu cổ xưa nhất còn sót lại ở Sài Gòn, cầu Mống bắc qua kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4 (đất Khánh Hội xưa).
Cầu mang đậm nét phương Tây, do côɴԍ ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes đầu tư và côɴԍ ty Levallois Perret (tức Eiffel cũ) thi côɴԍ vào năm 1893-1894.
Dài 128 m, rộng 5,2 m, cầu có lề bộ hành rộng 0,5 m và được xây bằng thép kiên cố. Thành cầu uốn cong có những khoảng trống, sơn xanh (ban đầu cầu có nước sơn màu đen). Hình dáng vòng cung giống cầu vồng nên người dân gọi tên là cầu Mống.
Trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông – Tây và Đường hầm sông Sài Gòn, cầu được tháo dỡ hoàn toàn, sau khi công trình này hoàn tất thì nó được lắp ghép lại theo nguyên bản và gia cố thêm phần trụ móng kèm trang bị chiếu sáng mỹ thuật.
5/ Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn - 156 năm
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, một trong những công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố, được xây dựng vào ngày 28 tháng 3 năm 1863 và hoàn thành năm 1865 với số tiền 2.500.000 franc Pháp do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ.
Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang.
Năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc hoặc Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp "bảo hộ", "khai hóa" cho Việt Nam. Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình Giám mục Adran với phẩm phục giám mục, tay trái dẫn hoàng tử Cảnh, tay phải cầm Hiệp ước Versailles năm 1787. Giới bình dân Saigon thưở đó gọi tượng Bá Đa Lộc là "tượng 2 hình" để phân biệt với "tượng 1 hình" của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly đặt tại Công trường Mê Linh. Năm 1945, sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam thì tượng Bá Đa Lộc đã bị dỡ xuống, tuy vậy, bệ đá hoa cương đỏ thì vẫn được giữ lại.
Năm 1958, Linh mục Phạm Văn Thiên, người cai quản giáo xứ Saigon lúc bấy giờ, sau 1 chuyến đi sang Ý, đã đặt 1 đức tượng Đức Mẹ Hoà Bình bằng đá cẩm thạch Carrara của Ý.
(Theo Đoàn Hồng Ngọc)
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình luận