Thị Trường Bất Động Sản Sẽ Thế Nào Sau Đợt Dịch Thứ 4
Thị Trường Bất Động Sản Sẽ Thế Nào Sau Dịch
Gần đây thấy trên nhiều diễn đàn về Bất Đông Sản đang xôn xao bàn tán về chủ đề “ Thị Trường Bất Động Sản Sẽ Thế Nào Sau Đợt Dịch Thứ 4”. Em cũng xin phép được đóng góp một bài viết nêu lên quan điểm, đánh giá của cá nhân về chủ đề trên.
Quan điểm đưa ra rằng “sau đại dịch thì Chính Phủ sẽ tiến hành bơm tiền vào nền kinh tế và khiến cho lạm phát tăng nên người dân sẽ tìm kênh trú ẩn mới nên BĐS sẽ sôi động và tăng giá” là một quan điểm mà gần đây e đọc được, nghe được và được nhiều người đồng tình. Tuy nhiên thì theo em là chỉ một yếu tố này chưa thể đánh giá được
Nền kinh tế của chúng ta có khoản 500 ngành nghề và BĐS là một ngành trong đó. BĐS là một ngành chu kỳ mà chu kỳ có nó gần như gắn với chu kỳ của nền kinh tế. Trong tầm nhìn trung và dài hạn thì gần như BĐS sẽ tăng trưởng quan điểm này của các nhà đầu tư lão luyện thì em cũng rất đồng tình. Những sau đại dịch chỉ dựa vào động thái lạm phát tăng hay lãi suất thì chưa đủ để đánh giá. Để đánh giá được tình trạng của thị trường BĐS sau đại dịch theo em cần phải phân tịch vĩ mô của nền kinh tế và phân tích từng khu vực riêng lẻ và từng phân khúc theo những checklist đặt ra. Mọi người hãy cùng xem phân tíhc của em và cho em xin những ý kiến của mọi người xuống bên dưới nhé!
PHÂN TÍCH:
Bất Động sản là một ngành kinh tế có chu kỳ, và chu kỳ của nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố từ các chu kỳ của nền kinh tế đến các chu kỳ của các yếu tố tác động khác. Để phân tích toàn bộ thì cần thời gian, cần phải tập hợp được những kiến thức, kinh nghiệm của những nhà đầu tư, chuyên gia như các anh chị trong cộng đồng. Ở phần này em sẽ nêu quan điểm phân tích ở một số yếu tố mà em đánh giá là cốt yếu tác động.
Sau đại dịch thì nền kinh tế của Việt Nam đang ở mức độ là đáng báo động khi đình trệ sản xuất và thực hiện giãn cách một thời gian khá dài. Biểu hiện cụ thể là rất nhiều doanh nghiệp có sức khoẻ yếu đã phải đóng cửa. Vậy nền sau đại dịch át sẽ có một cú hích mạnh để kích thích nền kinh tế. Việc kích thích này sẽ diễn ra trên diện rộng và với nhiều hình thái khác nhau như bơm tiền, hạ lãi suất cho vay kích thích đầu tư kinh doanh và đáng đề cập chính là sẽ có nhiều chính sách thuận lợi được đưa ra.
1) Sự kích thích phát triển đầu tiên sẽ tác động vào nhóm ngành sản xuất, các ngành công nghiệp nặng và các ngành mũi nhọn, có vốn FDI. Bên cạnh việc kích thích sự phát triển của ngành này thì một yêu cầu đặt ra chính là kích cầu nguồn ra cho các ngành này và đó có thể là các gói cứu trợ hay các gói kích cầu. Sự phục hồi của nhóm ngành này sẽ dẫn đến sự phục hồi và phát triển của phần khúc BĐS công nghiệp và phân khúc bđs dòng tiền ( cụ thể là bđs cho thuê phan khúc dưới 4tr)
2) Khi kích thích nền kinh tế phát triển thì công cụ thường dùng đó là CP sẽ bơm tiền và và các chính sách giảm lãi suất cho vay tung ra ( điểm này trùng với phân tích của nhiều NĐT đang bàn tán). Tuy nhiên thì sau cú sốc của đại dịch việc sử dụng đòn bẫy chắc hẳn sẽ bị siết chặt hơn khiến cho việc tiếp cận vốn tưởng chừng dễ những thực chất vẫn là sân chơi của các tay lớn có sản nguồn lực gốc để sử dụng đòn bẫy . Yếu tố này theo em là cực kỳ quan trọng vì chính nó là là rào cản để thị trường BĐS chưa thể sôi động ngay, bởi để một thị trường sôi động cho dù là bong bóng thì cũng cần phải có một tập hợp nhiều NĐT lớn và nhỏ lẻ cùng gộp sức đẩy. Nhưng nguồn vốn đòn bẫy từ ngân hàng gia đoạn này sẽ kén các NĐT nhỏ lẻ.
3) Đại dịch đi qua không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước mà các hoạt động về giao thương quốc tế cũng ảnh hưởng trầm trọng. Các cảng hàng hoá, giao thương đóng băng. Vấn đề này không chỉ là của nước mình mà còn là vấn đề chung, việc đẩy nhanh các hoạt động thường mại quốc tế là điều chắc chắn xảy ra. Điều này càng là tiền đề thuận lợi bổ sung cho ý đầu
4) Về tâm lý thị trường thì người Việt ngoài những NĐT ra thì phân khúc có tiền cũng chặc tuổi 30 họ dành dụm từ các ngành khác nên khi vào thị trường BĐS thường mang theo tâm lý Ăn chắc vậy nên ở thời điểm hết dịch họ cũng sẽ cân nhắc nheiefu rủi ro. Đa số những NĐT theo trường phái đánh bác thì khả năng cao sẽ bị dẫn dắt bởi các “Cò Đất” và bởi tâm lý làm giàu nhanh tạo nên cục diện bong bóng ở một số vùng.
KẾT LUẬN:
Qua những phân tích trên thì theo góc nhìn của em về thị trường BĐS trong thời gian tới về ngắn hạn (< 1 năm) sẽ chưa thể nhộn nhiệp ngay theo quy mô toàn thị trường những vẫn sẽ có một vài điểm nóng do các NĐT có sức khoẻ tốt vẫn đang ấp ủ từ trước dịch.
Về dài hơn thì các phân khúc về bất động sản công nghiệp, bất động sản mang về dòng tiền sẽ là những phân khúc có sự phục hồi rõ nét tiếp theo
Còn về trung và dài hạn thì em vẫn ủng hộ quan điểm Bất đọng sản luôn tăng giá trị về dài.
--------------------------------------------------------
Cảm ơn mọi người đã đọc những nhận định, đánh giá của em. Mọi người hãy comment ý kiến của mọi người xuống bên dưới nhé!
(Theo Phan Đại)
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận