Doanh nghiệp bất động sản sau dịch nên làm gì ?
LỐI ĐI NÀO CHO DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN SAU DỊCH ?!
-------------
(Bài viết chia sẻ của tác giả Việt Thiên Đoàn)
----------
"Muốn đi nhanh thì đi 1 mình, muốn đi xa thì đi cùng đồng đội".
Câu này đúng với hoàn cảnh lúc này luôn đấy. Với những anh chị chủ doanh nghiệp đang có tâm lý hoang mang thì giờ phải xác định rõ mình muốn gì, xác định trên phương diện cá nhân thôi mới rõ ràng rành mạch được.
Khi biết thực chất mình muốn gì thì sẽ chọn được con đường đi 1 mình ( cùng 1 ít người, bỏ đi làm lại) hay cùng đồng đội (giữ lại nhiều người, gồng lỗ tiếp).
Nếu bản thân anh chị và doanh nghiệp ko bị ảnh hưởng nhiều vào lúc này thì cũng phải lựa chọn - chủ động lựa chọn, chứ ko hẳn phải đợi Doanh nghiệp gặp khủng hoảng mới ngồi để tính, hay không biết sắp tới phải làm như thế nào.
Bạn có đủ ngân sách để gồng gánh khi lo cho cả hệ thống đông người phải đi chậm/ thậm chí dừng lại nghỉ ngơi lúc này ko ? Nếu gồng thì có gồng đến cùng không hay chỉ được 1-2 tháng nữa lại gãy gánh giữa đường.
Nếu bạn đã thâm nợ, thì rõ ràng cách tốt nhất là lựa chọn đi 1 mình để đến ngày thoát nợ sớm nhất.
Thậm chí coi lại túi tiền mình còn ít quá, hay nợ khó đòi chưa biết ngày về thì cũng phải tính phương án xấu nhất. Phải ngoi lên mặt đất trước, chỉ có nhẹ - gọn - linh hoạt mới giúp bạn đi nhanh. Cứ đi 1 mình thêm 1 thời gian, rồi xây dựng lại đội ngũ sau khi đủ sức mạnh, lỳ đòn hơn.
Nào, yên tâm đi 1 mình (hoặc cùng vài người) nhé !
Không hẳn phải đông nhân viên kinh doanh thì chúng ta mới kiếm được tiền, phải ko nào? Hay đông nhân viên thì Công ty mới hoành tráng (1 số anh chị cũng bị rơi vào bẫy cảm xúc này dù ko có năng lực thu hút và giữ chân nhân sự).
Tôi cũng tròn 10 năm với nghề, tôi khẳng định chỉ có đầu tư mới giúp chúng ta có tiền dư. Có hệ thống bán hàng thì sẽ giúp ta tiếp xúc được nhiều cơ hội, cảm nhận được đúng nhất về hơi thở của thị trường.
Đội ngũ bán hàng cũng giúp cũng giúp chúng ta tự tin hơn trong việc ra quyết định đầu tư. Có chăng, một số doanh nghiệp môi giới kiếm được tiền từ việc môi giới là do năng lực bán hàng và quản trị của họ quá tốt (tốt hơn mức trung bình của thị trường). Nhưng đa số doanh nghiệp thuần môi giới không thể cân đối nỗi thu chi, tiền phí về chậm là đứt mạch ngay, còn tiền về nhiều thì các Sếp vung ra mua sắm siêu xe, ít lo tiết kiệm đầu tư.
Thế nhưng, nếu chộp cơ hội, vận dụng sức mạnh của hệ thống bán hàng, Cty môi giới linh hoạt đầu tư trên chính sản phẩm mình bán, hay ăn theo dự án thì sẽ kiếm được rất nhiều tiền mà lại không bị chôn vốn. Tiền đến từ đây, nhưng không phải doanh chủ nào cũng có đủ kinh nghiệm để chớp cơ hội, doanh chủ còn non tơ quá thì sợ này..sợ nọ...muốn cầm tiền trong túi sướng hơn. Vì thế, sau vài năm mở Doanh nghiệp đến bây giờ lại rơi vào tình trạng hoảng loạn. Nhìn xem những anh chị chủ doanh nghiệp môi giới đã tận dụng cơ hội đầu tư và kiếm được tiền, giờ họ đang bình tĩnh tìm cơ hội tiếp theo, họ như con sư tử đang rình mồi.
Cũng có týp người "cố đấm ăn xôi". Đó là những người tự coi mình như đang lở leo lên lưng cọp. Vì sao thế ? Vì họ tiếc rằng họ đã không cắt giảm sớm, giá như cắt giảm sớm hay cơ cấu lại công ty thì đâu có mất vài tỷ trong mấy tháng qua. Họ xót xa mỗi ngày, dằn vặt..khiến cho họ mất lý trí, họ không bình tâm suy xét, phán đoán và đưa ra tình huống giả định để đặt mình vào. Họ chỉ đặt ra mục tiêu gồng hết đợt giãn cách lần 1 mà ko nghĩ có những lần sau, họ luôn rơi vào tình cảnh "tiếc vì mất" hơn là tính phương án A, B, C rồi tuân thủ nghiêm khắc để đưa ra quyết định. Có lẽ giờ cũng đã muộn rồi để bỏ gói xôi này, thương tích đầy mình rồi.
HÃY RŨ BỎ
Trước hết tôi muốn giúp anh chị trút bầu tâm sự. Anh chị có đang nghĩ:
- lúc này mà cắt giảm nhân sự thì họ sống bằng gì, mình có bạc bẽo quá ko ?
- lúc này mà cắt giảm lương thì nhân sự sẽ nhảy việc, ngoài kia rất nhiều chỗ đối thủ đang săn đón.
- anh em đi cùng mình lâu nay, anh em tin tưởng mình, sao mình nở cắt ai - giữ ai.
- mới mở Công ty mà, chưa gì đã phải đóng cửa sao ? Ê chề quá.
- mới mở thêm văn phòng mới, setup 1 mớ tiền, "bỏ thì thương, vương thì tội".
- dịch này ai cũng vậy, đâu chỉ có riêng mình, cố gắng thôi, hết dịch tính tiếp.
- mình đã lở gồng mấy tháng nay rồi, ráng 1 chút nữa thôi, hết dịch ráng làm 1 tháng là thu lại ngay thôi.
- mình đã lở gồng mấy tháng nay rồi, giờ mà cắt bỏ là uổng phí mấy tháng qua (đây là cảm giác tiếc cái đã mất)
- giờ mà cắt là mất mặt lắm, chưa kể sau này gầy dựng lại lại cũng khó, mà có khi nhụt chí.
- ...
- ....
Tôi đang cứa vào nỗi đau, nỗi trăn trở của anh chị chủ doanh nghiệp đấy. Có anh chị nào bị nhói 2 nhát trở lên ko ? Tôi cá rằng, đâu đó những điều trên là vật cản trong quyết định của anh chị, tôi cũng vậy thôi. Đa số chủ doanh nghiệp là người tốt, nặng tình nặng nghĩa với anh em mà.
Mà này,
Anh chị hay Tôi gồng qua đại dịch này có phải đã là thành công chưa ? Đó có phải là mục đích lâu dài của chúng ta ? Không, đó là là mục tiêu trước mắt. Vậy rồi sao nữa ? Cái đích đến lâu dài của DN anh chị là gì ? Anh chị còn nhớ ko ? Nếu vì đang lúng túng mà bỗng quên đi mất, thì ngay bây giờ hãy thức tỉnh đi.
Nếu xem đại dịch lần này như căn bệnh Ung thư, mà DN chúng ta đang bị mắc phải. Thì dù ở giai đoạn nào đi nữa, chữa bệnh là công việc quan trọng, hoặc chấp nhận sống chung với bệnh càng lâu càng tốt (dù biết ngày chết sắp đến gần). Đây là Doanh nghiệp chứ ko phải là tính mạng. Con người chết là hết, DN chết là tồn lại cục nợ lớn, tồn lại nỗi đau dai dẳng. Nên, DN chỉ có thể lựa chọn phương án Chữa dứt điểm càng sớm càng tốt. Không thể sống chung với căn bệnh này. Phải làm gì đó để DN chúng ta đứng ngoài căn bệnh này.
Anh chị nghĩ nhân viên anh chị họ cũng sẽ hiểu và ủng hộ anh chị ko ? Đâu đó tôi vẫn thấy nhiều anh chị nhân viên đang chia sẻ tự nguyện xin giảm lương, ko nhận lương cơ mà. Biết đâu đây là dịp để tạo cơ hội mới cho tất cả mọi người. Có nợ nhau thì sau này thành công sẽ trả cho nhau.
Kinh doanh. Kiếm tiền. Làm người tốt. Sống cuộc sống hạnh phúc. Còn cả vài chục năm cho sự nghiệp này cơ mà.
GIẢI PHÁP CHI PHÍ
Hãy thử xây dựng lương theo quy tắc 3P ( hãy tìm hiểu trên internet về quy tắc này nếu anh chị chưa biết đến). Điểm mạnh của 3P là công bằng và rất hiệu quả đối với Cty môi giới BĐS. Giúp chủ doanh nghiệp thanh thản đầu óc hơn để tập trung cho việc phát triển doanh nghiệp.
Hãy thay thế những bộ phận/ nhân sự cố định chưa thật sự cần thiết thành sử dụng các dịch vụ liên kết bên ngoài. Tôi tin chắc điều này sẽ hiệu quả hơn lẫn tiết kiệm hơn.
Hoặc thử cách của tôi đang áp dụng xem nhé:
2 năm trước khi thấy khối lượng công việc bộ phận hành chánh không cần phải làm đến 6 ngày/tuần.
Tôi đã cắt giảm xuống còn 5 ngày/ tuần cho bộ phận hành chánh.
Không chỉ vậy, vì văn phòng tôi ở Cộng Hòa nên giờ cao điểm rất kẹt xe, tôi đã thay đổi giờ làm từ 9h00 đến 16h00 ( trước đây là 8h00 đến 17h30), ban đầu tôi chỉ đổi bộ phận hành chánh, sau đó tôi đổi luôn cho toàn Cty.
Anh chị thấy đó, chỉ làm việc tính ra có 6h/ngày tại Cty (trừ 1h nghỉ ăn trưa).
Nhưng tôi thấy vẫn đảm bảo công việc lắm chứ. Đặc biệt, tôi thấy điều này khiến nhân viên khá hài lòng. Họ sẵn sàng làm hết việc chứ ko hết giờ.
Bộ phận kinh doanh thì có thể họ đã làm việc từ 7h sáng (đi cafe với khách hàng) hoặc đến tận 22h (đi thăm khách hàng hay đi nhậu với khách, bạn bè liên kết).
Tôi lại thấy 1 điểm đặc sắc trong bảng tính lương là ưu thế trong tuyển dụng: số tiền lương/ giờ làm việc cao hơn 30% lận đấy.
Tôi vẫn ko giảm tiền lương tháng mà lại tăng được lương giờ.
Hay thêm 1 cách khác, khi tôi tham gia điều hành nhiều công ty hơn, tôi bắt đầu phân thân 1 nhân sự ra làm ở 2 công ty, hoặc hơn nữa.
Tôi làm cách nào ư ? Tôi thấy 1 số nhân sự không cần thường trực tại Công ty, hoặc 1 tuần chỉ cần 2 ngày làm việc, hoặc 1 ngày chỉ cần lên Cty 1 buổi thôi.
Tôi bố trí cũng như tuyển dụng mới những nhân sự làm việc 3h/ngày, 3 ngày/tuần. Tôi vừa có thể sử dụng nhân sự đó cho nhiều Cty của tôi.
Hoặc tạo điều kiện cho họ làm DN riêng của họ, họ cũng có thể làm thêm 1 Job ở Cty khác có nhu cầu giống tôi.
Nếu anh chị có thể gạt bỏ hết những " nỗi sợ nhỏ đang suy nghĩ trong đầu" về hiệu quả sử dụng nhân sự này thì biết đâu sẽ cùng tạo ra 1 môi trường chung cho nhân sự đó thể hiện năng lực bản thân.
Nhớ điều này, hãy tự tính toán cân đối và chịu trách nhiệm cho quyết định của anh chị nhé. Tôi chỉ nói về ví dụ mô hình của mình thôi.
Dũng cảm cắt bỏ những chi phí không cần thiết ngay lập tức. Tiếc 1 số chi phí setup văn phòng mới mà đánh đu thì tôi không biết đến bao giờ.
Hãy sử dụng tối đa nguồn lực đang có và thoát khỏi vùng nguy hiểm trước mắt.
HÃY ĐỐI MẶT. VƯỢT QUA.
Chỉ lo co cụm thôi sao, Tôi muốn chiến đấu cùng với doanh nghiệp mình, đây là cơ hội mà tôi muốn nắm lấy !
OK, giải pháp đây !
Phân tán mở rộng thị trường khắp các vùng miền (mở văn phòng giao dịch, chi nhánh ở các tỉnh) hiện nay còn nhiều tỉnh vẫn giao dịch được đấy. Và nhiều dự án BĐS cũng đang phát triển ở hầu hết các tỉnh thành chứ ko tập trung vào những thành phố lớn như trước đây nữa. Nếu anh chị đang thấy rào cản địa lý đang bóp chết DN của anh chị thì đây là 1 giải pháp không tồi.
Chưa nói nguồn sản phẩm đa dạng, tiếp cận khách hàng có nhiều cơ hội, NĐT ở khắp nơi. Với công nghệ bán hàng không khoảng cách càng ngày càng tân tiến, phương tiện di chuyển chi phí rẻ và tần suất mở chuyến bay dày đặc rồi thì chúng ta thậm chí có thể trực tiếp đi khắp các miền trong 1 ngày.
Khi có chiến dịch bán hàng thì huy động sales mọi miền triển khai gom khách giới thiệu dự án chắc chắn hiệu quả cao hơn chứ, đúng không ?
Không hẳn vì dịch bệnh, vì áp lực chi phí mới khiến chủ doanh nghiệp Stress lúc này đâu. Nhìn mấy chục anh em sales, tất cả hệ thống nhân sự rẹo rã, thất nghiệp, WFH ko hiệu quả, có dấu hiệu nản chí...cũng làm cho chủ doanh nghiệp Stress lắm. Vậy nên đây có lẽ là giải pháp để luôn có việc để làm.
Chuyển đổi số ngay bây giờ nếu DN anh chị chưa thực hiện, thực ra tôi cũng chưa thực hiện (tôi đang thực hiện). Tôi nghĩ rằng việc này ko có lý do để chần chừ thêm nữa (ngoài ko có tiền), mà nếu là lý do tiền bạc thì anh chị cũng nên suy nghĩ lại lựa chọn tiếp tục chiến đấu của mình. Tôi đã thấy được rằng, việc chuyển đổi số sẽ giúp tôi đánh đổi được chi phí nhân sự, tiết giảm bộ phận.. (sai lầm của tôi là tôi nghĩ chỉ chuyển đổi số khi công ty to và đông nhân sự).
SÁP NHẬP. TẠI SAO KHÔNG ?
Đây là giải pháp mạnh, nhưng giảm phần đau thương. Hãy xét lại đi, tại sao anh chị đang rơi vào hoàn cảnh rối như tơ vò này. Nhìn nhận thực tế là do thiếu năng lực, tiền của, trí tuệ, bản lĩnh.
Anh chị chủ doanh nghiệp là những người tài giỏi, nhưng ko phải giỏi tất cả, có lẽ giỏi bán hàng nên ra DN riêng là đa số. Thử nghĩ xem, 1 mình anh chị đã giỏi rồi, hợp lực với nhiều người tài giỏi nữa, cùng xây dựng một doanh nghiệp lớn có phải dễ dàng hơn không ?
Ai cũng muốn làm số 1 thị trường, tốp đầu trong ngành tại khu vực, nhưng giờ đang phải đối mặt với thách thức này thì sắp rệu rã rồi. Rõ ràng a chị đang nghĩ, vượt qua thách thức này sẽ là con đường rộng mở. Tại sao phải vượt thách thức 1 mình ? Tại sao ko cùng những anh em chủ doanh nghiệp khác tạo nên sức mạnh lớn hơn. Đứng trên vai người khổng lồ cũng tốt, đồng hành với đàn kiến cũng tốt. Một mình làm thì liệu có thể lớn mạnh như anh chị mong muốn không ? Bao nhiêu DN sẽ thất bại, bỏ cuộc sắp tới. Còn sống là còn cơ hội, cùng nhau bổ trợ những thế mạnh của nhau để cùng phát triển, cùng ăn miếng bánh lớn hơn.
Hãy kiếm tiền từ việc đầu tư cùng hệ thống mới, hợp lực với nhiều anh tài hơn, mỗi người 1 tay cùng nhau kiếm tiền, sắp tới có rất nhiều cơ hội để đầu tư, anh chị sẽ ko thể làm 1 mình được. Sáp nhập rõ ràng sẽ giúp anh chị có đủ thời gian và tâm trí cho việc tăng trưởng tài sản cho riêng mình, hơn là all in ở 1 Cty nhỏ hảo danh. Sau này giàu có, mạnh khỏe hơn thì gây dựng bao nhiêu sự nghiệp riêng cũng dễ dàng hơn.
QUA CƠN BĨ CỰC - ĐẾN NGÀY THÁI LAI
Tôi đánh giá thị trường BĐS trong vài năm tới sẽ còn rất nhiều cơ hội. Cơ hội dành cho những ai luôn tìm giải pháp để bắt lấy.
Khó khăn do Covid 19, thách thức trước mắt cũng rất nhiều, cần 1 khoảng thời gian để phục hồi. Cái kết có hậu ở cuối con đường, mong anh chị đừng bỏ cuộc, đừng bỏ nghề. Tôi cũng vậy.
Một lần nữa phải tự đánh giá sức khỏe doanh nghiệp của mình để lựa chọn sáng suốt và kịp thời.
-----
(Xin lượng thứ vì viết dài quá,
Cảm ơn vì anh chị đã đọc
Hi vọng bài viết bổ ích & thú vị)(Bài tiếp theo Việt sẽ viết về các thị trường có cơ hội - bài viết dành cho NĐT cá nhân và AE môi giới)
(Theo Việt Thiên Đoàn)
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.
|
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
Bình Luận