Tin người mua chủ đất mất trắng luôn lô đất thổ cư
Vì bán đất, nhiều hộ dân ở xã Cư Suê (Đắk Lắk) mang sổ đổ cho người mua tự làm thủ tục sang tên và đã mất sạch đất thổ cư.
(Ngoài ra bìa đỏ phần diện tích còn lại cũng bặt vô âm tín)
Thời gian vừa qua giá đất tại điểm nóng xã Cư Suê, , huyện Cư M’gar bất ngờ tăng vọt và người dân tại khu vực này đã thi nhau bán đất để lấy tiền trang trải cuộc sống cũng như tái đầu tư vào nơi khác.
Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết về pháp luật nên gần 10 hộ dân ở Buôn B’ Luốt bất ngờ mất trắng đất thổ cư mà không hề hay biết. Oái oăm hơn nữa có những hộ dân đưa sổ đỏ cho người mua làm thủ tục sang nhượng nhưng 2 năm nay chưa được nhận lại vì những người mua lấy lí do đang làm thủ tục hay trốn tránh.
Gia đình bà H’ Bluên Niê, trú tại Buôn Sút H’luốt, xã Cư Suê có 3 sào đất và được nhà nước cấp 400m thổ cư, tuy nhiên cách đây gần 2 năm bà có bán 1 sào đất (trong đó 260m2 đất thổ cư) với giá 590 triệu đồng cho một người ở TP Buôn Ma Thuột nhưng đến nay chưa lấy được bìa đỏ phần đất còn lại của gia đình.
Theo bà H’ Bluên Niê thì, sau khi chuyển nhượng gia đình bà đã đưa toàn bộ bìa đất cho người mua, sau khi giao dịch và tách bìa xong người mua đưa bìa về cho vợ chồng bà mới tá hỏa đất của gia đình bà không còn một mét vuông thổ cư mà chỉ còn lại 2 sào đất nông nghiệp.
“Khi chúng tôi nhận bìa về thì chỉ còn là đất nông nghiệp nên đã trả lại cho người mua và yêu cầu tách lại 160m2 cho gia đình tôi và kể từ đó cho tới nay người mua chưa đưa lại bìa nên gia đình tôi rất lo lắng”, bà H’ Bluên Niê cho hay.
Tương tự như bà H’ Bluên Niê gia đình bà H’ Luyên Niê cũng rơi vào hoàn cảnh như vậy khi gia đình bà đã bán 900m2 đất (trong đó có 300m2 thổ cư) cho một người ở TP Buôn Ma Thuột, tuy nhiên đã gần 2 năm nay người mua chưa tách bìa xong và hiện gia đình bà rất lo lắng không biết người mua đã làm gì với bìa đất của mình.
"Khi chúng tôi gặp bảo xong bìa chưa thì hứa này nọ hoặc bỏ chạy, quá trình mua bán họ soạn sẵn hợp đồng nên chúng tôi ký thôi và cũng không hiểu gì cả", bà H’ Luyên Niê cho hay.
Một trường hợp oái oăm nhất là gia đình ông Y Ti Niê, sau khi ông bán 900m2 đất cho một người ở TP Buôn Ma Thuột với giá 600 triệu đồng. Khi chưa làm xong thủ tục thì ông Y Tin qua đời để lại 4 đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn.
Ông Y B'láp Niê là em vợ của ông Y Tin Niê cho biết, việc mua bán đất này tôi hiều rất rõ, anh chị tôi bán đất cho 2 người tên Hải và Việt với gia 600 triệu đồng, tuy nhiên do ông Y Tin qua đời nên người mua mới chỉ trả được 400 triệu đồng còn 200 triệu đồng.
"Đáng nói ngoài việc chưa trả hết tiền thì bìa đất của gia đình anh chị tôi gần 3 năm nay giao cho người mua làm thủ tục sang nhượng nhưng cũng chưa được trả lại khiến 4 đứa cháu của tôi như ngồi trên đống lửa", ông Y B'láp Niê.
Theo tìm hiểu của PV Infonet thì ngoài 3 gia đình trên hiện tại trên địa bàn xã Cư Suê đang có nhiều gia đình như ngồi trên đống lửa vì lỡ đã bán đất nhưng lại mất hết đất thổ cư.
Người dân thiếu hiểu biết pháp luật, giao dịch không qua chính quyền
Hầu hết các gia đình nói trên khi giao dịch đất đai đều không thông qua địa phương nên những sự việc nói trên chính quyền địa phương không nắm được.
Trưởng Buôn Sút H’luốt cho biết khi sự việc vỡ lở chính quyền mới biết.
Bà H’Đàn Niê – Buôn trưởng Buôn Sút H’luốt cho biết bà rất buồn về việc này, khi người dân giao dịch đất bản thân bà và chính quyền Buôn Sút H’luốt không hề biết, khi sự việc vỡ ra thì chính quyền mới nắm được.
“Hiện có rất nhiều hộ dân nằm trong hoàn cảnh như trên và chúng tôi cũng mong muốn chính quyền xã, huyện nhanh chóng vào cuộc nhằm giúp bà con lấy lại bìa đỏ đồng thời trả lại công bằng cho người dân”, bà H’Đàn thông tin.
Còn ông Đặng Văn Hoan – Chủ tịch UBND xã Cư Suê thông tin, trong quá trình giao dịch đất đai người dân địa phương không hiểu biết về pháp luật cũng như chẳng tư vấn ai nên mới xảy ra hoàn cảnh oái oăm nêu trên.
Theo ông Hoan thì hầu hết trong thửa đất của bà con đang sử dụng mỗi hộ được nhà nước cấp 400m2 đất ở. Tuy nhiên lại không có định vị chỗ nào nên khi giao dịch đất đai người mua đã nhanh tay cắt hết đất thổ cư về cho mình và để lại đất nông nghiệp cho bà con.
“Khi họ giao dịch đất đai với nhau đều mang ra công chứng tư nên xã không hề biết gì cả, bây giờ mất hết đất thổ cư thì phải chờ huyện cho chỉ tiêu xuống mới làm thổ cư lại được và mọi việc xây dựng của người dân trên thửa đất nông nghiệp còn lại là trái quy định”, Ông Hoan cho biết.
Nói về việc xử lý như thế nào trước hoàn cảnh của các hộ dân nói trên ông Hoan cho rằng, đã yêu cầu chính quyền Buôn thống kê danh sách số lượng các hộ dân đồng thời hướng dẫn bà con làm đơn gửi lên chính quyền để có hướng giải quyết, nếu nghiêm trọng sẽ chuyển cho công an phối hợp xác minh làm rõ.
(Theo Cafeland)
Thương Thương
Vì một số người kg đọc kỹ hơp đồng mua bán kg biết đất thổ cư qtrong để đuoc ở và làm nhà . Nhiều người mua lợi dụng thiếu hiểu biết của dân và chủ quan lên để họ tự viết trong hợp đồng sang hết đất thổ cư cho bên bán . Trong khi nhà đang ở trở thành kg có đất thổ cư luân
Cuoc Song
Tại dân tín tưởng mới như thế
Anh Hoang Hon
Cuộc Sống Vất Vả nó đủ mánh khóe để lừa đảo. tiền lừa đảo của họ chỉ để mua hương hoa chôn cất con nhà nó thôi...nghiệp quật là có
Lê Thị Huyền
Điều này có gì lạ đâu
Tin người quá thì tự làm hại bản thân thôi
Tiền vàng ngân xuyến là vật BẤT LY THÂN RỒI
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận