13 ngân hàng được nới room tín dụng cho vay mua nhà ở vào ngày 13 9 2022 ?!
Tin được mong chờ nhất
Dự kiến ngày 13/09 được nới room 13 Ngân hàng gồm:
- BIDV, ACB, HDB, SHB, Sacombank, VIB, VPBank, Lienviet, OCB, MSB, Seabank, Vietinbank, Eximbank: 3%
- MBB: 4%
- VCB: 5%
Bà con chuẩn bị mua nhà chưa ?!
(Chợ Đất sưu tầm)
Duong Hong Quan
Anh em sale bds và nhà đầu tư thuộc phân khúc bds đầu tư có thể đang quá lạc quan với thông tin nới room mà không để ý tới các định hướng của chính phủ như :
- Định hướng dịch chuyển dòng tiền sang sản xuất kinh doanh.
- Đẩy mạnh kinh tế Xuất nhập khẩu.
- Tập trung vào bất động sản có giá trị ở và sản xuất kinh Doanh.
- Kiểm soát lạm phát và tỷ giá.Nới room tín dụng cho vay mà để chạy vào bất động sản mang tính đầu cơ hoặc tích trữ tức là dòng vốn tín dụng đang từ dòng vốn "sống" trở thành dòng vốn "chết".
Dự đoán nới room tín dụng là có. Nhưng sẽ ưu tiên lớn vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt kinh doanh xuất nhập khẩu.
Bất động sản chỉ cho vay loại hình nhà ở nhưng giải ngân sẽ Thấp, lý do là vì đối tượng vay mua nhà ở thực thường không phải là đối tượng có tài chính tốt nên sẽ khó xét duyệt cho vay, còn đất dự án thương mại dịch vụ nghỉ dưỡng thì khả năng cao sẽ rất khó khăn để hứng được dòng vốn mới trong giai đoạn này.
Trong thời gian vừa qua, do yếu tố biến động lãi suất đến từ FED, NHNN đã phải bán đi một lượng rất lớn mười mấy tỷ đô la để kiềm chế tỷ giá. Đối vs 1 nước có độ mở về Xuất nhập khẩu lớn như VN thì tỷ giá rất quan trọng. Vì thế ưu tiên của Chính Phủ luôn là tỷ giá. Và để kiểm soát tỷ giá cũng như đảm bảo được sức phòng thủ của nền kinh tế thì dự trữ ngoại tệ là tấm khiên quan trọng.
Vậy nên với mục tiêu tăng xuất nhập khẩu để tăng GDP và tăng dự trữ ngoại hối, bù lại phần đã hao hụt thì những ngành nào hút được ngoại tệ sẽ là ngành được tập trung.
Vậy nên mục tiêu chính của Nhà nước giai đoạn này vẫn là sản xuất kinh doanh.
Anh chị nhà đầu tư đang có ý định đầu tư NGẮN HẠN thì nên cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định.
Thu Hằng
Mãi mới đọc tin 1 cái tin đàng hoàng chút. Toàn bọn đăng lại rồi hô hào nới room cho bds. Quỳ lạy. Tin thì đúng mà hiểu sai lại to còi la lớn.
Cập nhật :
Ngân hàng Á Châu giải ngân cho vay theo hạn mức sau từ ngày 6/9/2022
Những ngày gần đây, thì rất nhiều người đang trông chờ vào tín hiệu nới Room Tín Dụng.
Nhưng có một số cmt trái chiều, cho rằng Room tín dụng không có tác dụng, ảnh hưởng gì đến BDS.
Nhưng theo quan điểm cá nhân mình, đánh giá thì không những ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến ngành BDS.
Dù dòng vốn ưu tiên đi vào sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra Lợi nhuận, dòng tiên lưu thông --> Dòng tiền sẽ trả lại cho chi phí đầu tư cơ sở vật chất, chi phí thuê MB, nhà xưởng , văn phòng , building --> đều liên quan đến việc khai thác dòng tiền bất động sản --> làm tăng giá trị bất động sản lên.
Đối với các loại đất TMD, NTS( đất nuôi trồng thủy sản), DNL (đất Công trình Năng Lượng), SKK, SKC, ODT, ONT... đều cần vốn để khai thác dòng tiền sản xuất kinh doanh hoặc cho thuê.
