Coi thường pháp luật

Lượt xem: 1148 ||| Lượt thích: 0

 

 

 

 

mày biết tao là ai không ?!

(Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân của tác giả Đỗ Thanh Lâm)

Coi thường pháp luật

Tưởng chừng như thuật ngữ "coi thường pháp luật" thường chỉ dành cho những người ít học, thiếu hiểu biết, làm càn. Nhưng trên thực tế mình từng nghe nhiều sếp các công ty, cán bộ trong suy nghĩ cũng coi thường pháp luật, muốn thích làm gì thì làm, dựa vào mối quan hệ để xử lý vấn đề.. Có ông mới lên làm lãnh đạo, đòi dẹp phòng Pháp chế trong công ty vì cho rằng không cần thiết, pháp chế chỉ cần khi tranh chấp.

Nhiều ông thích làm theo ý mình hoặc lợi ích của mình, chỉ đạo cấp dưới làm những việc theo ý mình mà không biết có đúng hay không. Thành ra nhiều trường hợp (nhất là môi trường nhân viên không dám cãi, làm trái ý sếp mặc dù biết vô lý, không đúng) sau đó cả sếp lẫn nhân viên đều bị xử lý vì làm sai. Có nhiều người có thói quen xử lý công việc chỉ ỷ vào mối quan hệ mà không cần được tư vấn tường tận về mặt quy định, hoặc khi xảy ra chuyện có thể xử lý bằng mối quan hệ. Mà ở VN nhiều người làm trong môi trường nhà nước hoặc kinh doanh lại có suy nghĩ như vậy.

Trong khi đúng ra người nhà nước phải là coi trọng và chấp hành nghiêm pháp luật. Những năm gần đây khi việc thanh tra, xử lý, khởi tố nhiều cán bộ, doanh nhân diễn ra thì các cán bộ, doanh nhân mới chùn tay, cẩn trọng, coi trọng quy định hơn...tuy nhiên không phải cán bộ nào cũng được học hay nắm quy định, do đó cần bộ phận chuyên về pháp luật. Do đó ở nhiều nước, có chức danh luật sư công, tức luật sư làm cho nhà nước và được nhà nước trả thù lao. Ở VN thì chưa có.

Đó là phía cán bộ nhà nước, còn phía người dân, về cơ bản vẫn chưa được chú trọng. Người ta khi giao dịch không hiểu quy định, không bảo đảm điều kiện, coi trọng đầu tư hơn an toàn..tới khi xảy ra rủi ro mới đòi pháp luật bảo vệ. Mà pháp luật đa số trường hợp không tự động bảo vệ lợi ích của mỗi giao dịch, mỗi người. Mà tự mỗi người phải biết quy định để bảo vệ hay đòi được. Thậm chí để tới đích được công lý, phải chủ động và tốn rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc...nhiều trường hợp mình nghĩ vậy, muốn vậy nhưng pháp luật nó không đơn giản vậy...

Cũng phải nói thêm, một trong các lý do dẫn đến nhiều người chưa coi trọng pháp luật là do chế tài và việc thực thi pháp luật chưa nghiêm. Ví dụ nhỏ, vì sao trong nước người ta vô tư hút thuốc hay xả rác, ồn ào...nơi công cộng, nhưng khi qua một số nước lại không dám. Chỉ có thể giải thích họ hiểu pháp luật nơi đó nghiêm. Đó cũng là lý do vì sao khi có việc người dân các nước đó thường có luật sư riêng vì nếu không đúng hậu quả phải chịu nặng.

Về tổng thể, để đánh giá một đất nước, một xã hội, một nơi nào đó có có pháp luật hay không và pháp luật đó có tốt hay không, thì có thể thông qua xem rằng tất cả người, thành phần trong đó là coi thường hay coi trọng pháp luật.

(Theo Đỗ Thanh Lâm)

 

 

 

Khuyến cáo:

  • Bài viết KHÔNG PHẢI lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư - pháp lý chính xác 100%. Vui lòng xem qua Tuyên bố Miễn trừ trách nhiệm Nội dung của chúng tôi.

  • Bài viết có thể có thể bị trì hoãn, chưa cập nhật, bỏ sót hoặc thiếu chính xác tại thời điểm quý độc giả xem.

  • Chợ Đất cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả và nhiều nguồn minh bạch nhất có thể.

  • Quý Anh/Chị trước khi đầu tư - mua bán - giao dịch xin cân nhắc thật kỹ.

  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến thông tin được đăng tải trên bài viết (nếu có).

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.

 

 

 

Được tài trợ:

Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất

Dịch Vụ Quảng Cáo Bất Động Sản Uy Tín Hàng Đầu HomeHere.vn

 

[LIKE] Bài viết hay

 

Bài viết chưa đủ với bạn ? Hãy tìm kiếm !

 

Bình Luận