Các loại đất Nông nghiệp cũng cần vốn để khai thác dòng tiền, để canh tác sản xuất kinh doanh, kho Nông sản, chế biến, xuất nhập khẩu.
Nếu tiếp tục siết tín dụng thì sẽ bóp chết các ngành khai thác dòng tiền trên BDS , sẽ rất lãng phí BDS, đặt biệt là đất Nông nghiệp, đang chiếm tỷ trọng lớn.
Bản thân mình là người chuyên khai thác dòng tiền trên đất Nông Nghiệp, cũng đang chờ nguồn vốn để xd trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp du lịch trên đất Nông nghiệp.
(Theo Thành Nhiệt)
Lê Thanh Nghị
Không có nới, chỉ tiêu cả năm vẫn chỉ 14%, chỉ phân bố phần còn lại 4,1% cho các ngân hàng có chỉ số nợ xấu an toàn và tham gia hỗ trợ các chính sách của chính phủ tốt.
Josie Vo
Nới Room Tín Dụng
Nghe đâu nới room tín dụng hỏi vay ngân hàng thì đã được cho vay các cụ nhé! Điểm tín dụng CIC của mình trên 600, vay chỉ chưa tới 30% tài sản thế chấp, có thể chứng minh thu nhập dư trả nợ.
Vậy mà thưa quý vị: 13% năm và mua bảo hiểm (có thể thương lượng xuống còn 1%).
Vay thấu chi Kinh doanh hạn mức 1 tỉ còn vay BĐS thì hơn. (Có thể dùng thấu chi kinh doanh này để mua BĐS)
13% thì thôi mua BĐS làm chi trong giai đoạn này, sang năm lại lên 14-15% thì có mà toi, để dành cho doanh nghiệp đang cạn vốn không họ lại bán tháo BĐS để doanh nghiệp được hoạt động thì khốn.
15 NGÂN HÀNG ĐƯỢC NỚI ROOM TÍN DỤNG VỚI MỨC TỪ 3% - 5%
Căn cứ kết quả xếp hạng mới nhất theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN, tình hình hoạt động của các TCTD trong năm 2022, diễn biến thị trường và định hướng từ đầu năm tại Chỉ thị 01, NHNN đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các TCTD có đề nghị và có thông báo gửi các TCTD này. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về hạn mức tăng trưởng tín dụng bổ sung cụ thể cho từng ngân hàng không được Ngân hàng Nhà nước công bố.
Cụ thể, trong tháng 9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể sẽ điều chỉnh room tín dụng cho khoảng 3% - 5% cho 15 ngân hàng đã niêm yết. Trong đó, Vietcombank và MB là các ngân hàng sẽ được cấp hạn mức bổ sung cao nhất lần lượt 5% và 4%.
Các ngân hàng còn lại có thể được cấp thêm khoảng 3% gồm: BIDV, VietinBank, ACB, HDBank, SHB, Sacombank, VPBank, LienVietpostBank, MSB, Seabank, Eximbank,VIB và OCB.
Ngoài ra, Agribank cũng có trong lần điều chỉnh room tín dụng này của Ngân hàng Nhà nước.
Trước đó, NHNN đã thông báo về điều chỉnh tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của các TCTD theo quy định của NHNN tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN và đảm bảo góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ đồng thời khuyến khích các TCTD nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, an toàn hoạt động, góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.
(Theo Thien TB)
Thien TB
Thái Hòa có thông báo chính thức rồi anh, trên cổng thông tin và báo chí 1 số như sau:
Cụ thể, hạn mức tín dụng được cấp của một số ngân hàng nằm trong danh sách được nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lần này như sau: Sacombank (STB) 4%; HDBank (HDB) 3,4%; Tiếp theo là OCB (3,1%) và VIB (3%).Một số nhà băng được cấp thêm 2,7% gồm: Techcombank; MBBank. TPBank cũng được bổ sung thêm 1,2% hạn mức tăng trưởng tín dụng cho năm nay. Khối quốc doanh, Vietcombank được cấp thêm 2,7%, trong khi đó BIDV và VietinBank chỉ được cấp thêm 0,7%.
Agribank của quốc dân cũng có tên trong danh sách được tăng hạn mức đợt này.
Ngân hàng Nhà nước công bố sẽ giao hạn mức tín dụng mới khiến nhà băng lẫn doanh nghiệp thở phào sau thời gian căng thẳng về nguồn vốn vừa qua.
Doanh nghiệp “dễ thở” hơn
Ông Lâm Đại Vinh, Giám đốc Công ty vận tải Lâm Vinh, cho biết những tháng vừa qua doanh nghiệp (DN) dù vẫn vay được vốn từ ngân hàng (NH) vì hồ sơ tín dụng tốt. Dù vậy việc giải ngân tùy vào từng thời điểm và báo trước vài ngày mới có tiền chứ không thể có sau một ngày như trước đây. Nhiều DN bạn bè, đối tác cũng trong tình trạng tương tự do các NH đều cho hay “room” tín dụng không còn nhiều.
Ngân hàng Nhà nước giao room tín dụng sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tăng tốc cuối năm NGỌC THẮNG |
Đó là chưa kể nhiều đối tác bị giảm hạn mức cho vay xuống thấp kéo theo công nợ kéo dài. Vì vậy, khi NH Nhà nước (NHNN) công bố giao hạn mức tín dụng thì các DN sẽ dễ thở hơn. Nhất là thời điểm cuối năm, mùa cao điểm của tất cả ngành nghề. Nếu DN không xoay xở được vốn thì sẽ phải thu hẹp hoạt động, sàng lọc khách hàng gắt gao.
Bởi điều đó có nghĩa là NH sẽ cung ứng một nguồn vốn mới cho thị trường, các DN sẽ bớt gặp khó khăn khi cần vốn, tạo sức sống cho nền kinh tế.
Thời gian vừa qua, ngay cả những DN thuộc diện được hỗ trợ lãi suất 2% cũng khó tiếp cận với câu chuyện quen thuộc do “hết room” thì nay NH cũng sẽ không có lý do để từ chối các hồ sơ này.
- Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hội DN TP.HCM
Ông Lâm Đại Vinh chia sẻ thêm: Hiện sức mua của thị trường khá thấp, không chỉ người tiêu dùng mà DN đã thắt lưng buộc bụng. Nhưng trong các hoạt động vẫn cần phải có dòng tiền để xoay vòng. Nếu các NH vẫn gặp khó về room như vừa qua thì nhiều DN ngay cả tiền trả lương cho nhân viên cũng thiếu. Việc mở room tín dụng sẽ tạo điều kiện cho nhiều công ty hoạt động bình thường và góp phần đưa kinh tế phục hồi nhanh hơn.
Đồng tình, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hội DN TP.HCM, cũng bày tỏ niềm vui với thông tin mở room tín dụng. Bởi điều đó có nghĩa là NH sẽ cung ứng một nguồn vốn mới cho thị trường, các DN sẽ bớt gặp khó khăn khi cần vốn, tạo sức sống cho nền kinh tế. Thời gian vừa qua, ngay cả những DN thuộc diện được hỗ trợ lãi suất 2% cũng khó tiếp cận với câu chuyện quen thuộc do “hết room” thì nay NH cũng sẽ không có lý do để từ chối các hồ sơ này. Dù vậy, ông vẫn lo lắng rằng có những công ty vừa và nhỏ không đủ điều kiện tiếp cận vốn trong thời gian qua thì cũng không dễ vay vốn dù NH đã có tiền.
Báo cáo mới từ Công ty chứng khoán Rồng Việt cho biết từ năm 2013 đến nay, tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm thường cao hơn so với nửa đầu năm, chỉ trừ năm 2019. Điều này phù hợp với quy luật nhu cầu vốn mạnh hơn trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, năm 2022 có một đặc thù là năm phục hồi sau đại dịch, do đó, nhu cầu vốn đã tăng tốc mạnh trong giai đoạn đầu năm. Xét theo lĩnh vực cho vay, hoạt động thương mại và hoạt động khác đóng góp hơn 70% vào tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế trong 6 tháng năm 2022.
Dựa vào bức tranh tín dụng chung và triển vọng phục hồi của nền kinh tế, nhóm phân tích đánh giá nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế vẫn sẽ ở mức cao. Việc siết room tín dụng trong phần lớn thời gian của quý 3/2022 sẽ phần nào ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh và mở rộng của các DN trong thời gian còn lại của năm. Điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% trong chương trình phục hồi phát triển kinh tế. Báo cáo đưa ra kỳ vọng NHNN có thể điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tế, tăng trưởng tín dụng cả năm ước có thể đạt 16%.
Không siết tín dụng bất động sản
Trước đó, Chỉ thị 13 của Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững ban hành ngày 29.8 cũng yêu cầu "không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước" và "không điều hành chính sách “giật cục,” không chuyển trạng thái đột ngột từ “nới lỏng” sang kiểm soát chặt chẽ, hoặc ngược lại". Chỉ thị này đã mang lại luồng sinh khí cho thị trường, nhất là các DN BĐS, đối tượng luôn bị soi đầu tiên trong các chính sách tín dụng.
Điều này cũng được thể hiện trong chủ trương về các tiêu chí để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các NH thương mại mà NHNN vừa thông báo. Theo đó, tiêu chí có một số thay đổi so với đầu năm. Cụ thể có 5 tiêu chí được thảo luận đề cập đến là: kết quả xếp hạng năm 2021; ưu tiên các NH tham gia xử lý các nhà băng yếu kém; NH tham gia xử lý quỹ tín dụng nhân dân yếu kém; tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng để khuyến khích các NH trong danh sách NHNN sẽ đề nghị giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; giảm trừ đối với các NH có tỷ lệ dư nợ cho vay thị trường 1 so với huy động vốn thị trường 1 cao. Như vậy, trong 5 tiêu chí này, NHNN đã không đề cập cụ thể tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS, đầu tư trái phiếu DN như các tiêu chí xét duyệt hạn mức tín dụng trước đó. Điều này khiến cả NH lẫn DN bớt lo lắng hơn khi bị kiểm soát quá gắt gao vào hoạt động cho vay đối với từng lĩnh vực. Số liệu NHNN cho biết tính đến giữa tháng 8, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,45 triệu tỉ đồng, tăng 9,62% (cùng kỳ năm 2021 tăng 6,68%). Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả năm là 14%, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế còn có thể tăng thêm 4,38%, tương đương quy mô khoảng 457.000 tỉ đồng. Đây là nguồn vốn hỗ trợ tích cực cho hoạt động của DN trong những tháng cuối năm.
Bổ sung tín dụng cho những tháng cuối năm là cần thiết
Theo TS Cấn Văn Lực, Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV, về cơ bản tỷ lệ tín dụng được mở bám sát với tình hình thị trường, lạm phát. DN cũng như NH mong đợi được bổ sung tín dụng cho những tháng cuối năm là cần thiết. Đến thời điểm hiện tại, lạm phát tương đối được kiểm soát, khả năng trong năm 2022 khoảng 4%. Dự báo của ông Cấn Văn Lực về tăng trưởng kinh tế GDP năm 2022 là cao hơn kế hoạch đặt ra đầu năm, trên mức 7%, ở kịch bản tích cực có thể lên 7,3 - 7,6%. Vì thế, việc cấp thêm hạn mức tín dụng để cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế sẽ một phần hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế vào những tháng cuối năm tích cực hơn.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh nhận xét điều hành chính sách tiền tệ nói chung và tín dụng nói riêng của NHNN thời gian gần đây khá linh hoạt, phù hợp với thực tiễn. Mấy tháng gần đây, các chuyên gia, DN đều cho rằng các hoạt động sản xuất đang dần phục hồi sau thời gian dịch Covid-19 nên đề xuất nới room tín dụng. NHNN đã có sự lắng nghe ý kiến từ thị trường, cũng như tiếng nói từ phía DN. Với mức lạm phát đang được kiểm soát tốt ở 4% cho cả năm nay thì việc tăng thêm tín dụng sẽ giúp các NH cho DN vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh là điều cần thiết.
(Theo Thanh niên)
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình luận